PDA

View Full Version : Khủng hoảng tài chính tại ĐH. Harvard: V́ sao đại học giàu nhất thế giới lại phải đi vay nợ?


nguoiduatinabc
04-21-2025, 01:43
Đại học Harvard, từng được coi là biểu tượng của sự vững mạnh tài chính trong giáo dục đại học hiện lại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản chưa từng có.

Harvard là trường đại học sở hữu quỹ hiến tặng lớn nhất thế giới với 53,2 tỷ đô, trường vẫn phải vay tới 1,2 tỷ đô chỉ trong hai tháng đầu năm 2025.

Những tranh căi gần đây giữa đại học này với chính quyền Trump, vấn đề tài chính của họ một lần nữa tiếp tục được mang ra phân tích khi bị cắt đi 2,2 tỷ đô tài trợ từ chính phủ, qua đó phơi bày những điểm yếu nghiêm trọng trong mô h́nh tài chính của các đại học tinh hoa tại Mỹ.

Cơ chế hoạt động của quỹ hiến tặng: số tiền lớn nhưng thanh khoản thấp, có tiền nhưng không tự do sử dụng

Mặc dù có giá trị lên tới hơn 50 tỷ đô la, tuy nhiên quỹ hiến tặng của Harvard không thể dùng như một nguồn vốn lưu động tự do sử dụng. Hơn 80% trong số tiền đó là nguồn quỹ bị ràng buộc, tức là chỉ được dùng cho các mục đích cụ thể do nhà tài trợ quy định như học bổng, các chương tŕnh nghiên cứu hay lương cho giáo sư,… Nhà trường không thể tự ư chuyển các khoản tiền này sang ù đắp cho chi phí vận hành.

Thí dụ, một nguồn tài trợ cho Harvard để làm các nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu sẽ không thể được dùng để trả chi phí an ninh hay lương cho giảng viên. Thông tin từ CNN cho biết hiện chỉ khoảng 9,6 tỷ đô là không bị ràng buộc. Đồng thời, phần lớn trong số tiền c̣n lại này lại đang nằm trong các khoản đầu tư kém thanh khoản như quỹ đầu tư tư nhân, quỹ dự pḥng và các bất động sản.

Đơn vị giám sát quỹ tài trợ của trường là Harvard Management Company (HMC) từ lâu đă chọn cách ưu tiên đầu tư các tài sản thay thế để theo đuổi lợi nhuận cao hơn. Đến năm 2023, chỉ 11% danh mục đầu tư của trường là cổ phiếu niêm yết, c̣n lại 70% nằm ở các khoản đầu tư khó chuyển nhanh thành tiền mặt.

Điều này từng khiến Harvard lao đao năm 2008 khi quỹ hiến tặng mất 30% giá trị và trường phải vay gấp 2,5 tỷ đô. Năm 2025, với tổng nợ 8,2 tỷ đô, trường lại rơi vào t́nh thế tương tự: các cam kết đầu tư chưa giải ngân chiếm tới 60% tài sản có tính thanh khoản, cao hơn nhiều so với Đại học Yale vốn chỉ chiếm 44%.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2516248&stc=1&d=1745199829

Khủng hoảng tài trợ từ chính phủ: Mất 2,2 tỷ đô

Tới đầu tháng 4 năm nay, chính quyền Trump đă đóng băng số tiền 2,2 tỷ đô tài trợ dài hạn nhiều năm và 60 triệu đô hợp đồng nghiên cứu sau khi Harvard từ chối các yêu cầu về thay đổi chính sách đa dạng, quy định tuyển sinh và xử lư biểu t́nh. Các khoản tài trợ này chiếm tới 37% trong tổng số 6,9 tỷ đô ngân sách hoạt động năm 2024 của trường, với 600 triệu đô trong đó là quỹ tài trợ cho các nghiên cứu y học, kỹ thuật và chính sách công. Điều này ngay lập tức tác động nặng nề tới các chương tŕnh nghiên cứu và đào tạo sau đại học, khiến trường Y Harvard phải ngừng ngay việc tuyển dụng và tăng cường sa thải.

Mặc dù nhiều ư kiến cho rằng Harvard nên dùng quỹ hiến tặng để bù đắp cho khó khăn tài chính hiện tại nhưng thực tế cấu trúc quỹ không cho phép thực hiện điều đó. Ngay cả phần quỹ không bị ràng buộc cũng chủ yếu là tài sản kém thanh khoản và hiện chỉ có 25% quỹ tài trợ là tiền mặt hoặc chứng khoán có thể bán được. Để bù khoản thiếu hụt 2,2 tỷ đô, Harvard phải bán tháo tới 23% danh mục đầu tư dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Một điều dễ thấy, việc này có thể gây lỗ lớn và tạo nên những tác động tài chính dài hạn cho trường.

Do đó, Harvard buộc phải phát hành trái phiếu để t́m cách tháo gỡ. Và không chỉ Harvard mà nhiều trường đại học Elite khác của Mỹ, điển h́nh như Princeton gần đây cũng phải tuyên bố phát hành trái phiếu để bù đắp khoảng thiếu hụt 320 triệu đô.
Vay nợ và rủi ro tài chính gia tăng.

Nợ của Harvard đă tăng 32% chỉ trong hai năm, lên 8,2 tỷ đô sau các đợt phát hành trái phiếu năm 2025. Khác với khủng hoảng năm 2008, lần này trường vay để chi tiêu vận hành chứ không phải xây dựng cơ sở vật chất như 7 năm trước, dấu hiệu rơ ràng cho thấy doanh thu hoạt động không hề đủ để bù đắp cho phi phí. Bài toán c̣n khó khăn hơn khi chi phí lăi vay hiện đang ngày càng tăng. Năm 2024 vừa rồi, Harvard đă phải trả 294 triệu đô tiền lăi, chiếm 4,2% ngân sách của trường.

Trong quá tŕnh t́m cách xoay sở, Harvard hồi đầu năm đă tận dụng lăi suất trái phiếu chính phủ thấp để vay dài hạn trái phiếu kỳ hạn 30 năm với mức lăi suất 4%. Tuy nhiên, chiến lược này chỉ hiệu quả nếu nguồn tài trợ từ chính phủ ổn định và quỹ hiến tặng tiếp tục sinh lời. Hiện chính quyền Trump đang dọa thu hồi chính sách miễn thuế cho trường.

Đồng thời khoản hoàn trả chi phí gián tiếp của NIH (một phần tài trợ dành cho các tổ chức nghiên cứu để bù đắp các chi phí không trực tiếp liên quan đến dự án nghiên cứu) đang được đề xuất ở mức 15% có thể khiến ngân sách nghiên cứu hàng năm của trường bị mất thêm 150 triệu đô. Nếu các chính sách siết chặt tài trợ tiếp tục, Harvard sẽ càng khó xoay sở.

Bóng ma khủng hoảng 2008 có lặp lại?

Khủng hoảng hiện tại mà Harvard đang đối mặt được đánh giá là rất giống năm 2008-2009, khi Harvard đầu tư quá nhiều vào tài sản kém thanh khoản và phải vay nợ khẩn cấp. Dù đă cải tổ, danh mục đầu tư của trường vẫn chứa nhiều rủi ro. Khi thị trường biến động, Harvard lại rơi vào thế bị động.

Hồi năm 2023, ban lănh đạo Harvard từng nhấn mạnh rằng chiến lược đầu tư của họ “an toàn hơn các trường khác”, nhưng thực tế mức độ rủi ro vẫn được đánh giá là rất cao. Ngay cả khi chiến thuật tăng cường dùng đ̣n bẩy được tính toán cẩn thận bởi Tập đoàn Harvard cũng không đủ để bù đắp tác động kép của việc cắt giảm tài trợ liên bang và biến động của thị trường.

Thêm vào đó, nhiều ư kiến đánh giá vấn đề quản trị nội bộ của Harvard cũng đang gặp vấn đề. Điển h́nh là việc ưu tiên xây dựng các dự án lớn như khu phức hợp khoa học Allston đă tiếp tục gia tăng áp lực cho nguồn thanh khoản vốn dĩ đă rất mỏng manh.