Log in

View Full Version : Chàng trai tẻ tuổi kiếm hơn 70 tỷ đồng nhờ "viết chữ" trong 7 năm


nguoiduatinabc
04-22-2025, 00:47
Từ khi học thư pháp lúc 5 tuổi, anh không chỉ biến đam mê thành nghề mà c̣n cùng gia đ́nh trả hết khoản nợ 2.000 vạn tệ (khoảng 70 tỷ đồng) trong 7 năm. Đồng thời mở không gian nghệ thuật quảng bá thư pháp.

“Viết chữ có nuôi sống được không?” – câu hỏi này từng theo suốt tuổi thơ của Trần Chiêu, chàng trai 31 tuổi đến từ Vũ Hán, Trung Quốc. Từ khi học thư pháp lúc 5 tuổi, anh không chỉ biến đam mê thành nghề mà c̣n cùng gia đ́nh trả hết khoản nợ 2.000 vạn tệ (khoảng 70 tỷ đồng) trong 7 năm, đồng thời mở không gian nghệ thuật quảng bá thư pháp.

Trần Chiêu sinh ra ở phố Hán Chính, nơi cha mẹ anh từ bán hàng rong xây dựng nhà máy may 200 công nhân. Dù được học thư pháp từ nhỏ để rèn tính, anh bị bố mẹ phản đối khi chọn theo đuổi nghề này v́ cho rằng “không có tương lai”. Bất chấp, anh thi đỗ chuyên ngành thư pháp tại Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc năm 2016 và khởi nghiệp với studio dạy viết chữ.

Ban đầu khó khăn, Trần Chiêu mất gần 2 tháng mới có học viên đầu tiên. Nhờ kiên tŕ, anh đào tạo thành công và dần thu hút hơn 60 học viên sau 5 tháng, kiếm được “thùng vàng” đầu tiên. Tuy nhiên, studio gặp bế tắc sau một năm. Trong chuyến đi Pháp, anh phát hiện thư pháp được yêu thích, từ đó dạy học tại đây.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2516538&stc=1&d=1745282844

Cuối 2017, khi nhà máy gia đ́nh phá sản với khoản nợ 2.000 vạn tệ, Trần Chiêu về nước, mở rộng studio, tăng học phí và thu hút 300 học viên trong một năm. Một ḿnh dạy từ 8h sáng đến 21h tối, anh kiệt sức, mắc chứng giăn tĩnh mạch, giọng khản đặc. Dù bạn bè lo lắng, anh vẫn kiên tŕ.

Để tăng thu nhập, anh ra mắt khóa học online, làm tự media, bán văn pḥng phẩm (một mẫu bút lông bán được hàng vạn chiếc) và mở không gian thư pháp – trà đạo 1.000m2 năm 2022. Dù gặp khó khăn do thị trường biến động, đến tháng 9/2024, anh trả hết nợ. Giờ đây, cha mẹ ủng hộ anh theo đuổi thư pháp.

Trần Chiêu giới hạn lớp học 20 người, nhấn mạnh: “Tôi dạy không chỉ để kiếm tiền, mà để t́m người cùng đam mê, cùng tiến bộ".