PDA

View Full Version : Hiệu ứng chống Tổng thống Trump - Xu hướng mới trong các cuộc bầu cử toàn cầu


Romano
05-05-2025, 07:22
Tại Canada và Australia, các đảng cánh hữu sao chép chiến lược MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) đă bị cử tri quay lưng. Ở những nơi khác, Tổng thống Donald Trump đang tạo ra tác động phức tạp hơn.Theo tờ New York Times ngày 4/5, Tổng thống Trump đang định h́nh nền chính trị toàn cầu, tác động đến nhiều cuộc bầu cử dù không phải lúc nào kết quả cũng theo ư ông.

Trong các cuộc bầu cử quan trọng tại Canada và Australia trong hai tuần qua, các đảng trung dung đă hồi sinh vận mệnh chính trị của ḿnh, trong khi các đảng sao chép chiến lược MAGA lại thất thế.

Ông Trump mới trở lại cầm quyền được ba tháng, nhưng các chính sách của ông từ việc áp thuế đến phá vỡ các liên minh đă lan rộng và tạo thành những trận chiến chính trị tại nhiều quốc gia.

Dù c̣n quá sớm để khẳng định rằng lực lượng phản đối ông Trump đang trỗi dậy trên toàn cầu, nhưng rơ ràng là cử tri có nghĩ tới ông Trump khi đưa ra lựa chọn.

Canada và Australia

Canada và Australia có nhiều điểm tương đồng: hệ thống chính trị, ngành công nghiệp khai khoáng lớn, cùng chung nguyên thủ là Vua Charles. Giờ đây, họ c̣n có chung một câu chuyện chính trị đáng chú ư.

Tại cả hai quốc gia này, trước khi ông Trump nhậm chức, các đảng cầm quyền trung tả đều đang trong t́nh trạng yếu thế và tưởng chừng sắp mất quyền lực. Các đảng bảo thủ dẫn đầu các cuộc thăm ḍ và lănh đạo có khuynh hướng ngả theo chính trị kiểu Trump cả về phong cách lẫn nội dung.

Chỉ vài tuần sau khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, kịch bản chính trị tại Canada và Australia đều đảo ngược theo cùng một cách: các chính phủ trung tả đang cầm quyền vươn lên trước phe đối lập bảo thủ và giành chiến thắng. Không chỉ thất cử, lănh đạo của các đảng bảo thủ c̣n mất luôn ghế tại quốc hội.

Thủ tướng Canada, ông Mark Carney, vận động tranh cử với thông điệp phản đối Tổng thống Trump rơ ràng, đặt mối đe dọa từ Tổng thống Mỹ vào trung tâm chiến dịch. Lănh đạo Australia, ông Anthony Albanese, th́ không làm như vậy. Nhưng cả hai đều hưởng lợi từ “hiệu ứng chống Trump”.

Các lănh đạo bảo thủ bị cử tri quay lưng nặng nề tại các pḥng bỏ phiếu. Ông Pierre Poilievre, thủ lĩnh phe bảo thủ Canada, và ông Peter Dutton, lănh đạo bảo thủ tại Australia, đều không thể xóa bỏ mối liên hệ với ông Trump.

Ông Dutton từng rút lại hoặc điều chỉnh một số đề xuất chính sách kiểu Trump khi bị dân chúng phản đối, như kế hoạch cắt giảm sâu lực lượng lao động khu vực công. C̣n ông Poilievre th́ không hề từ bỏ cách tiếp cận kiểu Trump, ngay cả sau khi ông Trump cảnh báo chủ quyền của Canada.

Ông Charles Edel, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Australia, gọi cuộc bầu cử tại Australia là một “trận thua tan nát”. Ông cho rằng một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng ngầm của ông Trump trong cuộc bầu cử này, dù trọng tâm vẫn là các vấn đề trong nước. Ông b́nh luận: “Có đủ điểm tương đồng với bầu cử Canada để cho thấy vận mệnh của phe bảo thủ lao dốc khi các đ̣n áp thuế và tấn công đồng minh của ông Trump gia tăng”.

Ông Carney hưởng lợi nhờ h́nh ảnh một người điều hành ổn định, đủ khả năng kiểm soát sự khó lường của ông Trump và tác động tiêu cực lên nền kinh tế Canada, vốn gắn kết sâu với Mỹ và đang bị tổn thương v́ thuế quan cùng sự bất ổn. Từng là nhà hoạch định chính sách kinh tế nên ông Carney có thể ghi điểm với cử tri.

Singapore

Ở bên kia Thái B́nh Dương, tại Singapore, lập luận ủng hộ sự ổn định trong thời điểm biến động cũng giúp đảng Hành động Nhân dân cầm quyền tiếp tục được lựa chọn.

Tháng trước, Thủ tướng Lawrence Wong phát biểu tại Quốc hội rằng Singapore sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn từ các mức thuế mới của Mỹ do phụ thuộc vào thương mại toàn cầu. Ông kêu gọi người dân chuẩn bị tinh thần cho nhiều cú sốc hơn và dự đoán tăng trưởng sẽ chậm lại.

Giống như ông Carney, người từng tuyên bố rằng mối quan hệ cũ giữa Canada và Mỹ đă chấm dứt, ông Wong cũng đưa ra cảnh báo ảm đạm trước thềm bầu cử: “Những điều kiện toàn cầu từng tạo nền tảng cho thành công của Singapore trong nhiều thập niên qua có thể sẽ không c̣n tồn tại”.

Vào ngày 3/5, cử tri tiếp tục trao quyền lực cho đảng của ông Wong, một kết quả vốn được dự đoán trước, nhưng vẫn được đánh giá là nhờ chiến lược “t́m về nơi an toàn”.

Ông Cherian George, tác giả nhiều cuốn sách về chính trị Singapore, nhận định: “Đây là một trường hợp nữa cho thấy hiệu ứng Trump. Nỗi lo sâu sắc về các cuộc chiến thương mại do ông Trump khởi xướng đang khiến một bộ phận cử tri lựa chọn ủng hộ mạnh mẽ đảng cầm quyền”

Đức

Tại Đức, một đồng minh phương Tây quan trọng và là quốc gia đầu tiên tổ chức tổng tuyển cử sau khi ông Trump nhậm chức, tác động từ ông Trump không trực tiếp, nhưng vẫn hiện diện.

Ông Friedrich Merz, người sẽ nhậm chức Thủ tướng Đức vào ngày 6/5, không được hưởng lợi chính trị sau chiến thắng của ông Trump như các lănh đạo tại Canada hay Australia.

Tuy nhiên, nếu cuộc đối đầu giữa ông Trump với các đồng minh châu Âu về quốc pḥng và thương mại không giúp ông Merz trước bầu cử, th́ lại giúp ông sau đó.

Ông Merz đă vận động thành công việc đ́nh chỉ các giới hạn chi tiêu tại nước Đức vốn nổi tiếng thắt lưng buộc bụng - điều sẽ giúp ông dễ dàng hơn trong vai tṛ thủ tướng. Ông lập luận rằng các cam kết truyền thống về pḥng thủ chung với Mỹ không c̣n chắc chắn nữa. Hồi tháng 3, ông đặt câu hỏi với các nghị sĩ: “Các vị thực sự tin rằng một chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục duy tŕ NATO như trước kia sao?”.

Dù được giới ủng hộ MAGA hậu thuẫn và ngay cả khi tỷ phú Elon Musk công khai ủng hộ rồi tham gia một sự kiện của đảng qua video, nhưng đảng cực hữu AfD ở Đức vẫn không được hưởng lợi ǵ.

Ngoại lệ ở Anh và Romania

Một tổng thống Mỹ khó lường có thể mang lại những hệ quả khó lường cho các lănh đạo nước ngoài. Thủ tướng Anh Keir Starmer đang dần nhận ra điều đó.

Ông Starmer, lănh đạo trung tả giành chiến thắng trước khi ông Trump tái đắc cử, từng được khen ngợi v́ cách làm việc chừng mực khi đối diện với tổng thống Mỹ mới.

Khác với ông Carney, ông Starmer cố gắng tránh công kích trực tiếp ông Trump, t́m điểm tương đồng và cố giữ mối quan hệ không rạn nứt. Sau chuyến thăm Nhà Trắng được đánh giá là thành công, thậm chí một số đối thủ chính trị của ông cũng tỏ ra ấn tượng.

Trong khi đó, một đồng minh của ông Trump tại Anh là ông Nigel Farage - lănh đạo đảng Reform UK chống nhập cư - đang phải chống chọi với cáo buộc rằng ông ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tuy nhiên, ông Starmer nhanh chóng hụt hơi v́ không thể tận dụng được chuyến đi thuận lợi tới Nhà Trắng để khiến Mỹ miễn trừ thuế quan cho hàng hóa Anh.

Tuần trước, Công đảng của ông đă chịu thất bại lớn khi bầu cử cấp vùng và địa phương diễn ra ở nhiều khu vực của Anh. Đảng này mất 187 ghế hội đồng cũng như thua trong một cuộc bầu cử Quốc hội đặc biệt tại thành tŕ lâu năm.

Ngược lại, đảng của ông Farage giành được thắng lợi ngoạn mục, không chỉ giành được ghế Quốc hội mà c̣n thắng hai chức thị trưởng và đạt được bước tiến mạnh mẽ. Lần đầu tiên, đảng này kiểm soát được các cấp chính quyền thấp nhất ở nhiều khu vực trên toàn quốc.

Tương tự tại Anh, phe ủng hộ ông Trump ở Romania cũng ghi điểm trong bầu cử. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông George Simion - người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu - đă thắng ṿng một cuộc bầu cử tổng thống lại của Romania ngày 4/5, trong cuộc bỏ phiếu được xem là thước đo sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc "kiểu Donald Trump" tại Liên minh châu Âu.

Kết quả kiểm phiếu từ gần 98% số điểm bầu cử cho thấy Thị trưởng Bucharest Nicusor Dan, 55 tuổi, đứng thứ hai với khoảng 21%, sau mức 40% của ông Simion. Hai ứng viên sẽ bước vào ṿng hai ngày 18/5, nếu kết quả cuối cùng xác nhận kết quả này sau khi kiểm phiếu của cử tri hải ngoại.

Ông Simion - lănh đạo đảng Liên minh v́ Thống nhất người Romania (AUR) - tranh cử với khẩu hiểu “Romania trước tiên”. Chiến thắng ṿng 1 ở Romania cũng sẽ mở rộng nhóm các nhà lănh đạo hoài nghi châu Âu trong EU - vốn đă bao gồm thủ tướng Hungary và Slovakia - vào thời điểm châu Âu đang vật lộn để đưa ra phản ứng đối với ông Trump.

Trong động thái phản ứng về kết quả trên, ông Simion tuyên bố: "Đây không chỉ là một chiến thắng bầu cử, mà là chiến thắng của phẩm giá Romania. Đây là chiến thắng của những người không mất hy vọng, của những người vẫn tin vào Romania - một đất nước tự do, được tôn trọng và có chủ quyền".

Ông Simion phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, chỉ trích giới lănh đạo EU và tuyên bố ông đồng quan điểm với phong trào "MAGA" của tổng thống Mỹ.