PDA

View Full Version : Mang bầu nhưng không phải con chồng sắp cưới, cô gái vẫn b́nh thản nói một câu khiến tất cả 'câm nín'


PinaColada
05-15-2025, 03:02
Đám cưới chưa kịp diễn ra, chàng trai trẻ tá hỏa khi vị hôn thê thản nhiên thông báo đang mang thai. Điều kỳ lạ là... anh chưa từng chạm vào cô.

Anh Chu (26 tuổi, Hồ Nam – Trung Quốc) được mai mối với cô gái tên Jiang, kém anh một tuổi. Hai người nhanh chóng đính hôn sau khi cảm mến nhau.

Trong lễ đính hôn, anh Chu trao tặng cô 30.000 nhân dân tệ (hơn 108 triệu đồng) như một phần sính lễ.

Tuy nhiên, ngay sau lễ, cô Jiang kéo anh ra nói chuyện riêng và thẳng thừng thông báo: "Tôi đang mang thai, chúng ta nên cưới sớm".

Anh Chu sốc nặng bởi chưa từng có quan hệ thân mật với cô, nên rơ ràng đứa bé không phải của anh.

Là người truyền thống, anh lập tức yêu cầu hủy hôn và đ̣i lại sính lễ nhưng Jiang không chịu hủy bỏ hôn ước.

Cô c̣n nói với anh Chu những lời khiến anh sốc: "Không phải chỉ là có thai thôi sao? Có ǵ phiền phức quá đâu! Anh đi siêu thị người ta cũng có chương tŕnh mua 1 tặng 1. Vậy th́ tôi mang thai có khác ǵ anh cưới 1 được 2. Anh cứ coi như vậy đi, chẳng phải tốt cho anh quá sao?".

Không chấp nhận lối suy nghĩ kỳ lạ này, anh Chu quyết dứt khoát chia tay và đ̣i lại tiền. Jiang ban đầu từ chối, đe dọa sẽ giữ toàn bộ số tiền.

Hai bên căi vă lớn, phải nhờ bên thứ ba ḥa giải. Cuối cùng, dưới sức ép, cô Jiang đành trả lại toàn bộ số tiền đính hôn.

Câu chuyện sau khi lan truyền trên mạng xă hội đă khiến dân mạng phẫn nộ. Đa số chỉ trích cô Jiang v́ hành xử vô trách nhiệm và ca ngợi anh Chu đă sáng suốt, thoát khỏi một cuộc hôn nhân đầy rủi ro trước khi quá muộn.

Hôn nhân mai mối ở Trung Quốc: Những điều oái oăm, bất trắc có thể gặp phải
Trong xă hội hiện đại, khi chuyện t́nh yêu có thể bắt đầu từ một cái "quẹt phải" trên ứng dụng hẹn ḥ, th́ tại nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, hôn nhân mai mối vẫn là con đường phổ biến để t́m bạn đời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng "kết đôi thành công" nhờ mai mối. Nhiều người đă rơi vào những t́nh huống oái oăm, dở khóc dở cười, thậm chí là cay đắng.

Tiền sính lễ biến thành công cụ lừa đảo
Ở nhiều tỉnh như Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc… hiện tượng "lừa cưới xuyên tỉnh" đang trở nên đáng báo động.

Các "cô dâu ảo" được dàn dựng bởi nhóm lừa đảo chuyên nghiệp, đóng vai người yêu hoàn hảo, đồng ư kết hôn sau thời gian ngắn làm quen.

Gia đ́nh chú rể trao hàng chục ngh́n nhân dân tệ tiền sính lễ – rồi cô dâu biến mất không dấu vết.

Một số gia đ́nh v́ sĩ diện, không dám báo công an, chấp nhận mất tiền, và chỉ âm thầm coi đó là bài học đắt giá.

Cưới v́ áp lực – không v́ yêu thương
Không ít người trẻ đồng ư cưới theo mai mối chỉ v́ bị cha mẹ, họ hàng ép buộc, nhất là với đàn ông nông thôn lớn tuổi, bị xem là "ế".

Hậu quả là sau khi cưới, họ sống với người mà ḿnh gần như không quen biết – mối quan hệ lạnh nhạt, xa cách, thậm chí nhanh chóng ly hôn.

Mai mối từng là phương thức phổ biến trong xă hội truyền thống, nhưng khi thiếu sự t́m hiểu kỹ lưỡng và cảm xúc thật, nó dễ biến thành "canh bạc hôn nhân".

Sự thật bị che giấu: Đă ly hôn, có con riêng, quá khứ mờ ám…
Một rủi ro khác khi cưới qua mai mối là thông tin cá nhân bị "lọc kỹ" hoặc giấu nhẹm.

Không hiếm trường hợp chú rể sau đám cưới mới phát hiện cô dâu đă từng kết hôn, có con riêng, thậm chí có tiền án. Lúc này, việc ly hôn, chia tài sản, tổn thương danh dự khiến cả hai bên đều thiệt hại.

Hoặc như trường hợp của anh Chu, chuẩn bị làm đám cưới mới biêt vợ sắp cưới đang mang thai con của người khác.

Câu chuyện này chỉ là một trong hàng loạt vụ việc bi hài liên quan đến hôn nhân mai mối ở Trung Quốc – nơi mà t́nh yêu đôi khi chỉ đứng sau tiền bạc, áp lực xă hội và danh tiếng gia đ́nh.

Mâu thuẫn phong tục, vùng miền khi cưới xuyên tỉnh
Cưới vợ từ tỉnh khác tưởng là "giải pháp" cho đàn ông nông thôn, nhưng thực tế lại kéo theo vô vàn rắc rối.

Khác biệt về sính lễ, phong tục, lễ nghi, cách tổ chức đám cưới có thể gây mâu thuẫn giữa hai gia đ́nh. Có nơi đ̣i sính lễ lên tới 200.000 – 300.000 tệ, khiến nhà trai lao đao vay mượn, gánh nợ sau cưới.

VietBF@ sưu tập