Romano
06-08-2025, 02:29
Dịch thuật trở thành điểm nóng mới trong quan hệ Mỹ - Trung, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cáo buộc Bắc Kinh "thường xuyên dịch sai" lời lănh đạo ḿnh.Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng lan rộng, từ công nghệ đến thương mại và an ninh, một mặt trận tưởng chừng phi chính trị lại bất ngờ trở thành tâm điểm tranh căi: dịch thuật.
Trong buổi điều trần phê chuẩn chức vụ hồi tháng 1, Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Marco Rubio tuyên bố thẳng thừng rằng ông không tin tưởng các bản dịch tiếng Anh do Bắc Kinh công bố.
“Đừng đọc bản dịch tiếng Anh mà họ đưa ra, v́ chúng không bao giờ đúng”, ông Rubio nói. Theo ông, chỉ có việc quay lại nguyên tác tiếng Trung mới giúp hiểu đúng những ǵ giới lănh đạo Trung Quốc thực sự nói.
Sự linh hoạt chiến lược trong ngôn từ
Vấn đề dịch thuật tiếp tục nổi lên sau cuộc điện đàm giữa ông Rubio và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 1.
Trong bản tóm tắt bằng tiếng Anh do phía Trung Quốc công bố, ông Vương được cho là đă nhắn nhủ ông Rubio phải “hào tự vi chi” - thành ngữ đă được dịch là “act accordingly” (“hành động cho phù hợp”). Nhưng các hăng tin phương Tây lại chọn cách diễn đạt cứng rắn hơn: Reuters dịch thành “conduct yourself well” (“cư xử cho tốt”), c̣n Bloomberg dịch là “conduct yourself properly (“hành xử cho đúng mực”)”.
Càng khiến mọi việc rối rắm hơn, ông Rubio bác bỏ việc bị người đồng cấp tung lời cảnh cáo hay đe dọa: “Phiên dịch viên không nói ǵ cho tôi có cảm giác quá đáng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng sau đó, họ tung ra bản dịch như này trong tiếng Anh nhưng lại dùng câu chữ khác đi trong tiếng Trung, kiểu như ‘ông ấy đă được cảnh cáo đừng đi quá giới hạn'. Họ chưa bao giờ nói như vậy”.
Giới phân tích cho rằng việc dịch thuật giữa hai quốc gia không đơn giản chỉ là chuyển ngữ. Giáo sư Xiaoyu Pu (Đại học Nevada) nhận định, khác biệt về tư duy chính trị và ngôn ngữ khiến nhiều khái niệm Trung Quốc khó truyền tải sang tiếng Anh. Một số cụm từ chính trị “mang tính biểu tượng rất cao hoặc hàm chứa gốc rễ lịch sử”, khiến việc dịch sát nghĩa rất thách thức, theo ông.
Ông Pu cho rằng Bắc Kinh thường sử dụng các bản dịch một cách chiến lược. Ví dụ, những cụm từ mang tính dân tộc chủ nghĩa có thể được làm dịu đi khi hướng đến khán giả quốc tế, nhưng giữ nguyên sắc thái cứng rắn khi nhắm tới người dân trong nước.
Điều này dẫn đến hiện tượng hai phiên bản khác biệt - bản tiếng Trung thể hiện quyết tâm, bản Anh văn lại nhấn mạnh tinh thần hợp tác - cùng tồn tại trong một văn kiện.
Mỹ - Trung thiếu ḷng tin chính trị?
Tiến sĩ Sabine Mokry, Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh và An ninh (Đại học Hamburg), trong nghiên cứu năm 2022 về các văn bản ngoại giao Trung Quốc từ 2013 đến 2019, phát hiện gần một nửa trong số đó có khác biệt giữa bản Anh và bản gốc tiếng Trung, trong đó nhiều chênh lệch có thể ảnh hưởng đến cách hiểu nội dung.
Tuy nhiên, bà khẳng định hai bản dịch không khác nhau hoàn toàn. Thông điệp cốt lơi vẫn nhất quán v́ các bản dịch được biên soạn cẩn thận để phù hợp với chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh.
Bà Mokry nhấn mạnh vấn đề không nằm ở bản dịch đơn lẻ, mà ở việc chính phủ các nước, trong đó có Mỹ, cần tăng cường năng lực đọc hiểu trực tiếp bản gốc tiếng Trung, thay v́ phải dựa vào bản dịch tiếng Anh chính thức.
C̣n theo học giả Pang Zhongying (Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, Singapore), sự ngờ vực như của ông Rubio bắt nguồn từ chính sự thiếu ḷng tin chính trị, chứ không đơn thuần là khác biệt ngôn ngữ, do cả hai bên đều có đội ngũ phiên dịch chuyên nghiệp, đông đảo.
Ông Pang đề xuất tăng cường tiếp xúc trực tiếp để giảm hiểu lầm, đặc biệt trong bối cảnh hai bên đang nối lại đàm phán thương mại sau khi đạt được thỏa thuận hưu chiến thuế quan 90 ngày tại Geneva đầu tháng 5.
Bản dịch, bản sắc và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau
Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG), cho rằng nguyên nhân sâu xa của tranh căi dịch thuật bắt nguồn từ sự khác biệt văn hóa. Người Trung Quốc đề cao sự khiêm nhường, trong khi phương Tây quen với diễn ngôn cá nhân và trực diện hơn.
Ông lấy ví dụ chiến lược “Một vành đai, Một con đường” từng gây nhầm lẫn khi cụm từ “đường” bị hiểu nhầm là đường bộ, dù thực chất ám chỉ các tuyến hàng hải. Tên gọi sau đó được điều chỉnh thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative), giúp dễ hiểu hơn trên trường quốc tế.
Theo ông Wang, cần có nỗ lực từ cả hai phía để thu hẹp khoảng cách hiểu biết, bao gồm thông qua thúc đẩy giáo dục, trao đổi học thuật, nới lỏng visa và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cởi mở hơn.
Ông chỉ ra rằng kể từ khi giai đoạn mở cửa, số người Trung Quốc từng du học tại Mỹ vượt xa số người Mỹ học tiếng Trung. Khoảng cách hiểu biết này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực diễn giải và hợp tác giữa hai bên.
“Người Trung Quốc hiểu nước Mỹ hơn là người Mỹ hiểu Trung Quốc”, ông Wang nói.
Trong buổi điều trần phê chuẩn chức vụ hồi tháng 1, Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Marco Rubio tuyên bố thẳng thừng rằng ông không tin tưởng các bản dịch tiếng Anh do Bắc Kinh công bố.
“Đừng đọc bản dịch tiếng Anh mà họ đưa ra, v́ chúng không bao giờ đúng”, ông Rubio nói. Theo ông, chỉ có việc quay lại nguyên tác tiếng Trung mới giúp hiểu đúng những ǵ giới lănh đạo Trung Quốc thực sự nói.
Sự linh hoạt chiến lược trong ngôn từ
Vấn đề dịch thuật tiếp tục nổi lên sau cuộc điện đàm giữa ông Rubio và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 1.
Trong bản tóm tắt bằng tiếng Anh do phía Trung Quốc công bố, ông Vương được cho là đă nhắn nhủ ông Rubio phải “hào tự vi chi” - thành ngữ đă được dịch là “act accordingly” (“hành động cho phù hợp”). Nhưng các hăng tin phương Tây lại chọn cách diễn đạt cứng rắn hơn: Reuters dịch thành “conduct yourself well” (“cư xử cho tốt”), c̣n Bloomberg dịch là “conduct yourself properly (“hành xử cho đúng mực”)”.
Càng khiến mọi việc rối rắm hơn, ông Rubio bác bỏ việc bị người đồng cấp tung lời cảnh cáo hay đe dọa: “Phiên dịch viên không nói ǵ cho tôi có cảm giác quá đáng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng sau đó, họ tung ra bản dịch như này trong tiếng Anh nhưng lại dùng câu chữ khác đi trong tiếng Trung, kiểu như ‘ông ấy đă được cảnh cáo đừng đi quá giới hạn'. Họ chưa bao giờ nói như vậy”.
Giới phân tích cho rằng việc dịch thuật giữa hai quốc gia không đơn giản chỉ là chuyển ngữ. Giáo sư Xiaoyu Pu (Đại học Nevada) nhận định, khác biệt về tư duy chính trị và ngôn ngữ khiến nhiều khái niệm Trung Quốc khó truyền tải sang tiếng Anh. Một số cụm từ chính trị “mang tính biểu tượng rất cao hoặc hàm chứa gốc rễ lịch sử”, khiến việc dịch sát nghĩa rất thách thức, theo ông.
Ông Pu cho rằng Bắc Kinh thường sử dụng các bản dịch một cách chiến lược. Ví dụ, những cụm từ mang tính dân tộc chủ nghĩa có thể được làm dịu đi khi hướng đến khán giả quốc tế, nhưng giữ nguyên sắc thái cứng rắn khi nhắm tới người dân trong nước.
Điều này dẫn đến hiện tượng hai phiên bản khác biệt - bản tiếng Trung thể hiện quyết tâm, bản Anh văn lại nhấn mạnh tinh thần hợp tác - cùng tồn tại trong một văn kiện.
Mỹ - Trung thiếu ḷng tin chính trị?
Tiến sĩ Sabine Mokry, Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh và An ninh (Đại học Hamburg), trong nghiên cứu năm 2022 về các văn bản ngoại giao Trung Quốc từ 2013 đến 2019, phát hiện gần một nửa trong số đó có khác biệt giữa bản Anh và bản gốc tiếng Trung, trong đó nhiều chênh lệch có thể ảnh hưởng đến cách hiểu nội dung.
Tuy nhiên, bà khẳng định hai bản dịch không khác nhau hoàn toàn. Thông điệp cốt lơi vẫn nhất quán v́ các bản dịch được biên soạn cẩn thận để phù hợp với chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh.
Bà Mokry nhấn mạnh vấn đề không nằm ở bản dịch đơn lẻ, mà ở việc chính phủ các nước, trong đó có Mỹ, cần tăng cường năng lực đọc hiểu trực tiếp bản gốc tiếng Trung, thay v́ phải dựa vào bản dịch tiếng Anh chính thức.
C̣n theo học giả Pang Zhongying (Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, Singapore), sự ngờ vực như của ông Rubio bắt nguồn từ chính sự thiếu ḷng tin chính trị, chứ không đơn thuần là khác biệt ngôn ngữ, do cả hai bên đều có đội ngũ phiên dịch chuyên nghiệp, đông đảo.
Ông Pang đề xuất tăng cường tiếp xúc trực tiếp để giảm hiểu lầm, đặc biệt trong bối cảnh hai bên đang nối lại đàm phán thương mại sau khi đạt được thỏa thuận hưu chiến thuế quan 90 ngày tại Geneva đầu tháng 5.
Bản dịch, bản sắc và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau
Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (CCG), cho rằng nguyên nhân sâu xa của tranh căi dịch thuật bắt nguồn từ sự khác biệt văn hóa. Người Trung Quốc đề cao sự khiêm nhường, trong khi phương Tây quen với diễn ngôn cá nhân và trực diện hơn.
Ông lấy ví dụ chiến lược “Một vành đai, Một con đường” từng gây nhầm lẫn khi cụm từ “đường” bị hiểu nhầm là đường bộ, dù thực chất ám chỉ các tuyến hàng hải. Tên gọi sau đó được điều chỉnh thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative), giúp dễ hiểu hơn trên trường quốc tế.
Theo ông Wang, cần có nỗ lực từ cả hai phía để thu hẹp khoảng cách hiểu biết, bao gồm thông qua thúc đẩy giáo dục, trao đổi học thuật, nới lỏng visa và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cởi mở hơn.
Ông chỉ ra rằng kể từ khi giai đoạn mở cửa, số người Trung Quốc từng du học tại Mỹ vượt xa số người Mỹ học tiếng Trung. Khoảng cách hiểu biết này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực diễn giải và hợp tác giữa hai bên.
“Người Trung Quốc hiểu nước Mỹ hơn là người Mỹ hiểu Trung Quốc”, ông Wang nói.