PDA

View Full Version : Rau đặc sản ở miền Bắc trồng 1 lần hái cả năm, ăn bổ lại ngon


nguoiduatinabc
07-18-2025, 01:17
Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn phổ biến, rau ngũ gia b́ hương c̣n được ví như “nhân sâm rừng” nhờ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Ngũ gia b́ hương vốn là cây bụi mọc trong rừng, được người dân vùng cao đưa về trồng ở quanh bờ ao, bờ mương hay làm hàng rào để ngăn gia súc (ngựa, trâu) phá hoại rau màu, cây ăn quả.

Loại cây này xuất hiện phổ biến ở một số tỉnh thành miền Bắc như Tuyên Quang (trước là Hà Giang), Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La…

Vài năm gần đây, khi rau ngũ gia b́ hương được sử dụng làm thực phẩm phổ biến hơn, bà con trồng loại cây này để thu hái ngọn và lá non làm rau, phân phối tới các nhà hàng, quán ăn hoặc mang ra chợ bán.

https://intermati.com/forum/attachment.php?attac hmentid=2550345&stc=1&d=1752801446

Anh Trọng Phúc – chủ 1 vườn rau ngũ gia b́ hương ở xă Quản Bạ, tỉnh Tuyên Quang cho biết, trồng loại rau này khá đơn giản, chỉ cần giâm bằng cành, tốn ít công chăm sóc nhưng cho thu hoạch quanh năm bằng cách hái ngọn non.

Vào mùa, nhất là những ngày trời mưa, ngọn và lá non của cây ngũ gia b́ hương mọc lên tua tủa, người dân tranh thủ thu hái ngay, đem bán kiếm thêm thu nhập.

“Ngũ gia b́ hương có gai nhọn nhưng phần ngọn non lại gịn, mềm, được sử dụng như một loại rau sạch, chế biến được nhiều món ăn”, anh Phúc cho hay.

Rau ngũ b́ hương được trồng theo phương pháp thuận tự nhiên nên khá lành và sạch. Loại rau này có thể ăn sống, nhúng lẩu hoặc xào, nấu canh, trong đó phổ biến và được ưa chuộng nhất là xào với trứng.

Công đoạn sơ chế rau cũng đơn giản, người ta chỉ cần nhặt phần ngọn non, độ dài khoảng 5-7cm, rồi đem rửa sạch là có thể chế biến thành các món ăn khác nhau. Chị Thanh Hà (ở Hà Nội) biết và sử dụng rau ngũ gia b́ hương vài năm nay nhận xét, loại rau này có vị đắng nhẹ, ngọt hậu và hơi cay. Khi ăn, chị nhận thấy có mùi thơm thoang thoảng, kích thích vị giác.

“Rau ngũ gia b́ hương có mùi vị khá lạ. Nếu ăn sống th́ thấy đắng nhưng khi nấu lên, vị đắng sẽ giảm đi, xen lẫn chút ngọt thanh tự nhiên và dậy mùi thơm rất riêng”, chị Hà chia sẻ.

Theo cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, ngũ gia b́ hương có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.