PDA

View Full Version : Uẩn khúc của kẻ mang án chung thân


vuitoichat
01-02-2011, 12:58
Vũ Văn Thủy năm nay mới 40 tuổi nhưng trông già như một ông lăo 60, mái tóc bạc phơ, rụng gần hết, khuôn mặt nhăn nheo, mang dấu vết của những đêm dài không ngủ.

Lâu lắm rồi, trong mớ kư ức hỗn độn của hắn, vẫn c̣n nhớ rất rơ, không có ai đến thăm. 10 năm đằng đẵng trong tù, chỉ một lần duy nhất, vợ hắn đưa cô con gái lên thăm, rồi từ đó biệt vô âm tín. Cả bà chị gái cũng vậy. Hắn quen với cuộc sống một ḿnh, không người thân. Không ai có thể biện hộ cho những tội lỗi của ḿnh, khi hắn mang cái án chung thân v́ tội giết người, nhưng tôi biết, trong sâu thẳm người đàn ông cô độc này, có những ẩn ức không nói được bằng lời.

Trong câu chuyện với tôi buổi chiều hôm ấy ở Trại giam Nam Hà, Thủy nói rất nhiều về cậu con trai mà đối với Thủy bây giờ chỉ c̣n là những kư ức buồn nhưng đáng nhớ nhất trong cuộc đời hắn. “Nếu con trai tôi c̣n sống, chắc cuộc đời tôi không có kết cục bi đát như ngày hôm nay, nó thông minh, dễ thương lắm, và rất quấn bố, nó là tất cả niềm hy vọng của tôi”.

Đă mười năm trôi qua rồi, h́nh ảnh về đứa con trai tội nghiệp vẫn ám ảnh trong tâm trí hắn, để khi được dịp, bất kể ai hỏi về gia đ́nh, hắn lại kể say sưa. Kể xong, chợt nhớ ra con trai ḿnh đă về cơi thiên đàng, Thủy lại ôm mặt khóc nức nở, như một đứa trẻ. Với người đàn ông này, dường như nỗi đau về con vẫn luôn thường trực trong tâm trí. Lớn lên ở một vùng đất nghèo ở xă Quang Vinh, huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Nguyễn Văn Thủy lấy vợ sớm, chí thú làm ăn, kiếm tiền trang trải gia đ́nh. Nhất là từ khi vợ hắn sinh được cậu con trai, việc làm ăn của hắn gặp nhiều thuận lợi. Đứa con giống như phao cứu mệnh của đời hắn, nên hắn quư con vô cùng. Vả lại, theo cách nghĩ truyền thống của người nông dân, con trai c̣n là để nối dơi tông đường. Những năm 1990, hắn đă biết vay ngân hàng tiền vốn để làm ăn và chỉ một vài năm sau đă trả hết số nợ. Niềm hy vọng đang được nhen lên từ trong cuộc sống cơ cực th́ bỗng một ngày định mênh…

Hắn nhớ lại, đó là ngày mồng 7 tháng 7 năm 1994, dù kư ức đă đi xa lắm rồi, dù con hắn đă về với tổ tiên từ 14 năm trước, nhưng những ám ảnh về cái chết của nó vẫn đeo đẳng măi. Hắn bảo, con tôi chết rất thảm, nó mới ba tuổi, nhanh nhẹn thông minh, hôm đó nó mải chơi, rơi xuống giếng, thế là mất. Nhưng nó chết rồi để lại trên đời một người cha đau khổ, tuyệt vọng. Đó là một ngày khủng khiếp trong quăng đời của hắn, đẩy Thủy vào ngơ cụt của cuộc đời. Giống như một cái xe mất phanh, cứ thế lao xuống dốc. Chán nản, tuyệt vọng, tóc Thủy gần như bạc trắng. Hắn trở nên u uất, đến cả vợ và con gái cũng không tṛ chuyện được với hắn. Nếu trước đó, Thủy chí thú làm ăn bao nhiêu, th́ sau khi con trai chết, hắn sa đà vào rượu chè, bê tha, thậm chí nghiện ma túy. Gia sản của Thủy đốt theo con ma men và nàng tiên nâu. Đành ràng, nỗi mất mát của gia đ́nh hắn là quá lớn, nhưng Thủy c̣n cô con gái, c̣n người vợ tội nghiệp. Thủy cười chua chát, đời thằng đàn ông phải có người nối dơi tông đường chứ, con trai tôi mất đi lấy hết tất cả niềm hy vọng vào cuộc sống của tôi rồi, tôi không c̣n thiết tha điều ǵ nữa. Âu đó cũng là nhận thức của những người nông dân, ít học và quanh năm bó chặt đời ḿnh sau lũy tre làng.

Vợ Thủy không chịu nổi cuộc sống sa đà trầm uất của chồng đă đưa con gái về nhà ngoại. Từ đó, cuộc sống của Thủy càng bệ rạc. Thực ra cái nguyên cớ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Thủy nghe cứ lăng xẹt. Và khi nghe hắn kể lại không ai nghĩ rằng, chỉ v́ một nguyên nhân như vậy mà Thủy đă phải đánh đổi cả quăng đời c̣n lại trong trại giam. Từ ngày con trai mất, vợ bỏ đi, tâm lư của Thủy rất bất an, thậm chí nhiều khi rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm.

Ngày định mệnh đó, hắn cùng anh trai đi làm về th́ bị Đinh Văn Ch́nh, một gă hàng xóm vốn có mâu thuẫn với gia đ́nh hắn đứng ra chặn đường. Ch́nh luôn cho rằng, anh em Thủy là thủ phạm của vụ đốt cháy đống lúa đang phơi của nhà hắn cách đây mấy ngày, nên t́m gặp để trả thù. Thủy đă b́nh tĩnh t́m cách giải thích nhưng Ch́nh không chịu nghe, và c̣n mang dao ra dọa. Vốn tính dễ thất thường, lại có thêm hơi men, Thủy và anh trai đă giết chết Đinh Văn Ch́nh trong cơn giận dữ tột độ. Máu chảy lênh láng. Thủy hoảng sợ, nghĩ cách chạy trốn. Nhưng biết trốn vào đâu, khi trên tay hắn đang cầm con dao đầy máu. Và cuộc đời hắn chẳng c̣n ǵ để mất, vợ, con, gia sản, hắn gần như tay trắng, Thủy đă tự nguyện đưa hai tay vào chiếc c̣ng số 8 lạnh lẽo.

Thiếu tá Vũ Hữu Xuyên, trinh sát Trại giam Nam Hà kể, Thủy là một trong những phạm nhân khiến anh gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục từ những ngày đầu về trại. Lúc đó Thủy rơi vào chứng hoảng loạn, nói nhảm suốt đêm. Chính anh đă gần gũi và tṛ chuyện nhiều với Thủy. Lúc đầu Thủy c̣n không hợp tác, sống lặng lẽ như một cái bóng. Nhiều lúc đang giữa đêm khuya bỗng kêu gào khóc lóc. Di chấn từ vết thương ḷng về cậu con trai và nỗi ám ảnh tội lỗi đă khiến hắn lúc nào cũng hoảng sợ. Thiếu tá Xuyên đă phải mất rất nhiều thời gian để giúp hắn lấy lại trạng thái cân bằng. Tâm lư không b́nh thường, lại không có ai lên thăm, khiến hắn trở cô độc đến tội nghiệp. Chị gái, chỗ dựa tinh thần duy nhất của hắn lúc này th́ gia cảnh cũng bi đát không kém. Con trai của bà cũng dính vào ma túy, bà tuyệt vọng chẳng c̣n tâm sức đâu mà lên thăm em. C̣n anh trai của Thủy cũng đang thụ án ở Trại Nam, không biết ngày nào về.

Nói đến đây, Thủy lại gục mặt xuống, giá như… hắn không nông nổi như vậy, giá như hắn không sống tiêu cực như thế, giá như hắn có ư thức tốt hơn về cuộc đời ḿnh, có lẽ hắn đă không tự đẩy ḿnh vào bi kịch của ngày hôm nay. Để không những gia đ́nh nhỏ của hắn tan tác, mà anh trai hắn cũng vướng vào ṿng lao lư. C̣n kết cục nào bi thảm hơn.

“Đời tôi bây giờ chẳng c̣n ǵ nữa, vợ tôi nghe đâu đă đi lấy chồng, mà cũng phải thôi, cô ấy phải có cuộc sống mới của ḿnh, ai chờ một kẻ thụ án chung thân như tôi. Không gia đ́nh, không nhà cửa, 10 năm đằng đẵng, tôi đă quen rồi cô ạ”.

Tôi ngồi nói chuyện với Thủy rất lâu, và tôi biết, trong trái tim tưởng như khô cằn của người đàn ông ấy vẫn c̣n những khát vọng với cuộc đời. Vợ đă bỏ Thủy đi lấy chồng, Thủy không oán giận người đàn bà ấy, mà chỉ mong sao vợ hắn có thể chăm sóc tốt cho cô con gái. C̣n cuộc đời hắn, đă gắn bó với đất trại. Lâu rồi hắn không c̣n ngủ mê. Hắn cũng giao tiếp tṛ chuyện với mọi người nhiều hơn, chính điều đó làm hắn nhẹ nhơm. Tôi hỏi, sao hắn không viết thư về cho gia đ́nh, Thủy chỉ biết cúi đầu, viết càng buồn hơn, nên hắn không viết. Hắn cũng quen với cảnh một ḿnh với đám bạn tù, không có ai thăm thân.

Dù tôi biết trong đáy mắt người đàn ông này vẫn mong ngóng được một lần có ai gọi đến tên ḿnh phía ngoài cánh cửa sắt lạnh lùng kia. Bởi cuộc đời có lẽ không có ǵ kinh khủng hơn khi tồn tại trên đời mà không có một người thân thích, không ai trông mong hay chờ đón ḿnh. Với Vũ Văn Thủy, th́ 10 năm trong trại có lẽ đă làm hắn chai sạn trong niềm mong mỏi b́nh thường ấy. Hắn chỉ biết cải tạo thật tốt, để một ngày nào đó c̣n được gặp lại cô con gái tội nghiệp, đă lớn lên mà thiếu vắng sự yêu thương, quan tâm của một người bố. Hắn biết, hắn có lỗi với con gái, bởi hắn đă dồn tất cả t́nh yêu cho cậu con trai, và khi nó mất đi, nó mang theo cả những yêu thương và sự quan tâm b́nh thường của hắn. Hắn có tội với con gái, và hắn mong c̣n có một cơ hội nào đó được chuộc lại những lỗi lầm của ḿnh.

Vũ Văn Thủy vẫn nhớ rất rơ một số điện thoại của chị gái mà đă gần 5 năm nay không liên lạc, hắn đọc cho tôi một con số rất dài.. với niềm hy vọng mơ hồ nào đó. Những con số hắn vẫn giữ kín trong tiềm thức của ḿnh, như giữ một mối dây liên hệ duy nhất với cuộc đời, với tất cả niềm hy vọng và chờ đợi. Nhưng 5 năm đă trôi qua, bao thay đổi trong 5 năm ấy, và chị gái hắn có thể đă không c̣n dùng số điện thoại đó nữa. Tôi hỏi hắn, tại sao hắn không chủ động gọi về… H́nh như hắn vẫn c̣n một nỗi sợ mơ hồ nào đó, hắn cũng sợ khi nhấc máy lên, người ta sẽ bảo nhầm, và niềm hy vọng cuối cùng của hắn sẽ tan biến…

Tôi thấy xót xa cho một kiếp người, dẫu những tội lỗi của Vũ Văn Thủy gây ra không thể dung thứ, nhưng tôi hy vọng, bài viết của ḿnh có thể cảnh tỉnh cho rất nhiều những người thiếu hiểu biết ở những vùng núi nghèo khó, đă tự đẩy cuộc đời ḿnh vào những bi kịch, để cuối cùng phải trả giá bằng sự cô độc như Vũ Văn Thủy. Đó là có là cái giá phải trả đau đớn nhất của một kiếp người.

(Theo Cảnh sát toàn cầu)