PDA

View Full Version : Bi kịch tiền hết, t́nh... tan!


woaini1982
01-10-2011, 03:49
- Do không điều chỉnh được "đầu ra" của ví tiền nên t́nh trạng túng thiếu đă khiến cho không ít cặp vợ chồng "cơm không lành canh không ngọt".

Các bà vợ th́ đau đầu v́ tiền đóng học cho con, tiền ma chay, cưới hỏi, tiền điện, tiền nước, tiền sữa, tiền gas... C̣n các ông chồng dường như muốn phát điên lên v́ điệp khúc "tiền, tiền, tiền" của vợ.

http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/12/16/tan.jpg
Mâu thuẫn về tiền bạc cỏ thể đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ. Ảnh chỉ mang tính minh họa

Ghét nhau v́ …tiền”

1001 cách “rút hầu bao” chồng

Mỗi lần "đ̣i" tiền chồng, thể nào Hoa cũng bị chồng bóng gió: "Tiền cô ở đâu hết rồi, sao không lấy ra mà tiêu", "Vậy cô không có trách nhiệm ǵ à", "Tiền có khối ấy, về quê nhặt lá mít mà tiêu"... Biết không thể đằng sằng lấy tiền từ ví của chồng ra, Hoa t́m cách cắt giảm chi tiêu và "nuôi heo đất". Bằng cách này, mỗi tháng con lợn đất của cô con gái bé nhỏ lại tăng được vài ba trăm ngàn đồng. Hoa nhẩm tính, nếu con lợn đất được chồng vỗ đều đặn, đến cuối năm vợ chồng Hoa sẽ được một khoản kha khá.

Lương tháng chồng đưa cho chẳng đủ chi tiêu nên Hiền vắt tay lên trán nghĩ cách: Cứ đến ngày nghỉ, chị lại rủ chồng cùng đi chợ mua các thứ cần thiết cho một tuần, và chị cũng "nhường" cho anh chồng rút hầu bao chi trả. Mẹo này của Hiền trúng một lúc 2 đích: Vừa để chồng hiểu nỗi khổ của người chi tiêu, vừa "moi" thêm được một khoản kha khá.

"Lúc nào cũng tiền, tiền..", "Tiêu ǵ mà hoang thế?"... anh Nam, chồng Thanh gào lên khi vợ cằn nhằn chuyện anh không đưa tiền. Những cuộc căi vă giữa hai vợ chồng họ nổ ra như cơm bữa.

Cơ quan Nam gửi tiền lương cho nhân viên qua thẻ ATM, nên giữa hai vợ chồng có một thỏa thuận: Hàng tháng, Nam đưa cho Thanh 5 triệu đồng. Cùng với tiền lương của Thanh, coi như cô phải lo toàn bộ các khoản chi dùng trong gia đ́nh. C̣n lại những việc lớn như mua nhà, tậu xe... Nam sẽ tự lo.

Lúc giá cả thực phẩm và hàng tiêu dùng chưa "nhảy nhót" th́ Thanh chi tiêu khá thoải mái. Nhưng suốt từ tháng 6/2010 đến nay, khoản tiền như đă thỏa thuận giữa hai vợ chồng đă không đủ để Thanh trang trải chi tiêu. Nam không hiểu được vấn đề "dưa cà mắm muối" của phụ nữ nên nghĩ rằng Thanh đang t́m cách "moi" thêm. Cảm giác bị vợ "lạm dụng", cộng thêm sự khó chịu v́ bị cằn nhằn nên Nam nhiều lần không kiềm chế được sự nóng giận.

Tự ái v́ bị chồng mắng mỏ, Thanh nghĩ chồng ích kỷ, vô tâm, "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" với cả vợ con. Cách nghĩ đó khiến cho Thanh không c̣n muốn gần gũi chồng nữa. Thay v́ sự ấm cúng vui vẻ thường ngày, giữa họ luôn nảy ra những cuộc căi vă, bắt đầu là tiền và kết thúc là vô vàn những điều tồi tệ khác.

Cũng như Thanh, chồng Mai cũng quy định với vợ rằng lương 5 triệu, mỗi tháng nộp vợ 3,5 triệu, c̣n nữa chồng cô giữ để tiêu vặt. Đó là "tiền sạch" của chồng mà anh công khai với vợ, c̣n khoản "quỹ đen" th́ vợ anh không thể nắm được. Mai chỉ là một nhân viên văn pḥng, chừng đó tiền chồng đưa để chi tiêu cho một gia đ́nh 4 người trong một tháng thật sự chật vật. Vợ chồng họ cũng thường xuyên căi vă khi Mai muốn chồng đóng thêm, c̣n chồng th́ kiên quyết giữ ví.

Stress và …ly hôn”

Khi giá cả chi dùng tăng, gánh nặng sẽ đổ lên vai các bà nội trợ. Cánh đàn ông thường là vô t́nh ở ngoài cuộc, hoặc tỏ ra thiếu thông cảm. Người vợ thông minh sẽ biết cách trao đổi thẳng thắn với chồng để thống nhất cắt giảm chi tiêu. Nếu không thể cắt giảm được th́ không c̣n cách nào khác là "đ̣i" tiền chồng. Đây là cách giải quyết phổ biến nhất nhưng không phải ai cũng đạt được hiệu quả.

Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Lam Hà, Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ 1900585868, nếu không biết tiết kiệm, không quản lư và kiểm soát được vấn đề chi tiêu th́ các bà nội tướng sẽ làm cho gia đ́nh ḿnh rơi vào t́nh thế bấp bênh, không ổn định, không tạo được sự an tâm cho người chồng. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều lục đục trong gia đ́nh. Một người phụ nữ "biết đủ là đủ", tiêu pha vừa vặn, khoa học không những tạo cho gia đ́nh một sự ổn định mà c̣n tiết kiệm để lo những việc lớn cùng chồng, làm cho đức lang quân không khỏi khâm phục ngỡ ngàng...

Một nghiên cứu gần đây do Post Office và Hiệp hội Family Doctors' Association (Mỹ) cho thấy, việc lo lắng đến tiền bạc đang bắt đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. 78% các bác sĩ nói rằng họ thấy số lượng bệnh nhân bị stress và căng thẳng do tiền bạc ngày càng tăng nhiều hơn. Nếu vấn đề tài chính chưa ảnh hưởng đến sức khỏe th́ khả năng nó ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng là rất cao. Kết quả điều tra về thực trạng gia đ́nh Việt Nam cũng cho thấy, có đến 27% số cuộc ly hôn xuất phát từ vấn đề tiền bạc.

Cắt giảm chi tiêu

Theo bà Vũ Huệ Giang, chuyên gia tài chính của Tổng đài tư vấn tài chính và kế toán thuế Vinafas, giá cả tăng đă tác động không nhỏ tới đời sống của đa số người dân. Điều đáng nói là những mặt hàng liên quan mật thiết đến người dân như thực phẩm, đồ uống, xăng, chất đốt...tăng nhiều nhất. Tăng giá những mặt hàng thiết yếu đă làm cho hầu hết các cán bộ công chức cho tới người lao động nghèo, sinh viên, trở nên lao đao.

Bà Giang phân tích, việc đội sổ chi tiêu ở mỗi gia đ́nh, ngoài lư do khách quan là giá cả tăng, c̣n v́ lư do chủ quan là không biết cách cắt giảm chi tiêu, hay nói cách khác là giảm mức sống của ḿnh xuống thấp hơn. Ví dụ, một cán bộ công chức nhà nước với mức thu nhập A sẽ có mức sống là A'. Trong khi thu nhập vẫn giữ là A, nhưng giá cả tăng lên th́ đương nhiên sẽ phải điều chỉnh mức sống xuống thấp hơn là B. Cụ thể hơn khi đánh giá mức sống A này vào chính bữa cơm của gia đ́nh cán bộ đó gồm có thịt, cá, rau. Nếu muốn giảm mức sống đó xuống th́ phải bớt đi một loại thực phẩm, hoặc thay v́ mua 5 th́ anh chỉ mua được 3, hoặc thay v́ mua thịt th́ anh có thể mua thứ thực phẩm khác rẻ tiền hơn như trứng, đậu...

Cũng theo bà Giang, trong khi hoàn cảnh bắt ḿnh phải sống khổ hơn mà ḿnh vẫn giữ nguyên mức sống cũ th́ đương nhiên sẽ lạm chi. Không ai đi vay măi để chi tiêu được. Nếu không thể tăng thêm khoản thu nhập nào th́ không c̣n cách nào khác là phải tiết kiệm.

Theo GiaDinh