PDA

View Full Version : Tiết lộ sự thờ ơ trước tội ác diệt chủng người Do Thái


tonycarter
01-11-2011, 05:46
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cả châu Âu đều hiểu rằng: "Người đứng đầu Đức Quốc xă Hitler là một kẻ có tư tưởng bài Do Thái rất quyết liệt và cực đoan". Trong cuốn sách được xuất bản của Hitler vào năm 1925 mang tên "Sự phấn đấu của tôi", Hitler có đề cập kế hoạch dùng xe hơi ngạt và thuốc độc để tàn sát người Do Thái. Nhưng tất cả những kế hoạch tàn độc đó của Adolf Hitler đă không "chạm" được tới ḷng "trắc ẩn" đối với giới chức Anh và Mỹ, thay vào đó chỉ là thái độ thờ ơ của họ.

Tàn sát ghê rợn

Năm 1941, những cuộc đồ sát người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành "Đại diệt chủng người Do Thái". Lúc này, Hitler đă đặt phương châm cho kế hoạch tàn sát này của ḿnh là: "Giết sạch không ghê tay". Trong năm này, sau khi chiếm đóng Belarus, Đức Quốc xă đă sử dụng các bệnh nhân tâm thần trong các bệnh viện ở Minsk làm vật thí nghiệm. Lúc đầu, những người này bị buộc đứng sát nhau theo hàng dọc để bị giết bằng cách bắn xâu chuỗi, nhưng quân Đức lúc đó cho rằng, phương pháp này là quá chậm. Rồi chất nổ được sử dụng, nhưng số người chết không nhiều trong khi nhiều người khác chỉ bị mất tay và chân. Sau cùng, người Đức chọn cách dùng súng máy để giết hết số bệnh nhân tâm thần này.

Tháng 10/1941, tại Mogilev, Đức Quốc xă thử nghiệm một loại h́nh khác mang tên Gaswagen, tức xe hơi ngạt. Đầu tiên, họ sử dụng một xe quân sự hạng nhẹ, nhưng phải mất 30 phút mới giết chết nạn nhân; kế đó, họ dùng một xe tải lớn hơn, nhét đầy người vào trong và chỉ cần 8 phút để kết thúc mạng sống tất cả người trong xe. Tiếp sau đó, các cuộc tàn sát được tiến hành có hệ thống trên toàn bộ lănh thổ bị Đức Quốc xă chiếm đóng. Tại 35 quốc gia ở châu Âu có người Do Thái và những nạn nhân khác bị bắt và đưa đến các trại lao động tại một số nước, cho đến các trại hành quyết tại những nơi khác. Những vụ hành quyết tập thể xảy ra nhiều nhất tại Đông Âu và Trung Âu. Năm 1941, trong số hơn 7 triệu người Do Thái thiệt mạng, có khoảng 5 triệu người bị giết tại đây, trong đó có 3 triệu người chết ở Ba Lan và hơn 1 triệu người chết ở Liên Xô. Hàng trăm ngàn người khác bị giết ở Hà Lan, Pháp, Bỉ, Nam Tư và Hi Lạp...

Không phải việc của ḿnh...

Để phát động cuộc “đại diệt chủng” trên quy mô toàn châu Âu, Hitler thường sử dụng những mật mă riêng để truyền mệnh lệnh tới các nước bị Đức Quốc xă chiếm đóng. Thường th́ Hitler hay sử dụng sóng vô tuyến điện để ra lệnh và nắm bắt t́nh h́nh cho kế hoạch man rợ của ḿnh trên khắp lănh thổ châu Âu. Tuy nhiên, tất cả những tần sóng này của Đức Quốc xă đều bị một cơ quan t́nh báo của Anh khi đó bắt được sóng và giải mă. Trong năm 1941, tất cả những tài liệu liên quan đến cuộc đại diệt chủng do Hitler phát động đều được đặt lên bàn của Thủ tướng Anh khi đó là ông Winston Churchill.

Cuối tháng 7/ 1941, trong một bài phát biểu trên đài phát thanh, sau khi ca ngợi một số thành tựu của Hồng quân Liên Xô, Thủ tướng Anh Winston Churchill đă nói một vài câu mang tính cảnh giác tới quần chúng: “Lực lượng cảnh sát của Đức đă nhẫn tâm giết chết hàng chục ngh́n người dân vô tội. Đây là tội ác dă man nhất kể từ khi dân Mông Cổ quét qua châu Âu vào thế kỷ thứ 13”.

Mặc dù trong vài lời phát biểu ngắn ngủi của ḿnh, Thủ tướng Winston Churchill đă không hề nhắc tới con số chính xác những người bị giết hại, thậm chí ông cũng không nói tới 3 chữ “Người Do thái”. Tuy nhiên, sự đánh động này của Winston Churchill đă làm cho cơ quan t́nh báo của Anh khi đó đă phải giật ḿnh. Theo đánh giá của người đứng đầu cơ quan t́nh báo Anh th́ “Không hiểu ngài Thủ tướng này muốn cái ǵ?”. Tất cả những thông tin t́nh báo mà Anh giải mă được từ Đức Quốc xă không chỉ liên quan tới việc tàn sát người Do Thái mà c̣n rất nhiều tin quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp cục diện của cuộc chiến. Đó là những thông tin tuyệt mật và “bất khả lộ”. Đối diện với sự phẫn nộ không bằng ḷng từ các nhân viên t́nh báo, Thủ tướng Winston Churchill đă phải nhượng bộ và từ đó tất cả những thông tin liên quan tới việc thảm sát người Do Thái đều không được nhắc tới.

Sau đó, một loạt những hoạt động tuyên truyền nhằm trấn an các phương tiện truyền thông ở nước Anh cũng được thực hiện. Những người đứng đầu Chính phủ Anh khi đó chỉ ra rằng: “Việc thông báo những con số về thảm hoạ diệt chủng mà Đức Quốc xă đang tiến hành không đem lại tác dụng ǵ cho nước Anh, và nếu có nói th́ người dân cũng không tin. V́ thế tốt nhất là không nên b́nh luận ǵ”(!?).

Không những vậy, vào năm 1942, Bộ Ngoại giao Anh đă tỏ một thái độ “cực kỳ lănh đạm” đối với việc đề nghị giải cứu người Do Thái từ yêu cầu của đại sứ quán Bungari. Lúc này, sứ quán Bungari muốn Anh cấp thị thực cho 7 vạn người Bungari gốc Do Thái nhập cảnh vào nước này tránh các vụ thảm sát, tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Anh khi đó đă gửi một bức điện tín với chỉ 2 chữ: “Quá đáng”. Sau đó, vị bộ trưởng này đă t́m đủ mọi lư do để tŕ hoăn việc giúp đỡ này. Và đương nhiên, những thông tin này cũng chỉ mang tính chất nội bộ.

C̣n đối với Mỹ, những thông tin liên quan đến các vụ tàn sát người Do Thái thỉnh thoảng mới được đề cập tới với những nội dung cực kỳ ngắn gọn và đơn giản. Trên báo chí của Mỹ khi đó, người ta thường “lái” độc giả sang những nội dung đáng quan tâm khác hơn là vụ thảm sát không phải... ở nước Mỹ. Nếu như có những báo nào đề cập hơi quá tới vụ thảm sát Holucaust (tên gọi về cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái của phát xít Đức) th́ chủ biên của tờ báo đó cần phải “xem xét lại tŕnh độ”. Và đối với Chính phủ Mỹ, họ coi đó như “không phải việc của ḿnh”.

Liệu có làm ngơ trước tội ác diệt chủng?

Theo như quan điểm của những người đứng đầu Chính phủ Mỹ khi đó: “Việc nhúng tay quá sâu vào vụ thảm sát Holucaust đối với người Do Thái chỉ mang lại nguy hiểm cho nước Mỹ”. Nó có thể gây nên sự báo thù điên rồ từ phía Đức Quốc xă, kết quả sẽ là “sự bất lợi lớn đối với trục liên minh quân sự có sự tham gia của Mỹ”. V́ thế tại thời điểm đó, Mỹ coi vụ thảm sát Holucaust như là một thảm kịch "không thể tránh khỏi" và tốt nhất là không nên nhắc tới nó để tránh một thảm kịch mới rất dễ có thể xảy ra(!?).

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều nhà sử học đă tranh luận rất nhiều về 2 vấn đề: Các nước Anh, Mỹ có biết kế hoạch diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức hay không, và nếu biết th́ tại sao họ không ngăn chặn? Sau khi có được câu trả lời, những chuyên gia này lại đều cùng chung một nhận định rằng: “Các nước lớn v́ quyền lợi ích kỷ của họ đă làm ngơ hoặc nhẹ tay trước tội ác diệt chủng. V́ thế nhân dân các nước phải tự ḿnh mạnh dạn đấu tranh vạch trần tội ác diệt chủng chứ không thể trông chờ ḷng tốt từ các nước này”.


HẢI HIỀN
ĐSPL