PDA

View Full Version : Ư tưởng Liên minh quân sự Hàn - Nhật bị phản ứng


jojolotus
01-12-2011, 06:15
T́nh h́nh bất ổn tại Đông Bắc Á dường như đang thôi thúc quân đội Nhật Bản và Hàn Quốc "kết thân", song ư tưởng về một "liên minh quân sự Tokyo - Seoul" vẫn chưa thể thành sự thực.

Ư tưởng vừa manh nhă

Trong bối cảnh an ninh tại khu vực Đông Bắc Á với điểm nóng “chảo lửa” Triều Tiên chưa có dấu hiệu lắng dịu, báo giới Hàn Quốc bất ngờ dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản đưa ra ư tưởng “liên minh quân sự Hàn – Nhật”.

Theo một số tờ báo, đề xuất này được ông Maehara đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Hàn Quốc nhân dịp đầu năm.

“Nhật Bản hy vọng kết thành quan hệ đồng minh với Hàn Quốc trong lĩnh vực bảo đảm an ninh”, một tờ báo trích lời ông Maehara khẳng định.

Nhiều tờ báo Hàn Quốc thậm chí c̣n “vẽ ra viễn cảnh”, một khi hai nước kết thành đồng minh, quân đội Hàn Quốc không những sẽ triển khai tập trận chung với Lực lượng pḥng vệ Nhật Bản, mà c̣n trong trường hợp bán đảo Triều Tiên nổ ra xung đột th́ lực lượng này sẽ có thể điều quân tới chi viện cho Hàn Quốc và triển khai hợp tác toàn diện với Hàn Quốc trong lĩnh vực bảo đảm an ninh và quân sự.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20110110/tg_10.1_Nhat1in.jpg
Báo giới Hàn Quốc loan tin về viễn cảnh "liên minh quân sự Hàn - Nhật".

Trong khi đó, tờ Yomiuri của Nhật Bản cũng cho hay, Seoul và Tokyo nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết giữa quân đội hai nước trong bối cảnh khu vực Đông Bắc Á trở nên căng thẳng do các động thái của Trung Quốc và Triều Tiên.

Trên thực tế, quan hệ quốc pḥng Hàn - Nhật đang được xúc tiến với sự ủng hộ hết ḿnh từ Mỹ. Hồi tháng 7/2010, các quan sát viên Nhật Bản tham dự cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ. Đến tháng 12, một nhóm quan chức quốc pḥng Hàn Quốc cũng chứng kiến cuộc diễn tập mang tên Keen Sword giữa Nhật và Mỹ.

Ư tưởng quân đội Hàn – Nhật “gắn bó khăng khít” dường như cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của Mỹ. Đặc phái viên Mỹ tại Stephen Bosworth trong tuyên bố mới đây hàm ư kêu gọi Tokyo và Seoul tăng cường hợp tác quân sự nhằm chặn đứng các "hành động khiêu khích" của B́nh Nhưỡng.

Hậu quả khó lường

Tuy nhiên, ngay sau khi giới truyền thông Hàn Quốc loan tin về kế hoạch c̣n trong giai đoạn ư tưởng này, giới chuyên gia và quan chức cả ở Seoul lẫn Toyko đều phản ứng quyết liệt.

“Hàn – Nhật lập liên minh quân sự sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía Trung Quốc, đồng thời trở thành động lực thôi thúc Bắc Kinh tăng cường hợp tác quân sự với Triều Tiên. Khi đó, hậu quả đối với an ninh của người dân Hàn Quốc sẽ trở nên khó lường”, một quan chức Hàn Quốc giấu tên khẳng định.

Nhiều chuyên gia phân tích tại Hàn Quốc cũng dự cảm được “sự chẳng lành” đó. Ông Mingi Hyun, chuyên gia tại Viện nghiên cứu chiến lược hải quân Hàn Quốc nhấn mạnh: “Giới chức quân sự cần cân nhắc đến nhân tố Trung Quốc trước khi tính đến viễn cảnh liên minh với Nhật”.

Theo ông, hiện nay, khu vực Đông Bắc Á có hai liên minh quân sự lớn là liên minh Nhật-Mỹ và liên minh Mỹ-Hàn, nếu Nhật Bản và Hàn Quốc lại kết thành đồng minh th́ toàn bộ Đông Bắc Á sẽ không khác ǵ hoàn toàn quay trở lại thời kỳ chiến tranh Lạnh. Khi đó, đương nhiên Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ nằm về hai chiến tuyến khác nhau.

Ngoài ra, Bắc Kinh là đối tác thương mại số 1 của Seoul, do đó, sẽ chẳng có lợi ǵ nếu Hàn Quốc liên kết với Nhật Bản để tự đưa ḿnh ra “xung trận” với Trung Quốc.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20110110/tg_10.1_Nhat2in.jpg
Nhật, Hàn kết thành liên minh chỉ khiến Trung Quốc - Triều Tiên thêm gắn bó.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng bác tin về việc Ngoại trưởng Seiji Maehara bày tỏ hy vọng Tokyo thiết lập quan hệ đồng minh quân sự với Seoul.

Tuyên bố của bộ Ngoại giao Nhật khẳng định, ư của Ngoại trưởng Maehara là Nhật-Hàn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh là rất quan trọng; đồng thời chủ trương xây dựng môi trường có lợi cho triển khai đối thoại tốt đẹp giữa Nhật-Hàn trên lĩnh vực bảo đảm an ninh.

Theo giới phân tích nước này, sự “chùn bước” của Toyko trong sáng kiến này cũng không nằm ngoài lư do e ngại Bắc Kinh.

Hideake Kase, tác giả của hàng loạt cuốn sách và bài báo về chiến lược quân sự của Nhật Bản nhận định: “Thái độ lạnh nhạt của giới chức Nhật Bản đơn giản là để bảo vệ sự an toàn cho người dân trong nước bởi họ lường trước được phản ứng tiêu cực của Triều Tiên và Trung Quốc”.

Hơn nữa, làn sóng bài Nhật trong một bộ phận dân chúng Hàn Quốc cũng đủ để khiến ư tưởng đó sụp đổ. Xu hướng bài Nhật của dư luận Seoul xuất phát từ thời kỳ chiếm đóng của phát xít Nhật trước đây.

“Nhiều người dân Hàn Quốc vẫn chưa thể nhẹ ḷng và không tin tưởng Nhật Bản bởi cho rằng, Tokyo nợ họ một lời xin lỗi cũng như nhưng bù đắp thỏa đáng cho tội ác chiến tranh mà phát xít Nhật gây ra trong chiến tranh thế giới thứ 2”, ông Muyn cho hay.

Giải pháp t́nh thế

Trước những “chướng ngại vật” trên, giới chức Hàn Quốc và Nhật Bản chắc chắn phải tạm xóa bỏ khái niệm “liên minh quân sự”. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, hai bên vẫn không thể “khoanh tay đứng nh́n”. V́ vậy, Seoul và Toyko t́m được một cách tiếp cận khác đơn giản và dễ được chấp nhận hơn.

“Vẫn c̣n quá sớm để đề cập đến vấn đề kết thành liên minh quân sự. Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán sắp tới, lănh đạo quân sự hai nước chắc chắn sẽ cân nhắc lộ tŕnh kư kết thỏa thuận hợp tác quốc pḥng”, một quan chức quân sự Nhật Bản nhấn mạnh.

Hàn Quốc có thỏa thuận tương tự với 21 nước nhưng chưa bao giờ thiết lập với Nhật.

Theo quan chức này, trong chuyến thăm Seoul bắt đầu từ hôm nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Toshimi Kitazawa dự kiến sẽ thảo luận với người đồng cấp Kim Kwan-jin về phương án kư thỏa thuận về việc chia sẻ thông tin quân sự mật hoặc hỗ trợ về quân nhu.

Ngoài ra, trong tuyên bố sau cuộc gặp sắp tới, Tokyo và Seoul đặt mục tiêu đạt được một thoả thuận an ninh cho phép quân đội hai nước hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ ǵn giữ hoà b́nh và cứu trợ thiên tai ở nước ngoài.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu hợp tác quân sự Hàn – Nhật dừng lại ở thỏa thuận quốc pḥng như trên th́ không chỉ không “khuấy đảo” t́nh h́nh khu vực mà c̣n khiến người dân thấy an ḷng hơn.

Trà My (tổng hợp)
Theo ĐấtViệt