PDA

View Full Version : Chí Phèo ngày nay


adams
01-18-2011, 02:26
Chí Phèo là một điển h́nh xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn cùng tên, đă từ trang sách bước ra và sống măi với đời. Càng nghĩ về Chí Phèo, người ta càng giật ḿnh bái phục tài năng Nam Cao, đă dựng nên một h́nh tượng điển h́nh cho một kiểu người, một kiểu tính cách có giá trị xă hội phổ quát, đến nay vẫn c̣n nguyên tính thời sự.

http://tamnhin.net/Uploaded/thuytran/Images/bi%e1%ba%bfm%20ho%e1%ba%a1/yeu%20phai%20chi%20pheo.jpg

Yêu phải Chí Phèo (h́nh minh hoạ: internet)



Từ sai lầm của sách giáo khoa…

Bây giờ, chỉ cần nói “đồ Chí Phèo” hay tính cách Chí Phèo là người cho dù chưa đọc tác phẩm của Nam Cao cũng đă h́nh dung ra: tha hoá, liều lĩnh, gây sự, manh động, anh hùng nhất khoảnh, bất chấp pháp luật, và đặc biệt là ngón chửi không tiền khoáng hậu.

Trong truyện có một vài chi tiết đặc sắc nói lên tính cách của nhân vật: Chí Phèo đ̣i mua rượu chịu, mụ hàng rượu không cho, thế là y lập tức xoè diêm, đ̣i đốt quán. Cầm chai rượu về, y thản nhiên bẻ vài quả chuối của dân, rồi bốc một nhúm muối của cô hàng xén để nhắm rượu. Chửi đổng không ai đáp lại, y chửi luôn cả làng, chửi cả những kẻ không chửi nhau với y. Đến chửi bới nhà Bá Kiến không xong, thế là y tự lấy mảnh chai rạch mặt, kêu làng ăn vạ. Ngay cả mối t́nh với Thị Nở mà không ít người vẫn ca tụng, thực chất bắt nguồn từ hành vi cưỡng bức của Chí Phèo, và vừa cưỡng bức, y vừa la làng. Sau đó Chí Phèo bị lợi dụng, trở thành kẻ chuyên đốt nhà, ăn vạ dân làng, thực hiện mưu đồ thâm hiểm của Bá Kiến. Trong thời kỳ mê muội ấy, Chí Phèo tự đắc: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta!”.

Một giảng viên đại học hài hước: Chí Phèo ngày nay vẫn nhiều lắm, không phải mấy anh say rượu lè nhè rồi đánh chửi vợ con, quấy rối hàng xóm hay mấy tay lưu manh mạt hạng đâu, mà là cà vạt cổ cồn hẳn hoi đấy.

Sai lầm của SGK Ngữ văn là chỉ hướng học sinh nh́n nhận Chí Phèo như một kiểu nạn nhân đáng thương, thậm chí đáng ca ngợi, mà cố t́nh bỏ qua không chú ư đến những mặt tiêu cực, đáng phê phán trong tính cách nhân vật.

Và hậu quả là người ta đua nhau bắt chước Chí Phèo.

Những Chí Phèo con

Mấy tay thanh niên choai choai thực hiện chính sách “cấm vận” gái làng, trai làng khác vào là vây đánh, phá xe. Nhiều vụ án mạng đă xẩy ra.

Trước nạn “cẩu tặc” (bắt trộm chó) hoành hành, người dân nhiều nơi đă tự tổ chức vây bắt, rồi hè nhau đốt xe, đánh người thành thương hoặc tử vong. Đến lượt “cẩu tặc” cũng ra tay sát hại những người truy đuổi chúng. Nhiều cái chết thương tâm, nhiều kẻ đă vướng ṿng lao lư. Chí Phèo lại gặp Chí Phèo.

Những kẻ trấn lột, xin đểu dĩ nhiên là hậu duệ Chí Phèo. Nhưng một vị hiệu trưởng trường nọ bắt giáo viên ngày nghỉ đến lau chùi nhà trường, chùi xe cho ḿnh, chửi giáo viên ngay trước mặt học sinh th́ cũng là một “Chí Phèo con”.

Gần đây hơn, một vị lănh đạo một tập đoàn lớn khi nghe câu hỏi “khó” về khoản nợ khổng lồ của một phóng viên trong một buổi họp báo, đă nổi cáu, gạt micrô, sừng sộ với phóng viên. Chí Phèo tái xuất!

Chồng bắt vợ làm việc nhà từ A đến Z, c̣n ḿnh th́ chơi bài bạc thâu đêm, vợ có lời khuyên, thế là “tung chưởng”, đuổi ra khỏi nhà. Một đám thanh niên choai choai ngồi trong quán, cho rằng một người đi qua “nh́n đểu” ḿnh, thế là đuổi theo đánh giết. Trong trường phổ thông, h́nh thành các băng hội để xin đểu, thậm chí bắt bạn học nộp tiền hàng tháng. Đơn giản v́ chúng “mạnh” nhất trong trường đó. Chí Phèo đâu cũng gặp.

“Vơ” chửi Chí Phèo

Về kiểu chửi của Chí Phèo, chúng tôi cho rằng Chí Phèo lại là con đẻ của người phụ nữ tác giả “Bài chửi mất gà” bất hủ. Chửi có thể coi là một “truyền thống” của người Việt (có lẽ nước khác cũng có). “Chửi”, theo Từ điển tiếng Việt: “thốt ra những lời lẽ thô tục, cay độc để xúc phạm, làm nhục người khác”. Trong tiếng Việt có khá nhiều từ đồng nghĩa: chửi bới, chửi chó mắng mèo, chửi đổng, chửi mắng, chửi rủa, chửi mát, chửi xỏ, chửi thề, lăng mạ, nguyền rủa…Bà nông dân mất gà, không t́m được thủ phạm, đành chửi cho hả giận. Chí Phèo bế tắc, căm giận kẻ đă đày đoạ ḿnh nhưng không làm ǵ được, đành chửi…

Chửi là hành vi để xả stress khi bất lực, nghĩa là hành động của kẻ yếu, yếu thế. Kẻ mạnh thực sự không cần chửi. Chửi, như định nghĩa, c̣n là hành vi của người có văn hoá thấp, cũng như địa vị thấp kém. Dĩ nhiên cả bà lăo mất gà và Chí Phèo là kẻ đáng thương. Lâm vào hoàn cảnh ấy, người ta không có cách ứng xử khác.

Thực chất, chửi là một “phép thắng lợi tinh thần” (cách diễn đạt của Lỗ Tấn), là “vũ khí” của những kẻ yếu, thất bại, thua cuộc. Yếu thế, bại trận nhưng không chấp nhận, tự ru ngủ trong chiến thắng tưởng tượng bằng cách chửi. Càng cay cú càng chửi dữ dội. Khách xem hàng xong, không ưng ư, bỏ đi, bị chủ quầy chửi. Giám đốc điều hành cơ quan không xong, mọi việc rối tung cả lên, thế là “ca nhạc”. Cha mẹ, thầy cô dạy dỗ con cái, học tṛ không xong, chửi.

Chuyện dân gian kể rằng có vợ nọ cay cú chồng quá, muốn chửi nhưng lại sợ chồng đánh. Nhân khi chồng đi khỏi, cô ta bèn lẩm bẩm: “Đồ cái mặt như…”. Vừa lúc chồng về, hỏi: “Mày nói cái mặt tao ra sao?”, bí quá cô bèn chống chế: “như cái Mặt trời”.

Đọc xong, vừa buồn cười cho cái láu cá của cô vợ, nhưng cũng thật đáng thương cho thân phận thảm hại kẻ thấp cổ bé họng, muốn “đánh nguội” bằng ngôn ngữ cũng không xong. Bây giờ thời internet, các “Chí Phèo con” nấp dưới các nickname ảo (ẩn danh) tha hồ chửi bới. Dạo qua một số diễn đàn, thật kinh hồn trước “công phu chửi” của không ít kẻ đă đến mức thượng thừa, siêu đẳng. Một số chửi nhau trên mạng lâu thành nghiện, phải lùng sục cái ǵ đó để chửi bới cho đă. Những kẻ này, miệng th́ “đâm năm chém mười”, nhưng nghĩ cho cùng đều là những kẻ hèn, đáng thương hại. Càng “hô phong hoán vũ” càng cay cú, thê thảm.

Xử lư “rác ngôn ngữ” như thế nào?

“Đồng hành” cùng chửi là nói tục. Thực chất chửi đă bao hàm cái thô tục. Ngày nay, nói tục, chửi bậy đă thành một thứ dịch tràn lan, nhiễm vào giới trẻ, cả những người có học vấn, địa vị. Có người nói tục thành “nghiện”, và chứng bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Ngôn ngữ có lời hay ư đẹp, “lời vàng ư ngọc” th́ những từ thô thiển, tục tĩu chính là một loại “rác ngôn ngữ”.

Loại rác này không chỉ làm bẩn cộng đồng mà trước hết “tấn công” gây hại “thân chủ”. Ở cấp độ đơn giản nhất, nói như Nam Cao, do “tai liền miệng” nên “thân chủ” là người đầu tiên (có thể là duy nhất) “thưởng thức” những “sản phẩm đặc biệt” của ḿnh. Nguy hại hơn, “Ếch chết tại miệng”, “lời nói đọi máu”, hiện chưa có thống kê nào về những vụ ẩu đả, xô xát, đổ vỡ, thậm chí án mạng do những lời nói khiếm nhă gây nên, nhưng chắc rằng không phải ít. Chửi bới khiến người ta mù loà về tư duy, và xơ cứng, chai sạn về nhân cách. Từ “ác khẩu” đến “ác tâm” rồi “thủ ác”, khoảng cách không có ǵ lớn lắm.

Ở Singapore đường phố sạch bóng v́ họ phạt rất nặng những người xả rác vô ư thức. Nên chăng cần có quy định xử phạt những kẻ nói tục, chửi bậy nơi công cộng, để ngặn chặn, xoá bỏ thứ “rác thải ngôn ngữ” đang đầu độc bầu không khí văn hoá cộng đồng?


Trần Quang Đại
(TamnhinNet)