PDA

View Full Version : Sài G̣n, những ngày cuối năm


vuitoichat
01-21-2011, 14:40
Không khí Xuân vẫn không che được nỗi âu lo

Tết Tây chỉ dành riêng cho Tây. V́ thế trước kia, Tết Tây lạnh nhạt như mọi ngày. Tây rút vào ăn Tết với nhau trong khách sạn hoặc các khu dân cư riêng biệt, không khí thành phố vẫn b́nh thường dù người đi làm được nghỉ một ngày.

http://film4asia.com/forum/attachment.php?attac hmentid=74315&stc=1&d=1295620726
Mũ và quần áo sida ở chợ Bà Chiểu. (H́nh: Sài G̣n Cô Nương/Người Việt)

Vài năm gần đây, Tây đông quá tràn ra đường đón Tết nên ta cũng cũng khiêu vũ, tiệc tùng góp vui. Tuy nhiên khi ngày Mồng Một Tháng Giêng vừa qua, không khí của Tết ta từ đấy bắt đầu trỗi lên, mới thực sự đón Tết.

Suốt khoảng thời gian một tháng trở đi, đêm dài ngày ngắn, khí hậu se se của mùa gió bấc khiến phố phường bỗng chốc chuyển ḿnh mang hương vị Mùa Xuân, mang hương vị đặc biệt của Tết ta. Bởi v́ Tết ta không vỡ ̣a sâm banh, ca hát nhảy nhót ở sân khấu, trong gian pḥng nào đó mà trải rộng khắp nơi. Đi ngoài phố bắt đầu nh́n thấy Mùa Xuân qua những gốc cây quét vôi trắng xóa, bồn hoa được trồng mới ở một số bùng binh và nhất là Việt kiều đổ về ngày càng đông trên các con đường trung tâm thành phố.

Nhà dân chưa cọ rửa sơn phết nhưng các cơ quan xí nghiệp, dinh thự đă bắt đầu thuê công ty đến làm vệ sinh nhà cửa. Mọi năm học sinh chỉ nghỉ một tuần như người lớn nhưng năm nay được nghỉ mười một ngày không biết làm sao cho con nít tiêu hết khoản thời gian này. Sinh viên ngoại tỉnh sợ hết vé máy bay, vé xe đ̣ nên bỏ học, đă lo về quê trước cả tháng. Riêng các công nhân gần thành phố vẫn cố đi làm. Chị Thảo, công nhân may cho một cơ sở may áo thung B́nh Thạnh cho biết đến 28 Tết mới về nhà ở B́nh Phước.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/125941-VN_NTHA_ThanhPhoCuoi Nam_TanThuan_012011-400.jpg
Quần áo giá rẻ ở chợ nhỏ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (B́nh Thạnh). (H́nh: Sài G̣n Cô Nương/Người Việt)

Riêng các vườn trồng hoa ở Hóc Môn, B́nh Chánh, Thủ Đức... méo mặt. Nhiều bờ bao bị vỡ cuối mùa mưa vừa rồi cộng thêm thời tiết thất thường khiến vườn mai ngoại thành năm nay bị thất, chỉ c̣n trông cậy vào vườn mai dưới Sa Đéc. Cũng giống như ngoài Bắc đi thuê đào, nhiều cơ quan lớn như ngân hàng, công ty chứng khoán, khách sạn... tất tả t́m nơi thuê mai.

Mua một cây mai về chưng, hết mấy ngày Tết không biết để đâu và cũng không sẵn người chăm sóc nên trước kia qua Tết, người ta thường gửi lại nhà vườn trông nom hộ. Tuy nhiên sau mấy vụ khi Tết sau khách quay lại, nhà vườn chẳng biết làm ăn lỗ lă thế nào giải tán vườn, chủ biến mất tiêu. Phổ biến hiện giờ là thuê mai, khách cứ đến tận vườn chọn mai đẹp thuê về chưng mấy ngày Tết rồi trả lại, sang năm thuê cây khác. Như thế đỡ rắc rối rất nhiều.

Năm nay bớt cảnh đào đường, lô cốt nhưng không v́ thế mà bớt kẹt xe. Các cao ốc mọc lên ở khu trung tâm khiến cho đường sá, dù không phải giờ cao điểm vẫn kẹt xe triền miên.

Thị trường Tháng Chạp sôi động hẳn lên. Các siêu thị bán sỉ như Metro An Phú (quận 2), Metro B́nh Phú (quận 6)... cho tới chợ bán sỉ như B́nh Tây, Tân B́nh, An Đông lúc nào cũng đông nghẹt tiểu thương đóng hàng về các tỉnh. Lẽ ra sau các dịp lễ lớn, hàng mới giảm giá nhằm thanh toán số lượng tồn kho. Thế nhưng thành phố th́ khác, lúc nào cũng có hàng giảm giá, hàng khuyến măi.

Chẳng biết thực sự có giảm hay không và ít nhiều thế nào không rơ nhưng cứ thấy quảng cáo giảm giá là thiên hạ ùn ùn đi mua. Tất cả siêu thị đều tung ra chương tŕnh khuyến măi, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng... để tống đi các loại hàng ế ẩm và đáp ứng nhu cầu sắm Tết của dân ít tiền. Quả vậy, đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Ngày giỗ c̣n có thể thể tất nhưng Tết th́ không, Tết phải đầy đủ để lấy may suốt năm nên ngoài các cửa tiệm và quầy sạp trong chợ ngút ngàn th́ hàng hóa nhất tề rủ nhau đổ bộ xuống lề đường.

Phố xá tạm thời quang đăng vào ban ngày. Nguyễn Trăi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Lê Văn Sĩ, Quang Trung... suốt ngày đợi mau hết giờ hành chánh, cảnh sát lui về nghỉ ngơi. Khi đó chiều tối mát mẻ là lúc quần áo, giày dép, túi xách, mắt kính... đổ đống ra thống lĩnh vỉa hè với hàng thật, hàng giả, hàng nhái, hàng đắt, hàng rẻ đủ loại, đủ giá cho đủ mọi thành phần khách mua.

Đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất như chợ Khiết Tâm (khu công nghiệp Sóng Thần), chợ Bà Hom (khu công nghiệp Tân Tạo), chợ Bùi Văn Ba (khu chế xuất Tân Thuận)... quần áo, bánh mứt... giá b́nh dân vài chục ngàn bày tràn lan ngoài lề đường dù bị báo động về vệ sinh vẫn được dân nhập cư tấp nập mua mang về quê làm quà.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/125941-VN_NTHA_ThanhPhoCuoi Nam_XoVietNgheTinh_0 12011-400.jpg
Hàng bán hạ giá gần khu chế xuất Tân Thuận. (H́nh: Sài G̣n Cô Nương/Người Việt)

Chỗ nào cũng nhan nhản ‘big sale’, ‘giá cực sốc’, ‘giá rẻ như cho’... có khi đến tám mươi phần trăm hay mua một tặng một, mua hai tặng... năm! Cứ rề xe sát lề đường là có thể tậu dễ dàng bất kỳ món đồ ǵ đó khỏi cần gửi xe mất công. Vả từ ngày nhà nước tuyên bố dẹp lề đường trong khi việc xây dựng các băi giữ xe vẫn c̣n nằm trong dự án th́ kiếm một chỗ gửi xe thật khổ.

Thật ra chiêu hàng xon đánh vào tâm lư ham rẻ của dân chúng chứ hàng xon toàn lỗi sợi, phai màu, qua mốt, sứt chỉ... C̣n như món hàng vừa ư th́ đúng giá ngày thường, không bớt một xu. Thấy “xon” là khách mua tới tấp chứ có mấy ai khảo giá để biết thường ngày món hàng đó giá bao nhiêu. Thôi th́ tiền nào của nấy, hàng xấu không quan trọng miễn vừa túi tiền dân nghèo.

Các cửa hàng kim khí điện máy “đại gia” như Nguyễn Kim, Thiên Ḥa... giảm giá đến bất ngờ khi cái bếp ga hai ḷ chỉ có 200,000 ngàn (chưa tới 10 đô Mỹ), máy sấy tóc chỉ hai mươi chín ngàn... Ai nấy nhăm nhe chiếc máy ảnh kỹ thuật số “mười bốn chấm” hạ giá chưa tới một trăm đô để Tết cả nhà diện áo mới đi chụp h́nh chợ hoa, hay là rinh chiếc TV LCD xuống c̣n năm, sáu triệu để xem chương tŕnh văn nghệ Xuân... Thành thử mới có vụ siêu thị điện máy Nguyễn Kim từng khuyến măi làm sao mà gần mười ngàn người đều trúng thưởng một chiếc xe hơi, gây kiện cáo lung tung. Chia chiếc xe hơi này ra th́ cuối cùng chắc mỗi người cũng được vài chục ngàn.

Thật ra khuyến măi trong tiệm cũng như ngoài lề đường giống nhau ở chỗ toàn hàng qua mốt hoặc đến hạn dọn kho cần mau chóng đẩy đi. Đánh trúng tâm lư cứ rẻ là mua nên chi để kéo chân khách hàng trong t́nh trạng giá cả leo thang, siêu thị trở nên đông nghẹt v́ quảng cáo giảm giá hàng loạt. Kết quả nhiều người cứ khuân về nhà chất đống những thứ không biết để làm ǵ. Chỉ có xi nê, rạp hát ế ẩm đóng cửa tu bổ, sơn phết để đầu năm tung ra hoạt động. Từ lúc này, ai nấy chỉ lo mua sắm chứ chưa vui chơi.

Bán buôn lời lỗ chỉ trông cậy vào tháng Tết, mai mốt ra Giêng ngồi chơi hàng mấy tháng liền đuổi ruồi nên ai nấy hối hả chớp thời cơ. Hàng ăn quán uống không hề chịu kém v́ vô số việc khiến người ta cần kéo nhau tới quán: Họp mặt tất niên, tổng kết cuối năm... nhất là đám cưới, đám xin đang mùa cao điểm, cô dâu chú rể lo cưới nhau cuối năm để Tết c̣n đi hưởng tuần trăng mật và kịp sang năm... sinh con như lời chúc của họ hàng, bạn bè.

Bây giờ hầu như không c̣n ai quây rạp trước nhà bày bàn ăn uống như trước kia nữa mà đều kéo nhau ra nhà hàng. Chỉ ra ngoại thành đất c̣n rộng và kinh tế cũng như sự xa xỉ không bằng nội thành th́ đám cưới mới chăng dây, kết hoa tiệc tùng tại nhà thôi.

Tuy nhiên điều kiện đầu tiên để mua sắm Tết nhất cần có là tiền. Ở Sài G̣n, mức thưởng Tết ở một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 532 triệu đồng, thấp nhất năm mươi ngàn, trung b́nh gần hai triệu...

Năm mươi ngàn đồng thời này chẳng biết mua được ǵ. Tiền lương có giới hạn và lâu lắm khi lạm phát đến mức chẳng đặng đừng th́ mức lương công chức mới được điều chỉnh. Trong khi chờ đợi sự điều chỉnh đó th́ để bù đắp, các cơ quan lách luật bằng cách tăng thu nhập cho nhân viên dưới h́nh thức tiền thưởng. Tiền chia cho lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, đoàn viên xuất sắc, lương tháng thứ 13, chia lợi nhuận, trích khen thưởng... Đủ mọi tên gọi, chia nhỏ số tiền ra để mỗi khoản lănh không quá năm trăm ngàn. Chịu khó kư tên mỏi tay cho nhiều thứ tiền lắt nhắt nhưng như vậy mới bảo đảm tiền chui hết vào túi, khỏi hao hụt đồng nào cho thuế thu nhập!

Thật ra lănh lương như thế chỉ có giới văn pḥng, c̣n công nhân hạng bét làm việc tay chân ở các xí nghiệp, công trường... chẳng những phụ cấp không có mà lương c̣n bị nợ nhiều tháng không trả.

Không khí Mùa Xuân vẫn không che lấp được sự lo lắng của đa số dân chúng. Lương chưa tăng nhưng ngoài các cơn băo lũ càn quét từ Bắc vào Nam vừa qua th́ cơn băo giá cũng hung hăn không kém. Đến nay, dân văn pḥng và người về hưu mới thực lănh tiền lương tăng 20%. Thế nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 đă chạm mức 2 con số: Tăng 11.75% mà dẫn đầu về mức tăng giá là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Một số mặt hàng thực phẩm, nhà nước hứa sẽ ráng giữ b́nh ổn giá đến... hết Tết.

Ngoại trừ tin đá banh, người dân c̣n sức đâu quan tâm tới tin quốc tế: Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên hay giẫm đạp chết người ở Ấn Độ... mà chỉ bạc đầu đối phó với những vấn đề trong nước: Giá vàng lao vụt như tên lửa, giá đất cao ngất ngưởng... Những vấn đề hàng ngày: Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá giữ xe tăng... Thứ ǵ cũng tăng. Làm sao để sống với vô vàn vấn đề khó bề giải quyết ẩn nấp dưới sự rộn ràng cận Tết, chính là nỗi lo của của người dân thành phố cuối năm.

Sài G̣n Cô Nương/Người Việt