PDA

View Full Version : "Quỷ đói" có thể khiến thời gian ngừng trôi


cuopbank
02-01-2011, 00:01
Rất có thể thời gian không thay đổi trong những hố đen đang ở trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, các nhà thiên văn khẳng định.

Hố đen là một trong những thứ kỳ lạ nhất trong vũ trụ bao la. Chúng xuất hiện khi vật chất bị nén trong một không gian cực nhỏ khiến mật độ vật chất trở nên siêu lớn. Giống như những con quỷ đói, hố đen hút mọi loại vật chất, kể cả ánh sáng, nhờ lực hấp dẫn khủng khiếp của chúng.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/29/hoden.jpg
H́nh minh họa hố đen. (Ảnh: wordpress.com)

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, số lượng hố đen trong vũ trụ khá lớn, song tới nay giới khoa học vẫn chưa hiểu những hoạt động, quá tŕnh diễn ra bên trong chúng. Con người thường áp dụng thuyết tương đối để t́m hiểu những quy luật của vũ trụ, song chúng trở nên vô nghĩa đối với hố đen.

“Những quy luật của hố đen nằm ngoài những kiến thức vật lư mà con người đă biết. Để hiểu những ǵ xảy ra bên trong hố đen, chúng ta phải tạo ra một nền tảng vật lư mới”, Juan Antonio Valiente Kroon, một nhà toán học của Đại học London, phát biểu với Space.

May mắn thay, khi hố đen tiến tới giai đoạn cuối cùng của cuộc đời th́ những quá tŕnh vật lư bên trong chúng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Space cho biết, Valiente Kroon và Thomas Backdam, một đồng nghiệp tại Đại học London, dựa vào thuyết tương đối để lập nên những phương tŕnh có khả năng giúp họ thấy những ǵ xảy ra trong giai đoạn cuối của hố đen.

Hai nhà khoa học cho rằng, khi tới giai đoạn đó, mọi thứ trong hố đen đều không thay đổi, nghĩa là thời gian không trôi.

“Ai đó có thể nói rằng một khi hố đen tiến sang giai đoạn già cỗi, chẳng có bất kỳ quá tŕnh nào diễn ra trong chúng”, Valiente Kroon nói.

Giới thiên văn nghĩ phần lớn thiên hà, bao gồm cả dải Ngân Hà, có hố đen ở trung tâm. Một số nhà nghiên cứu phán đoán mọi hố đen ở giữa thiên hà đều ở giai đoạn cuối trong quá tŕnh phát triển.

Vnexpress

cuopbank
02-01-2011, 00:05
Một hành tinh được phát hiện vào đầu năm 2010 đă được chứng minh là hành tinh nóng nhất từng được t́m thấy trong vũ trụ - các nhà khoa học cho biết.

Khí trên bề mặt của WASP-33B, hay c̣n được gọi là HD15082, có nhiệt độ kỷ lục là 3.200 độ C.

Nguồn gốc nhiệt độ cao kỷ lục của bề mặt hành tinh này được các nhà khoa học giải thích là do nó quay quanh gần quỹ đạo của chính nó, một ngôi sao nóng bỏng nhất được biết tới từ trước tới nay là 7.160 độ C.

Nó nằm cách Trái Đất 380 năm ánh sáng và thuộc cḥm sao Andromeda.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/29/moi.jpg
WASP-33B, hay c̣n được gọi là HD15082, có nhiệt độ kỷ lục là 3.200 độ C.

Các nhà khoa học đă từng đề cập tới sự tồn tại của hành tinh WASP-33B lần đầu tiên vào năm 2006 sau khi quan sát ngôi sao mẹ của nó.

WASP-33B lớn gấp 4,5 lần sao Mộc. WASP-33B quay quanh một ngôi sao của nó với quỹ đạo là 29,5 giờ.

Việc phát hiện ra nhiệt độ của hành tinh WASP-33B là nhờ nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Alexis Smith của đại học Keele ở Staffordshire, sử dụng một camera hồng ngoại trên kính viễn vọng William Herschel tại quần đảo Canary.

Hành tinh nóng nhất trong dải Ngân hà được biết đến trước đó là hành tinh có nhiệt độ 900 độ C. Nó có tên là WASP-12b, nằm cách Trái Đất 600 năm ánh sáng. WASP-12 là một ngôi sao lùn màu vàng nằm trong cḥm sao Auriga mùa đông. Nó được phát hiện bởi các nhà khoa học Anh trong năm 2008.

Theo Bee