PDA

View Full Version : T́nh yêu, một phát minh mới


cuopbank
02-04-2011, 06:02
Khoảng năm 1989 hay 1990 ǵ đó, tôi có viết một loạt bài về đề tài t́nh yêu trong thơ Việt Nam, trong đó, tôi nhấn mạnh đến hai luận điểm chính: một, trong văn học, t́nh yêu là khám phá mới; hai, trong cuộc đời, t́nh yêu giúp chúng ta khám phá ra (a) bản thân ḿnh; (b) người khác; và (c) thiên nhiên. Loạt bài này đăng trên tạp chí Quê Mẹ ở Paris đă lâu. Nay, tôi xin sửa lại chút ít, đăng thành bốn kỳ, như một món quà nhẹ nhàng trong những ngày Tết.

Lâu nay, nhiều người vẫn đinh ninh cho t́nh yêu là chuyện muôn thuở, do đó, t́nh yêu cũng là một đề tài vĩnh cửu trong văn học. Hễ có thơ có văn là phải có t́nh yêu, nếu không muốn nói là chính nhờ có t́nh yêu mà con người mới dạt dào cảm hứng để sáng tác nên những vần thơ óng ả cũng như những câu văn trau chuốt. Hơn nữa, có một số người c̣n cho là, về phương diện này, người xưa đa t́nh và đa cảm hơn chúng ta, dám sống chết v́ t́nh yêu hơn chúng ta ngày nay. Một trong những người chủ trương như thế là Xuân Diệu, người được xem là ông hoàng của thơ t́nh thời 1930-45. Có lần Xuân Diệu viết:

http://files.chungta.com/Image.ashx/image=gif/2651aed0b2f74cb6a59c1be4e0b88b30-Tinh%20yeu%20Y.gif/Tinh%20yeu%20Y.gif
Ảnh - Google

Hơi gió thở như ngực người yêu dấu
Mây đa t́nh như thi sĩ đời xưa.

Đa t́nh như thế nào? Một lần khác, Xuân Diệu lại viết, như ngầm giải thích cho câu hỏi ấy:

Ngày xưa thi sĩ mơ công chúa
Mơ khói trầm lên quyện mỹ nhân.

Thật ra th́ đó chỉ là chuyện Xuân Diệu tưởng tượng mà thôi. Qua thơ văn, tuyệt đối không có bằng chứng nào cho thấy người xưa đa t́nh hơn chúng ta bây giờ. Hơn nữa, đọc lại thơ Việt Nam từ xưa đến nay, chúng ta rất dễ thấy t́nh yêu chỉ là một đề tài mới, thật mới, trong lịch sử. Đó không phải là một đề tài muôn thuở như chúng ta dễ lầm tưởng. Ở trên thế giới, t́nh yêu với tư cách là một đề tài văn học, chỉ xuất hiện cách đây khoảng 7, 8 thế kỷ; ở Trung Hoa, nó xuất hiện muộn hơn một chút, cách đây khoảng 4 thế kỷ; c̣n ở Việt Nam th́ muộn hơn nữa, chỉ khoảng 2, 3 thế kỷ mà thôi.

http://sinhcon.com/nghe-thuat-yeu/images/xxxadmin/archive/images/1001%20cach%20to%20tinh/ham-nong-tinh-yeu-2.jpg
Ảnh - Google

Chúng ta nên nhớ là văn học viết Việt Nam chỉ xuất hiện từ thế kỷ 10. Từ đó cho đến hết thế kỷ 17, tức là trong ṿng khoảng bảy trăm năm, thơ văn Việt Nam chủ yếu tập trung vào các đề tài nhân sinh, lịch sử, đạo đức. Trong tuyển tập thơ văn Lư Trần, dày cả ngàn trang, không hề thấy có một bài thơ t́nh nào cả. Thơ của Lê Thánh Tông c̣n lại khoảng mấy trăm bài cũng không có một bài thơ t́nh nào. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm c̣n lại nhiều hơn, năm bảy trăm bài, cũng không hề có một bài thơ t́nh nào. Trong ṿng bảy thế kỷ, thơ t́nh, thực sự là thơ t́nh, chỉ c̣n lại khoảng vài ba bài. Trong đó, chỉ có một bài là chắc chắn, đó là bài thơ của Nguyễn Trăi (1380-1442):

Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng
Đầm ấm th́ thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dù c̣n chăn áo lẻ
Cả ḷng mượn đắp lấy hơi cùng.

Hơn 400 năm sau ngày Nguyễn Trăi qua đời, trong bài thơ “Khóc Bằng Phi” tương truyền là của vua Tự Đức, cũng xuất hiện lại cái tứ thơ nâng niu mùi hương của người ḿnh yêu như thế. Điều đáng buồn là trong bài “Khóc Bằng Phi”, mùi hương ấy là mùi hương của một người vợ đă qua đời:

Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi.

Trước bài "Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng" c̣n có một vài bài thơ t́nh nữa nhưng v́ xuất xứ của chúng không rơ ràng, nguồn thư tịch không chắc chắn, do đó, chúng ta cũng có thể nói bài thơ này của Nguyễn Trăi là bài thơ t́nh đầu tiên c̣n lại trong lịch sử văn học viết của Việt Nam.

Theo tôi, đó là một vinh dự lớn cho Nguyễn Trăi.

Lâu nay, chúng ta hay đề cao khía cạnh anh hùng trong con người của Nguyễn Trăi. Điều đó dĩ nhiên là đúng. Không ai có thể phủ nhận chuyện Nguyễn Trăi đă từng giúp Lê Lợi rất nhiều trong việc đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi vào năm 1427; sau đó, lại giúp cho Lê Lợi và các đời vua kế tiếp khá nhiều trong công cuộc xây dựng đất nước. Cũng không ai không biết Nguyễn Trăi được giới nho sĩ ngày xưa đánh giá là kẻ viết thư thảo hịch hay hơn hết mọi thời. Thơ văn của Nguyễn Trăi thường đầy khí phách, thơ Nôm th́ cứng cỏi, ngang ngạnh; thơ chữ Hán th́ hùng kính. Bài “B́nh Ngô đại cáo”, tác phẩm chính của Nguyễn Trăi được mọi người khen ngợi là một áng thiên cổ hùng văn của Việt Nam, là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam, sau bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất là bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của Lư Thường Kiệt hồi thế kỷ 11. Quả thật, đó là những điều không ai có thể chối căi được. Tuy nhiên, trong con người của Nguyễn Trăi c̣n có một khía cạnh khác, bên cạnh khía cạnh anh hùng, đó là khía cạnh t́nh tứ. Ông t́nh tứ đến độ nh́n đọt chuối non mới nhú, ông tưởng tượng đến một bức thư t́nh c̣n phong kín của ai đó gửi cho ông:

http://thunglunghoahong.com/Uploads/News/08112009/Love_Blog/20118204556-Tinh-yeu-ko-co-sai-lam-3.jpg
Ảnh - Google

T́nh thư một bức, phong c̣n kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem.

Nguyễn Trăi t́nh tứ đến độ về già ông vẫn c̣n lưu luyến những mối t́nh thời trai trẻ:

Tiếc thiếu niên qua, lật hạn lành
Hoa hoa, nguyệt nguyệt khéo vô t́nh
Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc
Đầu bạc xưa nay có thủa xanh.

Cả mấy thế kỷ sau, Nguyễn-Trăi-t́nh-tứ ấy mới có hậu duệ, trong đó, riêng trong ḍng văn học bằng chữ Nôm, có một số tên tuổi nổi bật như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, v.v...

Tuy nhiên, ở đây, tôi không muốn đi vào khía cạnh lịch sử của thơ về đề tài t́nh yêu. Nhắc qua một vài nét như trên, chủ yếu là để đi đến hai kết luận chính đă nêu lên từ đầu: một, t́nh yêu không phải là một đề tài vĩnh cửu như Hồ Dzếnh có lần viết "Thơ yêu khôn dứt trong thiên hạ"; hai, thơ t́nh chỉ là một phát minh khá mới trong lịch sử; riêng ở Việt Nam, may lắm, chỉ được vài trăm tuổi.

Nguyễn Hưng Quốc Blog - VOA