PDA

View Full Version : Lạm phát ở Việt Nam lên gần 14%


vuitoichat
03-25-2011, 11:46
'Tệ hại nhất kể từ Tháng Hai 2009'

HÀ NỘI (TH) - Lạm phát ở Việt Nam tiếp tục gia tăng trong khi thâm thủng mậu dịch trong tháng 3 cũng tệ hơn tháng 2. Cả hai chỉ dấu này sẽ đè nặng thêm trên giá trị của đồng nội tệ trước các biện pháp mà nhà cầm quyền trung ương loay hoay đưa ra để chống đỡ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/128628-VN_HaNoi_HangThitHeP ho_AFP_030211-400.jpg
Một bà bán thịt trên lề đường thành phố Hà Nội. Lạm phát đẩy giá thực phẩm tăng từ 20% đến 80%, nhưng Tổng Cục Thống Kê nói lạm phát của tháng 3 là 13.89%. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images).

Chỉ số giá tiêu thụ gia tăng 13.89% trong tháng 3, 2011 so với cùng thời gian này của năm ngoái. Mức lạm phát này tệ hại nhất kể từ tháng 2, 2009 đến nay, theo các con số của Tổng Cục Thống Kê Hà Nội.

Báo chí trong nước như tờ Dân Trí hôm Thứ Tư tường thuật cho thấy giá cả thực phẩm tăng hàng ngày. Chỉ từ khi tăng giá xăng dầu hồi tháng 2 rồi tăng giá điện đầu tháng 3 đến nay, giá cả thực phẩm tùy loại đă tăng từ 20% đến 80%.

T́nh h́nh này sẽ khó ḷng cho nhà cầm quyền kềm giữ nổi lạm phát ở mức độ 7% như họ đề ra.

Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong tháng 3, 2011 là $1.15 tỉ trong khi thâm thủng hồi tháng 2 là $1.1 tỉ, theo lời Thứ Trưởng Công Thương Nguyễn Thanh Biên.

Xuất cảng trong tháng 3 đạt $7.05 tỉ trong khi tháng 2 chỉ đạt $4.85 tỉ. Nhưng nhập cảng của tháng 3 lại leo lên tới $8.2 tỉ trong khi nhập cảng của tháng 2 là $5.96 tỉ.

Xuất cảng của Việt Nam trong quí đầu năm nay đạt $19.25 tỉ (tăng được 34% so với cùng kỳ năm ngoái) trong khi nhập cảng cũng tăng tới 24% với $22.27 tỉ.

Thâm thủng mậu dịch cho ba tháng đầu năm 2011 là $3.029 tỉ, ít hơn thâm thủng cùng kỳ này năm ngoái với $3.43 tỉ.

Những con số được Tổng Cục Thống Kê đưa ra với lạm phát và thâm thủng mậu dịch lên cao hơn cho thấy các biện pháp mà chế độ hô ḥ thực hiện đă không hữu hiệu.

Mới ngày 16 tháng 3, 2011, Bộ Chính Trị, cơ quan đầu năo của chế độ Hà Nội, công bố một bản “kết luận về t́nh h́nh kinh tế xă hội năm 2011” nói rằng “ưu tiên kềm chế lạm phát.”

Trong các “chủ trương và giải pháp chủ yếu” nhằm kềm chế làm phát có điểm nói “kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là mặt hàng xa xỉ...”

Theo tờ Lao Động ngày 18 tháng 3, 2011: “Hàng loạt biện pháp hạn chế nhập siêu được đưa ra thời gian qua nhưng lượng hàng xa xỉ như mỹ phẩm, điện thoại di động, rượu bia... vẫn đang ồ ạt về. Tại các cảng khu vực phía Nam, các mặt hàng này tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái.”

Báo Lao Động cho thấy thâm thủng mậu dịch của hai tháng đầu năm khoảng $1.9 tỉ th́ nhập cảng các loại hàng hóa xa xỉ phục vụ giới tư bản đỏ đă gần $1 tỉ.

Nhà cầm quyền Hà Nội loan báo một số biện pháp siết chặt hơn chính sách tiền tệ cũng như giảm bớt đầu tư công để chống lạm phát. Tuy nhiên, một số chuyên viên quốc tế cho rằng những biện pháp này chưa đủ đô.

Theo phân tích của kinh tế gia Sherman Chen của ngân hàng HSBC, lạm phát ở Việt Nam có thể c̣n kéo dài cho đến quí ba năm nay mới có thể giảm phần nào. Một trong những lư do là giá thực phẩm tiếp tục tăng lên và giá xăng dầu cũng sẽ không giảm, ảnh hưởng đến tất cả các mặt sản xuất và dịch vụ.

Theo NV