Log in

View Full Version : Văn hóa “Sợ làm phiền người khác”


adams
04-05-2011, 13:35
Dường như không ít người ở nước ta chưa nhận thức được văn hóa sợ làm phiền người khác là ǵ, nhất là những người có chức quyền.

Chẳng hạn, có vị quan chức phát biểu ở diễn đàn nào đó nói rông dài “không có lối ra”. Hay không phải nguyên thủ quốc gia nhưng đi đâu là đ̣i có đèn quay c̣i hụ dẫn đường. Hơn thế, vi phạm pháp luật lại trưng nhân thân hay công lao quá khứ ra để c̣ cưa xin giảm h́nh phạt. Có quyền thế là hung hăng cậy quyền thế, đ̣i hối lộ không muối mặt, nhậu nhẹt bê tha, ngoại t́nh trác táng .v.v.

Những hành vi như thế diễn ra muôn h́nh vạn trạng trong cuộc sống, xét bề nào cũng thấy thiếu văn hóa nhưng khi xét nhiều bề th́ thường có nhiều lư lẽ biện hộ bao che. Nếu xét sâu sắc và giản dị hơn, thấy có một điểm chung mà nhiều người chưa quen nghĩ, đó là làm phiền người khác. Hành vi rất xấu là do làm phiền nhiều người, hành vi xấu ít là do làm phiền ít người. Như thế, làm phiền người khác là một biểu hiện, và chắc chắn là biểu hiện rơ nhất, của sự kém văn hóa.

Cũng có thời, tâm lư xă hội nước ta quan niệm hơi khác. Một vị “cán bộ” có thể xen vào bất cứ chuyện ǵ, của bất cứ ai, càng xen vào nhiều càng được đánh giá là người có tinh thần làm chủ tập thể cao, tương tự người có văn hóa cao. Quên rằng, cha ông xưa đă gọi những người như thế là người “lắm chuyện”, chỉ làm phiền nhiễu người khác. Đặc quyền đặc lợi, một thời được coi như “tiêu chuẩn” của thứ bậc trong xă hội, ngày nay đă thấy, chỉ tổ làm phiền người khác.

Làm phiền người khác, trong cuộc sống nhiều lúc không thể tránh. Chẳng hạn, đến nơi xa lạ muốn hỏi đường đi, vào cơ quan xa lạ muốn t́m cửa cần vào, lắm lúc muốn mượn ai cái ǵ đó hay nhờ cậy điều ǵ đó. Hy vọng giảm bớt sự làm phiền, người có văn hóa mở lời bằng tiếng xin lỗi, kết thúc bằng lời cảm ơn.

Do đó, càng ngày càng thấy, cố gắng bớt làm phiền người khác là một nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao văn hóa cho bản thân, góp phần nâng cao văn hóa cho xă hội. Một xă hội có văn hóa cao, mọi người ít làm phiền nhau, biết tôn trọng quyền tự do của nhau, cũng là xă hội có chất lượng dịch vụ cao để giúp mọi người sống thoải mái mà không phải làm phiền người khác. Nghĩ theo khía cạnh này sẽ thấy, xă hội hiện đại là xă hội phát triển dịch vụ để ít làm phiền nhau, xă hội có nhiều văn hóa, chứ không phải có nhiều tiện nghi đắt tiền, càng không phải có tầng lớp đặc quyền đặc lợi.

Như vậy, chức vụ càng cao, quyền lực càng lớn, nếu muốn thể hiện tầm văn hóa cao th́ càng phải tránh xa đặc quyền đặc lợi. Chức quyền càng cao càng dễ gây áp lực với người khác, để tránh làm phiền người khác phải nỗ lực rất lớn. Ở nhiều xă hội hiện đại văn minh đă có nhiều con người chứng minh rất sinh động và cụ thể điều này.

Ví như, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật trước đây phải từ chức v́ câu phát biểu “việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki là cách không thể tránh khỏi để kết thúc chiến tranh”. Sau đó, chính ông này giải thích: “Tôi đă làm người dân Nagasaki phiền ḷng... Tôi xin từ chức để nhận trách nhiệm này”.

Trường hợp cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun là một ví dụ tiêu biểu nữa. Dư luận cho rằng, ông dính líu tới tham nhũng, dù khi cầm quyền ông quyết liệt chống tham nhũng. Trong một tuyên bố trên đài truyền h́nh, ông nói: “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của ḿnh. Tôi xin lỗi v́ đă làm phiền các bạn”. Ông để lại một lá thư tuyệt mệnh và tự tử, đổi mạng sống của ḿnh để chuộc lỗi lầm đă “làm phiền” người khác. Thật là những nhân cách lớn, văn hóa cao.

Văn hóa không phải ở lời nói mà luôn luôn ở hành động. Văn hóa không phải là nhăn mác tự gắn hay gắn cho nhau bên ngoài, mà là ḷng tự trọng và lương tâm bên trong. Nên ra đường, thấy một người làm phiền một người khác mà không biết xin lỗi, không khỏi ngạc nhiên; thấy một người làm phiền nhiều người mà không biết xin lỗi th́ sửng sốt; thấy một người làm phiền rất nhiều người khác mà không biết xin lỗi th́ không thể nào hiểu được. Tầm văn hóa cao thấp của mỗi con người hiện ra thường giản đơn như thế, ở hành vi cụ thể, không phải ở ghế ngồi hay nơi ngồi, hoàn toàn không.


Sáu Nghệ
(Tamnhin)