Log in

View Full Version : Việt Nam có kham nổi thiên tai như Nhật?


tonycarter
04-06-2011, 07:02
Trong thế giới phẳng ngày nay, người ta có thể học được cả thế giới, hầu như bất cứ lĩnh vực ǵ, nhưng làm được hay không lại là kết quả trực tiếp của hành động. Vậy hành động như thế nào? Đó chính là những biện pháp chuẩn bị đối phó với những ǵ tồi tệ nhất có thể xảy ra. Hăy xem cách mà nước Nhật đang tiến hành và nước Đức đă chuẩn bị để đối phó với thảm họa trong mối liên tưởng đến trường hợp của Việt Nam.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1735246145-1-22f69dd3ca328e205a29 45d882952c89.jpeg

Người dân Nhật xếp hàng nhận lương thực, thực phẩm sau trận động đất ở Shiogama, tỉnh Miyagi ngày 13.3. Ảnh: AFP

Thảm họa lớn nhất 140 năm nay ở Nhật, với động đất trên 9 độ Richter, sóng thần cao tới 10 mét đổ tràn vào đất liền mấy cây số, cùng hệ lụy 3 vụ nổ ḷ phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima, được truyền thông ở ta cập nhật liên tục.

Một bên là sức tàn phá khủng khiếp cả vùng duyên hải từ Hokkaido đến Okinawa, kéo dài hàng ngh́n cây số, nhiều địa phương bị xóa sạch, kéo theo nhân mạng tới ngót 20 ngàn người, hơn nửa triệu người chỉ trong bỗng chốc trở thành vô gia cư, tổng thiệt hại vật chất lên đến hàng trăm tỉ đô la.

Một bên là sức mạnh dân tộc phi thường của họ, vượt lên mọi tổn thất, được cả thế giới khâm phục, kính nể, từ cách xử sự trong đời sống thường nhật như xếp hàng nhận đồ ăn, gọi điện thoại, đi toilet, xếp hàng trước siêu thị, ở ga tàu, trước cây xăng, những lời cảm ơn - xin lỗi, nhường nhau trong cứu nạn, không hề xảy ra bất ổn, cướp giật, tranh giành.... đến hoạt động cứu nạn, hàng hoá được đóng gói ùn ùn gửi đến, từ máy phát điện, chăn, nước đóng chai, pin, giấy toilet, tă trẻ em. Tất cả ai ai cũng làm việc cật lực, hối hả cứu trợ không nề hà tính toán.

Nhiều bài báo ở ta bắt đầu t́m hiểu nguyên nhân, mổ xẻ bản tính người Nhật, phản chiếu lại những tính xấu người Việt, đến vai tṛ của nhà nước với những chính sách thần kỳ của họ, kỳ vọng có thể học hỏi được họ một khi thảm hoạ tương tự xảy ra ở ta.

Thực ra, bản tính đó không chỉ ở người Nhật. Tại Đức, năm 2002 ở Grimma xảy ra nạn lụt lớn nhất 800 năm. Trước cửa một siêu thị trên đồi, xe tải cứ chở thực phẩm, nước uống, đồ dùng ùn ùn đổ chất thành khối trên sân, ai chạy lụt đều tự động tới lấy đủ ăn, hoàn toàn không cần người kiểm tra, cấp phát, trong khi dân cư ngụ thuộc vùng cao đó vẫn xách làn đi ngang qua, vào siêu thị mua, không hề tơ tưởng, nḥm ngó "của để giữa trời". Họ coi đó là nhân cách, tính người, hiển nhiên, tới mức không hề t́m thấy trên truyền thông bất cứ lời ca ngợi nào như ta.

Liệu tính cách Nhật và chính sách Nhật học được có giúp ích nước ta, nếu không có những hành động cụ thể dự liệu cho một thảm hoạ như họ, không loại trừ xảy ra bất cứ lúc nào?

Tuy nhiên đă là tính cách xă hội th́ không phải cứ học là được, nó là cả quá tŕnh và cơ bản do nền tảng xă hội tạo ra. Dù người của bất kỳ nước phát triển thấp kém nào, một khi đă sống trong xă hội Nhật, th́ buộc phải hoà nhập, đều xử sự như vậy cả, nếu không sẽ bị đào thải. C̣n chính sách thần kỳ Nhật, liệu có thể học được? Trong thế giới phẳng ngày nay, người ta có thể học được cả thế giới, hầu như bất cứ lĩnh vực ǵ, nhưng làm được hay không lại là kết quả trực tiếp của hành động. Hiểu biết chỉ là nền tảng, gián tiếp. Vậy hành động như thế nào? Đó chính là những biện pháp chuẩn bị đối phó với những ǵ tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Xin viện dẫn trường hợp của nước Đức. Họ có một hệ thống báo nguy hiểm, đứng đầu là cơ quan Liên bang về bảo vệ dân sự và khắc phục thiên tai (BBK). BKK có một Trung tâm thông tin nhằm phối hợp giữa chính phủ liên bang và các tiểu bang, viết tắt là GMLZ, được thành lập trong thời kỳ xảy ra vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11.9.2001 và trận lụt sông Elbe năm 2002. Cơ quan này có trách nhiệm nhận dạng các mối nguy hiểm, tiếp nhận, xử lư, và phân tích các thông tin. Trung tâm sẽ chỉ đạo các cơ quan ứng phó thảm nạn, phối hợp quốc tế để giải quyết hậu quả. Hệ thống cảnh báo của họ bao phủ toàn liên bang: Người dân ở từng tiểu bang sẽ nhận được cảnh báo quốc gia thông qua truyền h́nh, phát thanh, tin nhắn điện thoại trước các mối nguy hiểm tiềm năng. Ngay cả những người đang đi trên đường cũng được hướng dẫn tuân thủ nguyên tắc trên. Trung tâm cảnh báo ở Bonn chịu trách nhiệm truyền tải thông tin dân sự trong trường hợp chiến tranh hay có mối đe dọa hạt nhân.

- Về mạng lưới t́nh nguyện viên: các t́nh nguyện viên tham gia trong trường hợp có thảm hoạ được lấy từ những hội đoàn và các tổ chức khác nhau. Ngoài lực lượng quốc pḥng, chủ yếu c̣n có đội ngũ t́nh nguyện viên là các thành viên của Hội chữ thập đỏ (DRK), Tổ chức cứu trợ thiên tai (THW) và lực lượng cứu hỏa.

- Nước uống: Việc cung cấp nước trong trường hợp nghiêm trọng, được đảm bảo trên toàn liên bang với khoảng 5.000 giếng nước uống riêng rẽ. Đó là các hệ thống mạch nước ngầm độc lập, gần với khu dân cư, đặc biệt ở các khu vực đô thị, trong trường hợp thảm hoạ người ta có thể sử dụng xô để lấy nước.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1735246145-2-5388e502389707f7b522 cb7a2ca68983.jpeg


Liệu tính cách Nhật và chính sách Nhật học được có giúp ích nước ta, nếu không có những hành động cụ thể dự liệu cho một thảm hoạ như họ? Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT

- Thực phẩm: Trên toàn liên bang, các loại thực phẩm như gạo, đậu, bột mỳ, sữa đặc dự pḥng trong kho lớn. Quỹ "ngũ cốc dự pḥng liên bang" này luôn có số dư khoảng 500.000 tấn lúa mạch đen, lúa ḿ và yến mạch; lượng gạo dự pḥng từ 60.000-70.000 tấn. Lương thực này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, mỗi hộ gia đ́nh được khuyến cáo nên tự dự pḥng thực phẩm đủ dùng từ 10 đến 14 ngày.

- Dịch vụ y tế: Đây là nhu cầu số một trong trường hợp xảy ra thảm họa. Chính phủ liên bang trong trường hợp khẩn cấp sẽ yêu cầu từ các tiểu bang hoặc thành lập một trung tâm điều hành nếu cần thiết, nhất là khi xảy ra dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Các biện pháp bao gồm từ tư vấn y tế chuyên khoa đến kế hoạch triển khai cấp cứu tại bệnh viện. Trên toàn nước Đức, các bệnh viện đều có hạ tầng cơ sở vật tư y tế đảm bảo khi xảy ra thảm hoạ.

- Cơ sở hạ tầng: Có những cơ sở hạ tầng khi gặp thảm hoạ rất dễ bị hư hỏng không thể bảo đảm dân sinh. Một trong những nhiệm vụ chính của BBK là giữ cho chúng an toàn khi thảm hoạ xảy ra, thực hiện chủ yếu thông qua các biện pháp pḥng ngừa.

- Trấn an tâm lư: Các tiểu bang đều có đội dịch vụ chuyên giải quyết khủng hoảng hoặc chăm sóc, trấn an tinh thần cho dân chúng. Để pḥng tránh thiếu hụt, lực lượng giải quyết thảm hoạ cả dân sự lẫn cảnh sát có một bộ phận chuyên chăm sóc tâm lư trong trường hợp thảm hoạ xảy ra. Chính phủ liên bang được coi là cơ quan cung cấp thông tin và phối hợp các cơ quan trên giúp đỡ xây dựng chúng trở thành một hệ thống.

Đối phó với thảm hoạ từ thiên tai, tới dịch bệnh, khủng bố, thực ra khi nói đến phát triển bền vững là đă bao hàm nó. Thiệt hại hàng trăm tỷ đô la như ở Nhật, nếu không tính trước rủi ro đó, th́ dù phát triển cỡ nào cũng khó bù đắp nổi, nghĩa là phát triển không bền vững. Trực quan nh́n vào Hà Nội và hăy tưởng tượng trận động đất như Nhật, sẽ h́nh dung được điều ǵ sẽ xảy ra, với một hạ tầng giao thông đô thị ngày thường đă kẹt, một hệ thống bệnh viện nhiều người một giường, điện nước không đáp ứng đủ, mạng dây truyền thông chằng chịt trên cao, không khí ô nhiễm trầm trọng. Trong khi đó, siêu thị, công xưởng, nhà máy, cao ốc, vốn thu hút dân cư tới, vẫn ngày một gia tăng cả quy mô, chiều cao, lẫn mật độ! Liệu tính cách Nhật và chính sách Nhật học được có giúp ích nước ta, nếu không có những hành động cụ thể dự liệu cho một thảm hoạ như họ, không loại trừ xảy ra bất cứ lúc nào?

(Theo SGTT)