Log in

View Full Version : Thăm Triều Tiên ba ngày nhưng cựu Tổng thống Mỹ về 'tay trắng'


vuitoichat
04-30-2011, 09:26
Hy vọng mang lại một nguồn gió mới cho tiến tŕnh giải giáp vũ khí trên bán đảo Triều Tiên bị dập tắt khi sứ mệnh của cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter kết thúc với một tuyên bố "cũ rích".

‘Nút thắt’ chưa thể tháo gỡ

Dù mang trong ḿnh thông điệp Hàn Quốc sẵn ḷng viện trợ lương thực cho Triều Tiên và hy vọng được gặp mặt nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il nhưng kết thúc ba ngày ṛng ră tại Triều Tiên, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cùng nhóm “nguyên lăo” gồm cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland và cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson phải ra về mà không được diện kiến Chủ tịch Triều Tiên hay con trai ông, Kim Jong-Un.

Đây là lần thứ 3 ông Carter thăm B́nh Nhưỡng. Hai chuyến thăm trước vào các năm 1994 và 2004.

Nhà lănh đạo cho biết, mục đích chuyến đi này của ông là nhằm khai thông bế tắc cho tiến tŕnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hiệp ước ḥa b́nh giữa hai miền Triều Tiên và t́m cách giải quyết vấn đề thiếu lương thực ở Triều Tiên.

Trước đây, khi cựu Tổng thống Bill Clinton thăm B́nh Nhưỡng, ít ra Chủ tịch Kim cũng ra mặt diện kiến và thả một công dân Mỹ. Tuy nhiên, đây là lần thứ 2 ông Carter bị khước từ gặp mặt.

Tất cả những ǵ ông cùng ba cựu lănh đạo khác nhận được về chỉ là một mẩu giấy cho biết, ông Kim Jong-Il sẵn sàng gặp gỡ trực tiếp với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bất kỳ lúc nào để thảo luận về vấn đề hạt nhân cũng như bất kỳ vấn đề quân sự nào khác, cứ như thể đây là một tiết lộ vĩ đại.

Thêm vào đó, khát vọng thảo luận với ông Kim Jong-Il về chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên cũng bị “dội gáo nước lạnh” khi ông Carter thừa nhận trên blog của ḿnh rằng, các quan chức B́nh Nhưỡng, một mặt muốn cải thiện quan hệ với những người đồng cấp Seoul và Washington, mặt khác chưa sẵn sàng từ bỏ chương tŕnh hạt nhân “mà không có bảo đảm an ninh từ Mỹ”.

“Triều Tiên đặt điều kiện tiên quyết cho cuộc đàm phán 6 bên về chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Điều mấu chốt là B́nh Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương tŕnh hạt nhân của ḿnh nếu không có sự đảm bảo an ninh từ phía Mỹ”, cựu Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Ông Carter nêu rơ, Triều Tiên một mực giữ quan điểm rằng Mỹ phải có lời đảm bảo không tấn công B́nh Nhưỡng và phải kư với Triều Tiên một hiệp ước ḥa b́nh.

“Thật là ngớ ngẩn. Kết thúc cả một chuyến đi ba ngày của những bốn cựu lănh đạo thế giới chỉ là một tuyên bố mà ai cũng có thể t́m được trên Google”, L. Gordon Flake, người đứng đầu tổ chức Maureen and Mike Mansfield ở Washington bức xúc.

http://baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20110429/tg_29.4_My1in.jpg
Ông Carter cùng phái đoàn phải chờ ba ngày chỉ để có được một thông điệp "cũ rích".

Ngoài ra, ông Carter cũng thất bại trong việc đưa người Mỹ gốc Hàn mang tên Jeon Yong-su đang bị Triều Tiên bắt giữ trở về nước. Từ tháng 11 năm ngoái, ông Jeon bị B́nh Nhưỡng bắt giam với tội danh thực hiện các hoạt động truyền giáo.

Không chỉ vậy, ông Carter cho biết, tại các cuộc tiếp xúc của ông với các quan chức ở B́nh Nhưỡng vừa qua, họ bày tỏ việc lấy làm tiếc một cách sâu sắc đối với sự mất mát về người trong vụ đắm tàu Cheonan cũng như một số dân thường bị thiệt mạng trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Tuy nhiên, phía B́nh Nhưỡng nhất quyết không xin lỗi về hai sự kiện đó.

Cho đến nay, Hàn Quốc và Mỹ đều chung quan điểm rằng cuộc đàm phán 6 bên về giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể được thực hiện một khi B́nh Nhưỡng và Seoul tổ chức các cuộc đàm phán song phương thành công.

Trong khi đó, phía Hàn Quốc khăng khăng đ̣i Triều Tiên công khai xin lỗi về các hành động bạo lực của họ đối với Hàn Quốc nếu muốn đàm phán liên Triều đạt được tiến bộ. Bản thân cựu Tổng thống Mỹ Carter nhận định, Triều Tiên có thể sẽ không bao giờ nhận trách nhiệm đối với hai sự kiện nói trên. Điều đó có nghĩa là đàm phán liên Triều sẽ khó diễn ra “êm xuôi”.

“Nói vậy có nghĩa là chuyến đi rầm rộ này không đem lại bất cứ thay đổi này cho t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên”, David Kang, Giám đốc Viện nghiên cứu liên Triều tại ĐH Nam California nhấn mạnh.

Trong khi đó, Suzanne Scholte, chuyên gia tại Tổ chức diễn đàn quốc pḥng tỏ ra bức xúc: “Thật xấu hổ khi một cựu Tổng thống Mỹ giờ trở thành cái loa cho chính quyền Triều Tiên. Theo ông, có lẽ đă đến lúc ông Carter thừa nhận thực tế rằng, ông không c̣n vai tṛ ǵ trong sứ mệnh Triều Tiên”.

Hành động khó lường

Giới quan sát cho rằng, sự “lănh cảm” của Triều Tiên trong nỗ lực ngoại giao của Mỹ báo hiệu một điềm không lành. Dự cảm này được củng cố bằng hàng loạt động thái bất thường của B́nh Nhưỡng những ngày gần đây.

Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il vừa bí mật thăm ṭa nhà số 3, nơi tập trung các tướng lĩnh quân sự trực tiếp tham gia các chiến dịch chống lại Hàn Quốc.

Ṭa nhà này là trụ sở của Tổng cục Trinh sát Triều Tiên, đơn vị được cho là chịu trách nhiệm về các cuộc khiêu khích quân sự chống lại Hàn Quốc, trong đó có vụ đắm tàu chiến Cheonan hồi năm ngoái.

“Ông Kim Jong-Il đến thị sát ṭa nhà và động viên các binh sĩ. Dường như B́nh Nhưỡng lại chuẩn bị hành động liều lĩnh”, báo giới Hàn Quốc đưa tin.


http://baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20110429/tg_29.4_My2in.jpg
Chủ tịch Triều Tiên đang có những động thái "bất thường".

Trước đó, trong cuộc họp ở B́nh Nhưỡng hôm chủ nhật tuần trước, một ngày trước khi quân đội Triều Tiên kỷ niệm 79 năm thành lập, Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Kim Hong-chun nhấn mạnh: “Bán đảo Triều Tiên đang ở trong trạng thái căng thẳng. Không ai có thể đoán trước được, khi nào chiến tranh sẽ xảy ra”.

Cùng lúc, Ủy ban Thống nhất ḥa b́nh đất nước mới đây cũng cảnh báo: “B́nh Nhưỡng đang tỏ rơ những dấu hiệu mất kiên nhẫn. Những ngày gần đây, Triều Tiên thường xuyên diễn tập đạn pháo trên biển, ngay cả khi luôn miệng kêu gọi đàm phán liên Triều”.

Trong khi đó, hăng thông tấn KCNA cho hay, Chủ tịch Kim vừa đến xưởng đóng tàu Rajin ở tỉnh Bắc Hamgyong, cơ sở chế tạo tàu chiến và tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ông Kim lên nắm quyền năm 1998, giới truyền thông Triều Tiên đề cập đến xưởng đóng tàu này.

Chưa hết, ông Kim cũng hết lời ca tụng học thuyết “quân sự trước nhất” khi đến thăm đơn vị quân đội 264 ở tỉnh Bắc Hamgyong, đơn vị giám sát cơ sở thử nghiệm hạt nhân ở Punggye-ri và băi phóng tên lửa tầm xa ở Musudan-ri.

Giới chức an ninh Hàn Quốc nhận định, theo thông lệ, cứ khi nào ông Kim thực hiện các chuyến thăm liên tục đến cơ sở quân sự là sẽ xảy ra một hành động khiêu khích dưới mọi h́nh thức.

Cụ thể, ông Kim từng thăm tỉnh Bắc Hwanghae khoảng hai tuần sau khi tàu chiến Cheonan bị đắm hồi tháng 3/2010 và thị sát tỉnh Nam Hwanghae ngay trước khi xảy ra vụ đấu pháo hồi tháng 11/2010.

Chủ tịch Triều Tiên cũng đến thăm nhiều căn cứ tại tỉnh Hamgyong trước khi tiến hành thử hạt nhân hồi năm 2006 và 2009, cũng như các vụ phóng tên lửa sau đó.

Điều đó có nghĩa là những chuyến thăm bất thường mới đây có thể dẫn đến một hành động khiêu khích mới. Và như vậy, các nỗ lực ngoại giao của Mỹ sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.

Trà My _DV
(tổng hợp)