Log in

View Full Version : ICC: Gaddafi sẽ bị bắt trong tháng 5/2011?


tonycarter
05-07-2011, 02:33
Công tố viên của Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC) cho biết: Cuối tháng 5/2011 ông Gaddafisẽ bị bắt giữ v́ tội ác chống lại loài người.

Theo đó ông Gaddafi đă sử dụng quân đội như một công cụ bạo lực để đàn áp các cuộc biểu t́nh trong nước. Ngoài ra, ICC cũng tiến hành các điều tra các hành động của NATO tại Libya.

Bản án cho ông Gaddafi

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York, công tố viên Luis Moreno-Ocampo cho biết, sẽ yêu cầu các thẩm phán tại ṭa án ở The Hague khởi tố ông Gaddafi với 3 tội danh.

"Ông Gaddafi đă ra lệnh tiến hành một loạt tội ác như bắt giữ người vô điều kiện, tàn sát nhân dân hàng loạt…Việc bắt giữ ông Gaddafi v́ các tội ác này cần được thực hiện một cách khẩn cấp”, ông Moreno-Ocampo nói.

Có khả năng anh trai của ông Gaddafi, giám đốc Cơ quan T́nh báo Libya, Abdullah Senussi và 2 con trai lớn của các nhà lănh đạo Saif al-Islam và Mahmoud Al-Baghdadi cũng bị khởi tố.

http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/qp-toanan.jpg

Công tố viên ICC, Moreno-Ocampo: Ông Gaddafi bị kết án "phạm tội ác chống loài người".


Báo cáo của ICC mô tả nhiều tội ác

Công tố viên Moreno-Ocampo cho biết, trong quá tŕnh điều tra sơ bộ kéo dài 2 tháng, các nhà điều tra t́m thấy bằng chứng về 700 người đă bị giết vào tháng 2/2011. Trong khi đó, chế độ của ông Gaddafi ước tính, chỉ có 150 hoặc 200 người thiệt mạng.

Báo cáo có đoạn viết: "Những người biểu t́nh v́ ḥa b́nh đă bị bắn một cách có hệ thống tại nhiều địa điểm, nhiều thành phố khác nhau và được thực hiện thông qua sự đàn áp của lực lượng an ninh có vũ trang". Moreno-Ocampo cho biết: hàng ngàn người đă chết kể từ khi bắt đầu các cuộc xung đột.

Theo các điều tra viên ICC, đạn thật đă được sử dụng để chống lại người biểu t́nh không vũ trang. Ngoài ra, c̣n các biện pháp bạo lực khác gồm tra tấn, hăm hiếp có hệ thống, sử dụng bom chùm và vũ khí hạng nặng khác trong khu vực đô thị, sử dụng dân thường làm lá chắn sống và ngăn chặn các nguồn cung cấp nhân đạo.

Thường dân ở Tripoli và các khu vực khác đă phải chịu đựng các h́nh thức khác nhau của cuộc đàn áp v́ nghi ngờ họ liên lạc với lực lượng nổi dậy. Các nạn nhân được cho là dân thường tham gia vào các cuộc biểu t́nh hoặc nói chuyện với giới truyền thông quốc tế, các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, cũng như các công dân của Ai Cập và Tunisia đă bị bắt và trục xuất hàng loạt do nghi ngờ họ liên quan tới các cuộc nổi dậy.

Các vụ bắt giữ có hệ thống, tra tấn, giết người, trục xuất, thi hành mất tích và tiêu hủy nhà thờ Hồi giáo đă được báo cáo tại Tripoli, Al Zawiyah, Zintan và khu vực dăy núi Nafousa.

Các công tố viên ICC cũng đang xem xét một số báo cáo về việc lính đánh thuê chuyên nghiệp của Gaddafi tấn công và giết chết "hàng tá" những người nhập cư từ châu Phi cận Sahara.

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề người tị nạn cho biết: Trong tháng 4/2011, gần 40.000 người đă chạy trốn khỏi các cuộc chiến ở miền tây Libya.

http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/qp-libyabieutinh.jpg


ICC công bố 700 người đă bị giết vào tháng 2/2011. Trong khi đó, Chính phủ Libya ước tính chỉ có 150 hoặc 200 người đă thiệt mạng.

Libya: 'Báo cáo của ICC là vô căn cứ'

Khalid Kaim, Thứ trưởng ngoại giao Libya, đă bác bỏ những cáo buộc của ICC và cho rằng báo cáo là vô căn cứ và phiến diện.

"Bất kỳ quyết định hoặc kết luận nào của ông Ocampo trong chuyến thăm Benghazi và Ai Cập chỉ là quyết định được xem xét từ góc độ một chiều, nó chưa đủ sức thuyết phục chúng tôi. Chúng tôi không thể tham gia vào quá tŕnh điều tra của ICC và cũng không thể mời ông Ocampo tới xem xét t́nh h́nh thực tế nhưng thay vào đó chúng tôi có thể mời Hội đồng Bảo an cử đặc phái viên tới làm nhiệm vụ điều tra xem chúng tôi phạm tội hay không”, ông nói.

Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Washington Post, Saif al-Islam, con trai ông Gaddafi cũng đă bác bỏ những thông tin cáo buộc Chính phủ Libya phạm tội ác chống lại loài người.

"Tôi đă đưa các nhà ngoại giao và phóng viên tới hiện trường rồi. Cuối cùng th́ chúng tôi vẫn phải chịu lệnh cấm vận, chịu không kích, dựa trên cái ǵ? Dựa trên các tin đồn không có thật. Chính xác là mọi việc giống như vụ Vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq vậy. WMD, WMD, WMD và rồi Iraq bị tấn công. Giờ đây là thường dân, thường dân, thường dân và rồi Libya bị tấn công”, Saif al-Islam nói. Saif al-Islam c̣n phủ nhận những "bằng chứng" mà phương Tây đưa ra như video vụ tàn sát...

Trên thực tế, nhiều bản báo cáo đă được "vẽ" ra và thổi phồng các con số nạn nhân nhằm tạo cớ cho các nước phương Tây can thiệp vào nội bộ nước khác.

ICC điều tra NATO lấy lệ?

Vitaly Churkin, đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc đă nâng lên báo động về số dân thương bị thương vong trong cuộc xung đột Libya lên mức cao nhất. "Cần phải lưu ư rằng hành động của lực lượng liên quân do NATO lănh đạo cũng dẫn đến thương vong cho dân thường. Điều này đă diễn ra đặc biệt trong vụ đánh bom gần đây của Tripoli. Bất kỳ việc sử dụng vũ lực không cân xứng là không thể chấp nhận được”, Churkin nói với Hội đồng An ninh Quốc gia.

Nga và Trung Quốc cáo buộc liên minh đi vượt ra ngoài nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, đặc biệt với các cuộc không kích được coi như một cuộc đột kích diễn ra ngày 30/4 đă tạo ra thương vong cho nhiều người. Trong đó, một người con trai của Gaddafi và 3 đứa cháu của ông đă thiệt mạng.

Đặc phái viên của Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc kêu gọi thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Chúng tôi không ủng hộ bất kỳ giải thích và hành động nào của NATO vượt quá sứ mệnh của ḿnh".

http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20110505/imagescms2.jpg


ICC cũng tiến hành điều tra mục đích các cuộc không kích của NATO tại Libya.


Sau khi tham dự đám tang của con trai Gaddafi, ông Giovanni Martinelli, đại biểu của Vatican tại Tripoli, kêu gọi ngừng bắn và nhanh chóng tiến hành đàm phán giữa 2 phe.

NATO từ chối đề nghị của Liên minh châu Phi nhằm tiến hành một thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội của ông Gadhafi với lực lượng nổi dậy. Đồng thời, khối quân sự này cũng từ chối cắt giảm các cuộc không kích tạo cơ hội cho những sáng kiến ​​ngoại giao được tiến hành trong hoà b́nh.

Trước những lời cáo buộc từ dư luận quốc tế đặc biệt là phản ứng gay gắt của 2 nước Nga và Trung Quốc, ICC cũng quyết định điều tra hành động chính trị của NATO tiến hành các cuộc không kích tại Libya v́ mục đích nhân đạo hay không và Nghị quyết 1973 cho phép “mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân có được thực hiện đúng mục đích hay không.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), tại Paris đă nhiệt t́nh ủng hộ báo cáo này của ICC.

Lan Giang
(theo al Jazeera, Guardian)