tonycarter
05-25-2011, 17:54
Từ những năm 1990 đến nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) đã phối hợp với bảo tàng các tỉnh phía Nam, khai quật khảo cổ học dưới nước 5 con tàu đắm cổ, trục vớt được hàng trăm ngàn báu vật.
Kỹ sư cao cấp Nguyễn Mạnh Hà, nguyên TP Kỹ thuật Bảo quản – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã có bài viết kể lại câu chuyện khai quật tàu đắm cổ.
Bài 1: Khai quật 5 con tàu đắm cổ
Từ xa xưa, biển Việt Nam nằm trên con đường mậu dịch, có tên gọi “Con đường tơ lụa” trên biển. Nhiều tàu buôn đã từng đi lại trên “con đường tơ lụa” trên biển qua hải phận Việt Nam để tới các nước Đông Nam Á, Tây Á, Đông Phi, Châu Âu… Trong số đó, đã có những con tàu vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương và mang theo nó nhiều điều bí ẩn.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr align="center"> <td class="cms_img">http://khoahoc.baodatviet.v n/Uploaded_CDCA/khacy/20110525/25-5-KH-tau%20dam.jpg</td> </tr> <tr align="center"> <td class="cms_imgCaption"> Các cổ vật trăm năm lấy lên từ con tàu đắm ở vùng biển Phú Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Cội Nguồn (Phú Quốc)
</td> </tr> </tbody> </table>
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện rất sớm. Từ những năm 1970, ngư dân ven biển xã An Thới, Phú Quốc ra khơi đánh bắt cá cách đảo Hòn Dầm 5km, thỉnh thoảng họ kéo lên được những đồ gốm sứ cổ, có hoa văn trang trí đẹp. Dù vậy, vào thời đó, thú chơi cổ vật chưa thịnh hành, nên sự việc này không được chú ý.
Nhiều cổ vật
Và thế là, cổ vật trên những chiếc tàu bị đắm khi đi qua vùng biển Đông, thuộc hải phận Việt Nam vẫn nằm yên dưới lòng đại dương. Thế rồi, đến những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các con tàu cổ dưới đáy đại dương mới thu hút sự quan tâm của công luận.
Trước thực trạng nhiều cổ vật bị ngư dân vớt lên và bán, tháng 5.1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật này và thành lập Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m. Tàu bằng gỗ còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu… có xuất xứ từ Thái Lan, vào thế kỷ XV. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, ngay sau khi phát hiện tàu đắm cổ Hòn Cau, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kịp thời báo cáo và xin phép khai quật trong những năm 1990 - 1992. Đây là con tàu đầu tiên được khai quật ở Việt Nam. Tàu nằm ở tọa độ 08˚38' 15" vĩ Bắc, 108˚48'50" kinh Đông, vùng biển gần đảo Hòn Cau, ở độ sâu 40m. Tàu bằng gỗ, kích thước 32,7 x 9m, bị vùi sâu trong lớp cát từ 0,6 đến 1m. Công ty trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal) được giao nhiệm vụ trục vớt cùng với sự tham gia của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Số lượng cổ vật được đưa lên bờ gần 60.000, chủ yếu gốm sứ có nguồn gốc từ Trung Quốc như lò Cảnh Đức Trấn, Sơn Dầu. Trên tàu còn một số đồ dùng của thủy thủ đoàn: khay, ấm đun nước, cân tiểu ly, gương đồng, ấn triện…
Tại Cà Mau, mùa hè năm 1998, cũng đã phát hiện được một tàu cổ trong vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách mũi Cà Mau về phía Nam 90 hải lý. Con tàu này do ngư dân vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận) đánh cá ở ngư trường Cà Mau phát hiện và tổ chức khai quật trái phép hàng ngàn cổ vật.
Do điều kiện về thời tiết nên tàu cổ Cà Mau phải tiến hành khai quật hai đợt. Đợt một từ tháng 8/ 1998 đến tháng 1/1999. Đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6/ 1999. Các chuyên gia khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được giao chủ trì khai quật con tàu cổ Cà Mau cùng với đối tác là Visal.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr align="center"> <td class="cms_img">http://khoahoc.baodatviet.v n/Uploaded_CDCA/khacy/20110525/Co-vat-tu-nhung-chiec-tau-dam-198966-4.jpg</td> </tr> <tr align="center"> <td class="cms_imgCaption"> Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) đã phối hợp với bảo tàng các tỉnh phía Nam, khai quật khảo cổ học dưới nước từ năm con tàu đắm cổ, trục vớt được hàng trăm ngàn báu vật.
</td> </tr> </tbody> </table>
Tàu bằng gỗ kim giao, kích thước (24 x 8)m. Trên thân tàu có nhiều vết cháy và hàng hóa trên tàu bị lửa cháy làm biến dạng hoặc dính lại thành từng cục. Đây là con tàu có số lượng cổ vật khá lớn, gần 500.000 tiêu bản. Hàng hóa trên tàu chủ yếu gốm sứ men trắng vẽ lam từ lò Cảnh Đức Trấn - Giang Tây và gốm men nhiều màu của lò gốm dân gian Quảng Châu (Trung Quốc). Cổ vật có loại hình, kiểu dáng và hoa văn phong phú, sinh động vào thời nhà Thanh.
Tìm thấy di cốt thủy thủ đoàn
Tàu cổ Cù Lao Chàm nằm ở tọa độ 16˚16' vĩ Bắc, 108˚27' kinh Đông được khai quật từ 1997 đến năm 2000. Đây là cuộc khai quật quy mô, khoa học với nhiều trang thiết bị hiện đại. Tàu nằm ở độ sâu 70m nên gây không ít khó khăn cho quá trình trục vớt cổ vật. Tàu làm bằng gỗ tếch, với kích thước (29,4 x 7,2)m. Đây cũng là con tàu duy nhất cho đến hiện nay, tìm thấy chuyên chở đồ gốm Việt Nam. Gốm từ các lò gốm Chu Đậu, Cậy (Hải Dương) và gốm Thăng Long (Hà Nội) thế kỷ XV. Số lượng cổ vật được vớt lên 240.000, với nhiều loại hình, kiểu dáng phong phú, trang trí sinh động. Một đặc biệt nữa, khi khai quật con tàu còn tìm thấy di cốt của 11 thủy thủ đoàn, trong đó có một phụ nữ trên 20 tuổi.
Qua tàu cổ Cù Lao Chàm, một minh chứng rằng gốm Việt Nam từ thế kỷ XV đã đạt trình độ cao, đã được giao thương quốc tế. Đồ gốm Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm đã biết và quan tâm đến đồ gốm hoa nâu từ thời Lý, Trần. Một loại hình gốm có kỹ thuật cao, khi phủ men nền tạo đồ án trang trí, người thợ phải cạo xương gốm, rồi dùng bút lông vẽ hoa văn màu nâu để tạo một khoảng chênh sắc.
Ngư dân ven biển Bình Thuận không chỉ phát hiện tàu cổ Cà Mau mà họ cũng chính là người phát hiện tàu cổ Bình Thuận từ những năm 1999. Ra khơi đánh bắt cá ở tọa độ 10,33 độ vĩ Bắc, 106,36 độ kinh Đông, thỉnh thoảng họ kéo lên những cổ vật. Năm 2001 – 2002, UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Văn hóa Thông tin phối hợp với BTLSVN cùng Công ty Trục vớt Cứu hộ (Visal) và Tập đoàn thám hiểm Maritime Exploration tổ chức khai quật.
Tàu bằng gỗ, nằm nghiêng so với đáy biển, một phần chìm trong cát. Tàu ở độ sâu 39 – 40m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu gốm sứ từ các lò Sơn Đầu (Quảng Đông) và Chương Châu (Phúc Kiến) của Trung Quốc. Hoa văn trang trí trên các đồ gốm đậm nét phong cách dân gian Trung Quốc.
Bài 2: Dưới đáy đại dương!
(Theo ĐVO)
Kỹ sư cao cấp Nguyễn Mạnh Hà, nguyên TP Kỹ thuật Bảo quản – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã có bài viết kể lại câu chuyện khai quật tàu đắm cổ.
Bài 1: Khai quật 5 con tàu đắm cổ
Từ xa xưa, biển Việt Nam nằm trên con đường mậu dịch, có tên gọi “Con đường tơ lụa” trên biển. Nhiều tàu buôn đã từng đi lại trên “con đường tơ lụa” trên biển qua hải phận Việt Nam để tới các nước Đông Nam Á, Tây Á, Đông Phi, Châu Âu… Trong số đó, đã có những con tàu vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương và mang theo nó nhiều điều bí ẩn.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr align="center"> <td class="cms_img">http://khoahoc.baodatviet.v n/Uploaded_CDCA/khacy/20110525/25-5-KH-tau%20dam.jpg</td> </tr> <tr align="center"> <td class="cms_imgCaption"> Các cổ vật trăm năm lấy lên từ con tàu đắm ở vùng biển Phú Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Cội Nguồn (Phú Quốc)
</td> </tr> </tbody> </table>
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện rất sớm. Từ những năm 1970, ngư dân ven biển xã An Thới, Phú Quốc ra khơi đánh bắt cá cách đảo Hòn Dầm 5km, thỉnh thoảng họ kéo lên được những đồ gốm sứ cổ, có hoa văn trang trí đẹp. Dù vậy, vào thời đó, thú chơi cổ vật chưa thịnh hành, nên sự việc này không được chú ý.
Nhiều cổ vật
Và thế là, cổ vật trên những chiếc tàu bị đắm khi đi qua vùng biển Đông, thuộc hải phận Việt Nam vẫn nằm yên dưới lòng đại dương. Thế rồi, đến những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các con tàu cổ dưới đáy đại dương mới thu hút sự quan tâm của công luận.
Trước thực trạng nhiều cổ vật bị ngư dân vớt lên và bán, tháng 5.1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật này và thành lập Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m. Tàu bằng gỗ còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu… có xuất xứ từ Thái Lan, vào thế kỷ XV. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, ngay sau khi phát hiện tàu đắm cổ Hòn Cau, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kịp thời báo cáo và xin phép khai quật trong những năm 1990 - 1992. Đây là con tàu đầu tiên được khai quật ở Việt Nam. Tàu nằm ở tọa độ 08˚38' 15" vĩ Bắc, 108˚48'50" kinh Đông, vùng biển gần đảo Hòn Cau, ở độ sâu 40m. Tàu bằng gỗ, kích thước 32,7 x 9m, bị vùi sâu trong lớp cát từ 0,6 đến 1m. Công ty trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal) được giao nhiệm vụ trục vớt cùng với sự tham gia của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước. Số lượng cổ vật được đưa lên bờ gần 60.000, chủ yếu gốm sứ có nguồn gốc từ Trung Quốc như lò Cảnh Đức Trấn, Sơn Dầu. Trên tàu còn một số đồ dùng của thủy thủ đoàn: khay, ấm đun nước, cân tiểu ly, gương đồng, ấn triện…
Tại Cà Mau, mùa hè năm 1998, cũng đã phát hiện được một tàu cổ trong vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách mũi Cà Mau về phía Nam 90 hải lý. Con tàu này do ngư dân vùng biển Phan Thiết (Bình Thuận) đánh cá ở ngư trường Cà Mau phát hiện và tổ chức khai quật trái phép hàng ngàn cổ vật.
Do điều kiện về thời tiết nên tàu cổ Cà Mau phải tiến hành khai quật hai đợt. Đợt một từ tháng 8/ 1998 đến tháng 1/1999. Đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6/ 1999. Các chuyên gia khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được giao chủ trì khai quật con tàu cổ Cà Mau cùng với đối tác là Visal.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr align="center"> <td class="cms_img">http://khoahoc.baodatviet.v n/Uploaded_CDCA/khacy/20110525/Co-vat-tu-nhung-chiec-tau-dam-198966-4.jpg</td> </tr> <tr align="center"> <td class="cms_imgCaption"> Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) đã phối hợp với bảo tàng các tỉnh phía Nam, khai quật khảo cổ học dưới nước từ năm con tàu đắm cổ, trục vớt được hàng trăm ngàn báu vật.
</td> </tr> </tbody> </table>
Tàu bằng gỗ kim giao, kích thước (24 x 8)m. Trên thân tàu có nhiều vết cháy và hàng hóa trên tàu bị lửa cháy làm biến dạng hoặc dính lại thành từng cục. Đây là con tàu có số lượng cổ vật khá lớn, gần 500.000 tiêu bản. Hàng hóa trên tàu chủ yếu gốm sứ men trắng vẽ lam từ lò Cảnh Đức Trấn - Giang Tây và gốm men nhiều màu của lò gốm dân gian Quảng Châu (Trung Quốc). Cổ vật có loại hình, kiểu dáng và hoa văn phong phú, sinh động vào thời nhà Thanh.
Tìm thấy di cốt thủy thủ đoàn
Tàu cổ Cù Lao Chàm nằm ở tọa độ 16˚16' vĩ Bắc, 108˚27' kinh Đông được khai quật từ 1997 đến năm 2000. Đây là cuộc khai quật quy mô, khoa học với nhiều trang thiết bị hiện đại. Tàu nằm ở độ sâu 70m nên gây không ít khó khăn cho quá trình trục vớt cổ vật. Tàu làm bằng gỗ tếch, với kích thước (29,4 x 7,2)m. Đây cũng là con tàu duy nhất cho đến hiện nay, tìm thấy chuyên chở đồ gốm Việt Nam. Gốm từ các lò gốm Chu Đậu, Cậy (Hải Dương) và gốm Thăng Long (Hà Nội) thế kỷ XV. Số lượng cổ vật được vớt lên 240.000, với nhiều loại hình, kiểu dáng phong phú, trang trí sinh động. Một đặc biệt nữa, khi khai quật con tàu còn tìm thấy di cốt của 11 thủy thủ đoàn, trong đó có một phụ nữ trên 20 tuổi.
Qua tàu cổ Cù Lao Chàm, một minh chứng rằng gốm Việt Nam từ thế kỷ XV đã đạt trình độ cao, đã được giao thương quốc tế. Đồ gốm Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm đã biết và quan tâm đến đồ gốm hoa nâu từ thời Lý, Trần. Một loại hình gốm có kỹ thuật cao, khi phủ men nền tạo đồ án trang trí, người thợ phải cạo xương gốm, rồi dùng bút lông vẽ hoa văn màu nâu để tạo một khoảng chênh sắc.
Ngư dân ven biển Bình Thuận không chỉ phát hiện tàu cổ Cà Mau mà họ cũng chính là người phát hiện tàu cổ Bình Thuận từ những năm 1999. Ra khơi đánh bắt cá ở tọa độ 10,33 độ vĩ Bắc, 106,36 độ kinh Đông, thỉnh thoảng họ kéo lên những cổ vật. Năm 2001 – 2002, UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Văn hóa Thông tin phối hợp với BTLSVN cùng Công ty Trục vớt Cứu hộ (Visal) và Tập đoàn thám hiểm Maritime Exploration tổ chức khai quật.
Tàu bằng gỗ, nằm nghiêng so với đáy biển, một phần chìm trong cát. Tàu ở độ sâu 39 – 40m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu gốm sứ từ các lò Sơn Đầu (Quảng Đông) và Chương Châu (Phúc Kiến) của Trung Quốc. Hoa văn trang trí trên các đồ gốm đậm nét phong cách dân gian Trung Quốc.
Bài 2: Dưới đáy đại dương!
(Theo ĐVO)