PDA

View Full Version : Người trở thành tỷ phú sau những ngày “ăn cơm tù”


tonycarter
06-01-2011, 12:15
Chỉ là một nông dân quen với hai vụ ruộng phèn chua nhưng khi lên Lai Châu lập nghiệp, mảnh đất chỉ có đồi, núi, mây mù bao quanh và khí hậu khắc nghiệt đã “xe duyên” để anh đến với con cá chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới.

Trở thành tỷ phú cá hồi duy nhất ở vùng Tây Bắc của tổ quốc, ít ai biết rằng để có được hai trang trại cá hồi nổi tiếng trên đèo Hoàng Liên Sơn như ngày hôm nay, đã có lúc cuộc sống của người đàn ông này tưởng đi vào ngõ cụt khi trải qua những tháng ngày trong trại giam. Người đàn ông ấy là Trần Văn Yên, một trong những điển hình của tỉnh Lai Châu về kinh doanh giỏi.

Anh lính xuất ngũ và ước mơ trồng rừng

Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở Yên Sơn (Ninh Bình), anh Yên chỉ có vóc dánh khiêm tốn của một anh nông dân quanh năm quen với cái lụt, cái hạn của vùng đồng chiêm trũng. Thế nhưng, cũng v́ chỉ có vài sào ruộng sánh phèn chua ấy đã tạo cho anh một đức tính- đã muốn làm gì thì phải quyết tâm làm bằng được. Quanh năm chỉ cắm chân xuống bùn nên khi nhập ngũ, anh nuôi ước vọng sau này phục viên sẽ lên rừng ở để trồng rừng.

Nhớ lại ngày ấy, anh bảo cũng buồn cười mà không hiểu duyên nợ thế nào, sau khi về làng, tôi rủ vợ con lên Lai Châu lập nghiệp. Biết ý định của tôi, khối người bảo điên bởi chỉ những người quá nghèo khó hoặc đảng viên gương mẫu mới phải lên miền núi làm kinh tế mới chứ bộ đội như anh, nhà cửa đoàng hoàng, việc gì phải đi cho mệt. Vậy mà anh vẫn cương quyết ra đi, mà lại chọn mảnh đất chỉ có núi, rừng và khí hậu khắc nghiệt như Lai Châu để trú ngụ.

Là người dưới xuôi, dẫu gì trình độ hiểu biết cũng hơn hẳn miền núi, đằng này anh lại chọn nơi chỉ có bà con dân tộc để sinh sống. Thấy họ sống theo tập quán du canh, dư cư, anh thấy xót xa khi rừng cứ bị đẩy lùi xa mãi, để lại những mảnh đất nham nhở, đồng bào trồng vài vụ, thấy thu hoạch thấp lại nhổ lều tiến sâu vào rừng.

Khuyên bà con ở lại cùng mình lập thành làng thì không được mà chạy theo họ thì không có sức, lắm lúc ngồi trong ngôi nhà chẳng khác cái chòi, bốn bề gió hú, tiếng thú dữ văng vảng, đã có lúc anh định quay về quê nhưng đất và cây rừng như níu chân anh lại.

Năm 1983, anh được Công ty rau quả Trung ương nhận vào làm việc và mười năm sau đó anh trở thành
Phó ban quản lý dự án rừng phòng hộ Sông Đà ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu với nhiệm vụ vận động nhân dân tham gia dự án phủ xanh đất trống đồi trọc.

Khoác ba lô tiền dự án lên vai, anh chọn bản Làng Mô để làm thí điểm nhưng mọi điều đâu có đơn giản như anh nghĩ. Nghe anh nói về lợi ích trồng rừng, mức tiền công, bà con rất phấn khởi thế nhưng họ hăng hái tham gia không phải vì cái lợi mai sau mà vì có tiền tức là có rượu uống.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="450"> <tbody> <tr> <td>http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images470024_1.jpg</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Trần Yên đang ném thức ăn cho cá hồi ở những vuông nuôi theo mô hình ruộng bậc thang</td> </tr> </tbody> </table>
Bao nhiêu tiền công trồng rừng lĩnh được, người dân Làng Mô quy đổi thành vò, thành chai nên hết đợt trồng rừng, cái nghèo, cái đói lại vây quanh họ. Để làm giàu giúp họ, sau nhiều đêm trăn trở, anh chợt nảy ra ý nghĩ đổi những đồng tiền công mà người dân được hưởng thành những mái nhà kiên cố, vừa đỡ được nạn rượu chè, vừa để bà con có nơi ở ổn định, sẽ hạn chế được nạn du canh du cư.

Cứ tưởng công trình “ngói hoá” của anh sẽ gặp nhiều cản trở vì những con “sâu rượu”, ai ngờ khi được đưa ra bàn họp, được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Không còn là ba lô tiền mang tới phát cho dân mà thay vào đó là những chuyến xe chở vật liệu xây dựng. Thế nhưng, khi bản Làng Mô tràn ngập sắc đỏ của mái ngói, dân bản tưng bừng mở hội thì Trần Yên không được chung vui bởi cái ấu trĩ của thời bao cấp. Anh bị quy kết là lạm dụng tín nhiệm, là lợi dụng công việc được giao để làm giàu bất chính.

Ngày 22-8-2002, Trần Yên bước chân vào trại giam và buộc phải bồi hoàn 195 triệu đồng, số tiền công trả dân trồng rừng đã được anh quy đổi thành vật liệu xây dựng, để kiên cố nhà ở.

Phải bồi hoàn một khoản tiền lớn trong khi không hề được hưởng một xu nhỏ, gia đình anh trở lại thời gian đầu khi lên Lai Châu lập nghiệp với hai bàn tay trắng vì phải bán căn nhà ở Điện Biên để trả nợ.

Bốn tháng 9 ngày ở trại giam tuy không phải là thời gian quá dài nhưng cũng đủ là cú sốc lớn đối với anh và gia đình. Bản thân phải ở tù, nhà cửa, tài sản đã phải thanh lý hết để trả nợ, mỗi ngày qua đi, anh lại đau đáu nỗi đau vì không biết người vợ và ba đứa con nhỏ sẽ phải xoay sở ra sao với cảnh không nhà.

Qua những lần vào thăm của vợ, anh biết chị phải sang các xã bên làm thuê làm mướn, sống tạm trên các lán, chòi canh nương của đồng bào. Anh bảo: “Đó là thời điểm khó khăn nhất của gia đình tôi, nhất là vợ tôi và ba đứa trẻ vì phải sống với điều tiếng dư luận”.

Sau hơn 4 tháng ngồi tù, ngày trở về với anh là điểm khởi đầu một chu trình lặp lại của gần 30 năm trước, khi mà anh xuất ngũ- tay trắng cùng vợ con lên Lai Châu lập nghiệp. Mặc dù thế nhưng con số không tròn trĩnh đối với gia đình anh bây giờ không giống cái ba không ngày trước bởi Trần Yên bây giờ là một kẻ tha tù. Không nghề nghiệp, không đồng vốn, không người giúp đỡ, anh động viên vợ cố gắng vượt qua để các con hiểu đúng về cha mẹ chúng.

Vậy là như những đồng bào du canh du cư nhưng không phải để phá rừng làm nương, vợ chồng anh đi khắp dải đất Hoàng Liên Sơn làm thuê làm mướn, vừa làm vừa tìm giải pháp cho kinh tế gia đình để rồi sau một thời gian bôn ba, anh quyết định quay lại chính nơi đã khiến anh mất danh, mất nghiệp để lập nghiệp. Thấy vợ chồng anh quay lại bản Làng Mô, nhận đất trồng rừng phòng hộ, nhiều người đã rất ngạc nhiên bởi từ mấy năm nay có ai sống bằng nghề trồng rừng đâu vì giá công quá rẻ mạt.

Họ làm sao hiểu được tâm tư của một người mới ra tù như anh, nhận đất trồng rừng là để có một tấc đất cắm dùi cho con cái có chỗ ở và để lập các trang trại chăn nuôi, lấy thứ nọ nuôi thứ kia để sống. Đã biết bao đêm vợ chồng anh phải đi nhặt lại đồ dùng do mưa rừng làm tung mái lều, bay hết. Rồi những khi mưa lũ tràn về, vợ chồng anh phải ôm con chui lên nóc chuồng lợn trú ngụ.

Chuyện bị muỗi, vắt cắn cùng cái lạnh thấu xương, thấu thịt của vùng cao, sốt rét rừng,…vẫn thường xảy ra với gia đình anh như một sự thử thách dẻo dai của thượng đế đối với người đàn ông có vóc dáng nhỏ bé như anh. Quyết không quay về quê cũ, anh cố bám trụ với rừng, với những cơn sốt rét, những trận mưa rừng chớp nhoáng mà tàn phá để vực lại kinh tế gia đình và một sự tình cờ ngẫu nhiên đã đưa gia đình anh sang một trang khác.

Tỷ phú cá hồi trên đèo Hoàng Liên Sơn

Từ trung tâm thị xã Lai Châu, ngược đèo Hoàng Liên Sơn hoang vu, mờ sương mới đến được trang trại nuôi cá hồi của Trần Yên. Con đường gập ghềnh uốn lượn, lúc nghiêng bên này, khi đổ bên kia như muốn hất người ta xuống vực khiến chúng tôi liên tưởng tới cuộc đời thăng trầm của tỷ phú cá hồi. Giữa mùa hè nhưng nơi đây rất mát mẻ, sương mù giăng giăng càng tăng thêm độ hoang vu của bạt ngàn rừng núi.

Trong cái hoang vu ấy, ít ai ngờ có một con người dám một mình bám trụ để đưa cuộc sống gia đình thoát nghèo, thoát khó và thoát cả những dư âm nặng nề của kẻ mang án tù để khẳng định giá trị của mình. Bên bể cá được thiết kế theo mô hình ruộng bậc thang đẹp mắt, nhìn những chú cá hồi tròn lẳn đang tung tăng bơi lội, Trần Yên kể về cái duyên đến với cá hồi của mình.

Trong một lần hai vợ chồng đèo nhau sang Sapa mua bò giống, chiếc xe bất ngờ bị hỏng ngang đường. Ghé vào một quán nước nghỉ tạm, trong lúc chờ sửa xe, tình cờ anh được chủ quán kể về chuyện người dân nơi đây làm giàu từ con cá hồi. Càng nghe, anh càng liên tưởng tới nơi mình ở và thầm nhủ khí hậu ở đây cũng na ná như chỗ mình, điều kiện tự nhiên cũng thế, họ nuôi cá hồi được, tại sao mình không thử.

Sau chuyến đi ấy, anh chủ động tìm đến Trung tâm nghiên cứu thuộc Viện nuôi trồng thuỷ sản trung ương 1 tại Sapa để học hỏi cách nuôi và được trung tâm giúp đỡ vốn. Nhận 500 con cá hồi về nuôi thử, cả nhà anh đã háo hức với mẻ cá đầu tiên này nên thay nhau thức đêm canh chừng bể cá.

Sau 5 tháng, thu lãi 34 triệu đồng, anh thấy đây là hướng đi đúng để làm giàu nên tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích mặt nước để chăn nuôi. Thế nhưng lần thứ hai của việc thử nghiệm nuôi cá hồi ấy, anh đã gặp thất bại và kết quả là gần 4 tấn cá hồi chỉ một đêm, chết trắng xoá mà không biết nguyên do.

Lại tìm tòi sách vở nghiên cứu, thậm chí sang Trung Quốc, Nhật Bản để học hỏi, anh mới tìm ra nguyên nhân của lần thất bại ấy là vì cá hồi cần nguồn ôxy lớn, ưa nước động và chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 12 đến 16 độ C, cao hơn hoặc thấp hơn đều không phát triển. Việc sụt nền bể lần ấy khiến nước không chảy được và đó chính là nguyên nhân khiến cá chết.

Mạnh dạn đầu tư để mời chuyên gia nước ngoài tới khảo sát thị trường, tư vấn cách nuôi, anh ký kết hợp đồng mua thức ăn với một tập đoàn của Hà Lan và được họ bao tiêu sản phẩm nên từ 40 tấn cá thu được năm 2007, đến nay sản lượng cá của anh đã tăng gấp nhiều lần với một thành quả đáng ghi nhận nữa là trang trại của anh đã có thể ấp trứng, tự cung cấp con giống, không phải nhập từ Phần Lan nữa. Anh trở thành điển hình tham gia diễn đàn những người kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2008.

Trở thành tỷ phú cá hồi với sự ra đời của một loạt các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở nhiều tỉnh thành phía bắc nhưng Trần Yên vẫn đau đáu với khát khao trồng rừng. Khi việc nuôi cá hồi đã trở thành nghề, đêm đêm bên bàn vi tính, anh lại cặm cụi với những dự án trồng rừng và hiện anh là chủ nhân của một cánh rừng non khoảng 10.000 ha đẹp nhất vùng, nằm trên đèo PhaĐin.

Ước nguyện của anh là muốn giúp bà con dân tộc làm giàu bằng một loại cây có hiệu quả kinh tế chứ không phải là học cách nuôi cá hồi và thành quả nhìn thấy là bản Làng Mô của anh giờ đã khởi sắc, nhà nhà giàu lên từ việc trồng cây đỗ trọng, trồng đào, mận và tất cả dân trong bản, ai cũng học theo Trần Yên cách yêu rừng. Bao quanh bản Làng Mô là cánh rừng thông trên 10 năm tuổi, trải dài khắp lưng đồi, đứng dưới nhìn không thấy ánh mặt trời, cánh rừng mà dân bản đã trồng như lời tri âm với người đàn ông nhỏ bé, dám một mình lên đây lập nghiệp và đưa đồng bào nơi đây thoát cảnh đói nghèo.


Minh Châu
PNT