PDA

View Full Version : Kinh tế thế giới đang suy thoái tạm thời hay lao dốc thực sự?


Hanna
06-19-2011, 09:24
Theo Economist, thế giới chỉ đang khó khăn tạm thời. Chính mâu thuẫn giữa cách điều hành của Mỹ và châu Âu khiến thế giới rơi vào khủng hoảng.

Kinh tế thế giới chỉ đang suy giảm tạm thời

Mùa hè năm nay là thời điểm xảy ra nhiều sự kiện kinh tế lớn của thế giới, nhưng đó đều là những sự kiện không mấy sáng sủa.

Giá cổ phiếu lao dốc trong nhiều tuần trước hàng loạt thông tin kinh tế ảm đạm. Sản lượng sản xuất của các nhà máy chậm lại trên toàn cầu. Hoạt động tiêu dùng cũng sụt giảm nặng nề. Tại Mỹ, theo thống kê, từ giá nhà đến tăng trưởng việc làm đều suy yếu mạnh. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ở mức yếu nhất kể từ khi bắt đầu phục hồi gần 2 năm trước.

Kinh tế toàn cầu đang vào chu ḱ suy giảm tạm thời hay đang bất đầu lao dốc thực sự?

Câu trả lời là một sự suy giảm tạm thời. Đầu tiên, thiên tai động đất, sóng thần tại Nhật đă khiến GDP của nước này sụt giảm, phá vỡ chuỗi cung ứng thiết bị trên toàn cầu, và do đó, sản lượng công nghiệp khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong tháng 4 vừa qua, bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê kinh tế, đó chỉ là sự suy thoái tạm thời, và tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm sẽ tăng ít nhất là 1%.

Nhu cầu tiêu dùng bị chững lại, chủ yếu là sự đột biến giá dầu trong năm nay. Giá dầu tăng cao đă khiến giá cả các loại hàng hóa khác cũng tăng theo, tổn thương niềm tin tiêu dùng. Và có khả năng, sự bất ổn tại Ả Rập có thể khiến giá cả tiếp tục tăng. Tuy nhiên, ít nhất là hiện tại, áp lực tăng giá đang dịu lại. Giá xăng trung b́nh của Mỹ, mặc dù vẫn tăng 21% so với đầu năm, nhưng cũng bắt đầu giảm. Điều này khuyến khích tinh thần người tiêu dùng và có thể thúc đẩy hoạt động chi tiêu của họ.

Cùng lúc đó, nhiều nền kinh tế mới nổi đang thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với t́nh trạng lạm phát cao. Lạm phát của Trung Quốc tăng tốc đến 5,5% trong tháng 5 vừa qua. Giá bán buôn của Ấn Độ tăng vọt lên 9,1%. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra tăng trưởng chậm, và chứng tỏ các biện pháp thắt chặt đă phát huy tác dụng.

Không có điều ǵ chứng minh rằng họ đă áp dụng quá mức các biện pháp thắt chặt, làm tổn thương kinh tế, ngay cả ở Trung Quốc, đất nước đang khiến cả thế giới lo lắng về khả năng suy thoái sắp xảy ra. Điều mà chúng ta nên lo ngại hơn đó là t́nh trạng kinh tế thế giới suy yếu có thể dẫn đến việc các nước này tạm dừng các biện pháp thắt chặt quá sớm, khiến cho lạm phát ngày càng tăng cao.

Tăng trưởng chậm là điều mà hầu hết các thị trường mới nổi cần đạt được, và cũng là điều cuối cùng mà bất kỳ nền kinh tế phát triển nào cũng muốn vào lúc này. Các nước phát triển đang phục hồi yếu ớt và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm là điều đặc biệt nguy hiểm, bới nó khiến cả những nước mới nổi và những nước phát triển từ bỏ các gói kích thích tài chính, tiền tệ với 1 đợt bùng phát nguy cơ xảy ra chiến tranh nguy hiểm trên cả 2 bờ Đại Tây Dương.

Mâu thuẫn giữa các nhà lănh đạo có thể đẩy thế giới vào khủng hoảng

Thắt chắt tiền tệ là điều mà hàng loạt quốc gia đang tiến hành. Mỹ sẽ kết thúc gói nới lỏng định lượng vào cuối tháng 6 và châu Âu ra tín hiệu sẽ nâng lăi suất vào tháng 7.

Chỉ một số trong những quyết định đó là đúng. Với tỷ lệ lạm phát của Mỹ đang bắt đầu tăng, việc thắt chặt của FED là hoàn toàn có ư nghĩa. Ngược lại, ở khu vực Eurozone, nơi có rất ít dấu hiệu cho thấy rằng, lạm phát đang gia tăng, th́ ECB không nên nâng lăi suất, nhất là khi một số nước ngoại vi đang phải đấu tranh với cuộc khủng hoảng nợ và đứng bên bờ vực vỡ nợ như Hy Lạp.

Cuộc chiến ngân sách tại Mỹ sẽ có 2 kết quả, hoặc là Mỹ phải quyết liệt thực hiện cắt giảm chi tiêu ngắn hạn, hoặc là sẽ bị vỡ nợ kĩ thuật. C̣n tại châu Âu, nếu các nhà lănh đạo không thể đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày mai về gói cứu trợ của Hy Lạp, th́ nước này sẽ vỡ nợ và có nguy cơ rút khỏi khu vực Eurozone.

Những mối lo ngại về chính sách như thế rơ ràng đang khiến các doanh nghiệp sợ hăi. Họ đang nắm trong tay một đống tiền mặt, thay v́ đổ vào đầu tư. Trong tuần qua, hàng loạt những cuộc bán tháo, rút vốn của nhà đầu tư đă diễn ra trên thị trường. Và kết quả là kinh tế thế giới chững lại.

Logic kinh tế cho thấy, sự thật đơn giản không đến nỗi quá tồi tệ. Kinh tế thế giới chẳng qua đang đi qua một giai đoạn khó khăn tạm thời. Nếu các chính trị gia tiếp tục căi vă, tranh luận mà không sáng suốt đưa ra ư kiến chung, th́ sự khó khăn tạm thời đó sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng thật sự.

Tuyết Mai
Theo Economist