PDA

View Full Version : Các cuộc đ́nh công đang làm cho Việt Nam giảm bớt sức hấp dẫn nhân công rẻ hơn TQ


Hanna
06-20-2011, 22:42
Các cuộc đ́nh công đang làm cho Việt Nam giảm bớt sức hấp dẫn nhân công rẻ hơn Trung Quốc

Ngày 16 tháng 6 năm 2011

Công ty sản xuất động cơ của Nhật Minebea Co. đă chọn Kampuchia chứ không phải Việt Nam để xây dựng một nhà máy sử dụng 5000 lao động trong một dấu hiệu cho thấy các cuộc tranh chấp lao động đang làm tổn thương sức hấp dẫn của Việt Nam như là một sự lựa chọn thay thế cho Trung Quốc v́ nhân công rẻ.

“Một cuộc đ́nh công có thể dẫn đến t́nh trạng rối loạn,” Yasunari Kuwano, một người phát ngôn của Công ty Mineba đóng tại Tokyo đă nói như vậy về nhà máy trị giá 62 triệu đô la chuyên chế tạo động cơ điện cho các dụng cụ và thiết bị điện tử. “Nhân công là vấn đề chính chúng tôi nhắm tới khi quyết định chọn Kampuchia. Chúng tôi cần nhân công đáng tin cậy.”

Trong khi Mineba khởi công vào tháng trước ở Phnong Penh th́ tập đoàn sản xuất cáp Volex Group Plc có trụ sở ở Luân Đôn và tập đoàn sản xuất đồ may mặc của Nhật Wacoal Holding Corp nằm trong số những nhà đầu tư tại Việt Nam đă phải đối mặt với những cuộc đ́nh công bất hợp pháp nổ ra bất ngờ. Người lao động đ̣i được trả lương cao hơn sau khi lạm phát với tỉ lệ cao chưa từng có đă ảnh hưởng tới sức mua của họ.

Các cuộc đ́nh công đă làm sứt mẻ mục tiêu của Việt Nam trong 25 năm qua là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách chào mời nhân công đáng tin cậy với mức lương tối thiểu hiện nay chỉ bằng nửa các mức lương tối thiểu ở Trung Quốc nhằm gây dựng các trung tâm sản xuất. Đầu tư nước ngoài trực tiếp [FDI] tại Việt Nam đă giảm 48% trong 5 tháng đầu của năm 2011 xuống c̣n 4,7 tỉ đô la.

“Đất nước đang đứng trước một bước ngoặt mang tính quyết định” giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại đất nước Đông Nam Á này đă nói như vậy tại Hà Nội “Việt Nam không thể mặc nhiên cho rằng FDI sẽ tiếp tục. Tiền có thể chạy sang nước khác.”

Thách thức từ lạm phát

Tháng 5 vừa qua, Lạm phát đă tăng nhanh lên mức cao là 19,8% so với 29 tháng trước đó, một mức lạm phát mà Ngân hàng Thế giới trong một bản báo cáo trong tháng này đă cho là “có thể chấp nhận được”. Ngân hàng phát triển [Ngân hàng Thế giới] cho rằng lạm phát sẽ lên đến mức cao nhất trong quư này rồi sau đó sẽ giảm dần xuống c̣n 15% vào cuối năm nay, đă nói rằng Việt Nam phải kiên tŕ với các chính sách thắt chặt tiền tệ cho tới khi tỉ lệ lạm phát giảm xuống ít nhất một nửa.

Giá cả tăng vọt và t́nh h́nh mất ổn định trong các nhà máy đă khiến cho thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ của Việt Nam là kém cỏi nhất ở châu Á trong năm ngoái. Chỉ số chứng khoán VN Index đă giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái c̣n tiền đồng th́ mất giá 7,8% so với đồng đô la.

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 3 đă chuyển trọng tâm từ khuyến khích mở rộng kinh tế sang chống lạm phát và đă giảm mục tiêu tăng trưởng năm của năm 2011 từ mức cao nhất là 7,5 % xuống 6%. Với việc các công ty xếp hạng tín nhiệm đă đánh tụt điểm định mức nợ quốc gia của nước này một phần v́ sự yếu kém trong hoạch định chính sách kinh tế cho nên nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang cảnh giác với việc đặt cược lâu dài vào Việt Nam.

Srithai Superware PCL (SITHSI), một công ty có trụ sở tại Băng Cốc chuyên sản xuất các bộ đồ ăn trong tháng này đă hoăn một kế hoạch mở rộng trị giá 5 triệu đô la tại nhà máy của họ ở miền Nam do “sự bất ổn kinh tế,” tổng giám đốc của nhà máy tại Việt Nam Santi Sakgumjorn, đă nói như vậy. Công ty này tuyên bố họ sẽ mở một chi nhánh tại nước láng giềng Lào.

“Mất ḷng tin”

“Trong ngắn hạn chúng tôi không tin tưởng vào t́nh h́nh kinh tế ở Việt Nam,” Sakgumjorn nói như vậy trong một bức thư điện tử. Nhà máy đă gặp trở ngại do chi phí sản xuất gia tăng sau hai lần tăng lương trong năm nay, ông nói.

Người lao động tại Việt Nam nói rằng họ hầu như chẳng c̣n lựa chọn nào khác ngoài đ́nh công khi giá cả tăng cao. Tại một khu công nghiệp ở Hà Nội, anh công nhân Lê Kiên đọc lướt các mục quảng cáo việc làm sau ca làm việc của anh tại một nhà máy lắp ráp các loại cáp dùng cho xe máy của hăng Honda Motor và Yamaha Motor.

“Giá cả của mọi thứ – thực phẩm, xăng, điện – đều tăng nhanh hơn đồng lương tôi nhận được,” Kiên, 24 tuổi đă nói như vậy, lương tháng của anh tương đương với 87 đô la. “Tôi thậm chí không đủ tiền để cưới vợ. Làm sao tôi có đủ tiền để mua sữa cho con cơ chứ.”

Đấy là ngay cả sau khi Kiên và hầu hết 500 đồng nghiệp của anh đă tiến hành một cuộc đ́nh công bất hợp pháp hồi tháng 4 và đă đ̣i được tăng lương 13%. Hăng của Đài Loan mà anh đang làm việc đă tăng lương cho công nhân hồi tháng 1, anh nói.

Yamaha tạm ngừng sản xuất

Các vụ tranh chấp lao động đă tấn công các nhà máy liên doanh sản xuất và cung cấp phụ tùng cho các công ty như Yamaha, Panasonic Corp., và Adidas AG. Yamaha đă buộc phải tạm ngừng việc sản xuất xe máy tại Hà Nội khi 4000 người lao động đă đ́nh công hồi tháng 3. Nhà máy đă tăng lương cho công nhân để họ quay lại làm việc, người phát ngôn của hăng tại Tokyo là Shinichiro Irie đă nói như vậy.

Đă có 336 cuộc đ́nh công xảy ra ở Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay, theo nguồn tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cứ cái đà này th́ năm 2011 sẽ phá kỷ lục 762 cuộc đ́nh công của năm 2008. Nhiều cuộc đ́nh công chỉ là những vụ ngừng lao động không chính thức và không có giấy phép hợp pháp, theo lời của Tổ chức Lao động Quốc tế đóng tại Geneva [ILO].

“Ngày nào cũng có một vụ đ́nh công xảy ra ở đâu đó trên đất nước này,” Youngmo Yoon, một chuyên gia của ILO về người lao động Việt Nam đă nói như vậy. “Hầu hết các cuộc đ́nh công đều do công nhân tổ chức một cách tự phát.” Trong nhiều trường hợp th́ người lao động đă giành được thắng lợi là được trả lương cao hơn,” ông nói.

Mức tăng lương cao nhất trong khu vực

Lương của người lao động Việt Nam dự kiến sẽ tăng gần 12% trong năm nay, đây là mức tăng cao nhất ở khu vực châu Á Thái B́nh Dương và gần gấp đôi mức tăng trung b́nh trong khu vực, theo khảo sát các xu hướng tiền lương do tổ chức ECA International thực hiện. Việt Nam đă tăng mức lương tối thiểu lên 14% trong tháng trước.

“Đây là một cái ṿng luẩn quẩn,” Prakriti, một nhà kinh tế làm việc tại Barclays Capital tại Singapore đă nói như vậy. “Lạm phát liên tục tăng, người lao động đ́nh công v́ bất măn, tăng lương, và như thế là tất cả đều đổ dồn vào người tiêu dùng.”

Một số công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam nơi mà 60% trong số 87 triệu dân là dưới 35 tuổi và mức lương tối thiểu là 85 đô la một tháng dựa trên sức mua tương đương [purchasing-power parity] vẫn đang ở vị trí thấp nhất thứ hai so với các nền kinh tế châu Á khác như theo đánh giá của ILO vào năm 2009. Việt Nam chỉ đứng trên Bangladesh, trong khi mức lương tối thiểu ở Trung Quốc là 173 đô la. Chính phủ Việt Nam cam kết mục tiêu 20 tỉ đô la FDI vào Việt Nam trong năm nay.

First Solar Inc. (FSLR), hăng sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu thế giới có kế hoạch đầu tư ban đầu 300 triệu đô la cho một nhà máy ở miền nam Việt Nam. Nokia Oyj, hăng sản xuất điện thoại di động của Phần Lan hồi đầu năm nay đă nói rằng họ dự định khai trương một nhà máy trị giá 200 triệu euro (287 triệu đô la) ở gần Hà Nội trong năm 2012 để sản xuất điện thoại di động giá rẻ.

Sức ép lợi nhuận

Đối với những công ty đang hoạt động ở đất nước này [Việt Nam] th́ việc tăng lương cho người lao động sẽ gây sức ép lên lợi nhuận, theo lời của Alan Phạm, giám đốc phụ trách hoạch định kế hoạch kinh tế của VinaCapital Investment Management Ltd., nhà quản lư quỹ [fund manager] lớn nhất tại Việt Nam.

“Nó càng làm tăng thêm tác động tiêu cực tới tâm lư của nhà đầu tư,” Ông Alan Phạm nói. Một sự sụt giảm đầu tư nước ngoài đang gây ra sự lo lắng đặc biệt bởi nó có thể làm xấu thêm t́nh trạng thâm hụt tài khoản văng lai, làm tăng sức ép lên tiền “đồng”, ông nói.

Chỉ có 15 trên 284 công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Hồ Chí Minh có cổ phiếu tăng giá trong năm 2011.

Gần một phần ba các cuộc đ́nh công trong năm nay diễn ra tại các cơ sở của các công ty của Hàn Quốc, theo tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Phần lớn các cuộc đ́nh công xảy ra tại các nhà máy sản xuất hàng may mặc, Giám đốc Pḥng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh Kim Soon Ok cho biết. Nhiều chủ lao động đă bị bất ngờ trước những vụ ngừng làm việc khiến cho nhà máy phải hoăn việc gửi hàng và hậu quả là những “khoản lỗ khổng lồ,” bà nói.

“Rủi ro nghiêm trọng”

Sự bất ổn về lao động là “một rủi ro nghiêm trọng” đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Bath làm việc tại công ty tư vấn chuyên về đánh giá rủi ro Maplecroft Ltd đóng tại Luân Đôn đă nói như vậy hồi tháng 5. Năng suất lao động của Trung Quốc gấp 2,6 lần năng suất lao động của Việt Nam trong khi Thái Lan có năng suất lao động gấp 4,3 lần Việt Nam, theo một bản báo cáo tháng 1 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. Sự việc lại càng tồi tệ thêm bởi vấn đề xung đột lao động và điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ trở nên bớt hấp dẫn các nhà đầu tư, giám đốc của Maplecroft là Alyson Warhurst nói.

“Các công ty đang chờ đợi để xem liệu Việt Nam có đủ khả năng quản lư lạm phát và sức ép tiền lương, Warhurst nói. “Nếu Việt Nam quản lư tồi, các công ty đa quốc gia sẽ có những lựa chọn thay thế khác. Họ có thể quay trở lại Trung Quốc. Họ có thể t́m nơi khác.”

– Bài viết của K. Oanh Ha và Diep Ngoc Pham tại Hà Nội. Có sự đóng góp của With Nick Heath và Nguyen Dieu Tu Uyen tại Hà Nội, Makiko Kitamura ở Tokyo và Suttinee Yuvejwattan tại Băng Cốc. Biên tập: Adam Majendie, Chris Anstey, Anne Swardson

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011