PDA

View Full Version : Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than: Hại lâu dài


tonny_thuong
06-22-2011, 05:59
Việt Nam bắt đầu phải nhập khẩu than: Hại lâu dài

- Việt Nam vừa nhập 9.500 tấn than từ Indonesia. Việc nhập than cũng vô lư như việc nhập khẩu muối, nhập khẩu đường, phân bón... v́ song song với đó, chúng ta vẫn đang xuất khẩu than.

Câu chuyện xuất - nhập khẩu "vàng đen" đang đặt ra vấn đề ai được lợi và ai bị thiệt?

Cách đây ít nhất 3 năm, lời cảnh báo về khả năng Việt Nam phải nhập khẩu than đă được đưa ra. Tuy nhiên, khi đó, dự báo của TKV phải đến tận năm 2015, và 2020 Việt Nam mới phải nhập khẩu than. Thế nhưng, chưa hết nửa đầu của năm 2011, những tấn than nhập khẩu đầu tiên đă vào thị trường.

http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/baogiay2/148_12_khai-thac-than.jpg

Tỷ lệ thất thoát trong khai thác than của TKV hiện nay rất lớn.

TKV: Xuất và nhập than đều có lợi

Giải thích cho chuyện phải nhập khẩu than sớm vào thời điểm này, lănh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản VN (TKV) đưa ra lời biện minh, việc nhập khẩu than từ Indonesia để cung cấp cho thị trường phía Nam cũng sẽ tiết giảm chi phí hơn vận chuyển than từ phía Bắc vào, và có giá thành tương đương với giá than trong nước.

Cụ thể hơn, lănh đạo TKV cho biết về kế hoạch: Than tự sản xuất trong nước từ năm 2011 tới năm 2015 tăng thấp, từ 44 triệu tấn lên 55 triệu tấn, trong đó than phục vụ cho nhu cầu trong nước sẽ tăng từ 27,5 triệu tấn lên 52 triệu tấn, và than xuất khẩu giảm dần từ 16,5 triệu tấn xuống 3 triệu tấn vào năm 2015. Do vậy, việc nhập khẩu than là không thể tránh khỏi.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc TKV giải thích: TKV xuất khẩu các loại than chất lượng cao, trong nước chưa có nhu cầu, và nhập về các loại than hàm lượng giá trị thấp phục vụ cho nhu cầu nhiệt điện, thép, xi măng... Ông Hùng cũng thừa nhận, ngành than vẫn phải xuất khẩu để bù khoản lỗ do giá bán trong nước đang thấp hơn giá xuất khẩu.

Chưa thấy cái hại lâu dài!

Đằng sau quyết định nhập than của TKV, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng ngành than đang chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái hại lâu dài. TS Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (thuộc TKV), cho rằng: Việc xuất khẩu than đang dẫn đến sự thiệt hại lâu dài cho cả đất nước. Trong những năm qua, thay v́ tích cực xuất khẩu than, nếu TKV đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chỉ tập trung tiềm lực đầu tư cho ngành than th́ nguy cơ phải nhập khẩu than của Việt Nam có thể được đẩy lùi hàng chục năm.

Trao đổi với , một số chuyên gia cho rằng: Giải pháp nhập khẩu than sẽ đi vào bế tắc bởi dự báo cơ sở hạ tầng không đủ để đảm bảo cho nhu cầu nhập than như mức dự báo là 100 triệu tấn vào năm 2020.

Giải pháp để hạn chế nhập than th́ ngay cả ngành than cũng đang bế tắc. Theo ông Vũ Mạnh Hùng, Luật Khoáng sản quy định chỉ được cấp giấy phép khai thác mỏ khi doanh nghiệp có 30% vốn chủ sở hữu. Điều này cực kỳ khó với các doanh nghiệp nếu muốn tự khai thác than v́ họ không thể có đủ vốn để đầu tư khai thác một mỏ than.

Đó là c̣n chưa nói đến việc nếu chỉ nhăm nhăm đặt mục tiêu giải quyết vấn đề cung ứng than bằng cách nhập khẩu th́ lâu dài nền kinh tế vốn đă phụ thuộc vào nhiều loại nguyên liệu nhập khẩu khác sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều hơn bởi than là mặt hàng thiết yếu, có tác động trực tiếp, tức th́ đến những sản phẩm thiết yếu khác như điện, xi măng, vận tải... Trong khi đó, tỷ lệ than xuất lậu vẫn c̣n cao và tỷ lệ thất thoát trong khai thác hiện ước tính lên tới 60% sản lượng khai thác.

Có ư kiến cho rằng, việc nhập khẩu than có vẻ nằm trong kế hoạch của TKV, bởi việc nhập khẩu than sớm và ngày càng nhiều đồng nghĩa là cơ hội để TKV xuất khẩu càng lớn, khi mà nhập khẩu th́ được phép bán theo giá nhập, và xuất khẩu th́ được bán với giá xuất.

Và tựu trung lại, cả giá nhập hay giá xuất đều mang lại lợi nhuận hơn cho TKV. Chỉ có các doanh nghiệp và người tiêu dùng là phải chịu thiệt trực tiếp và gián tiếp từ việc xuất nhập than của TKV. Ông Vũ Mạnh Hùng cũng phải thừa nhận: "Xuất khẩu than là để làm kinh tế" và "Việt Nam thiếu một chính sách sử dụng năng lượng".

Hương Thủy
theo dv