Log in

View Full Version : Không khí chiến sự bên trong đền Preah Vihear


woaini1982
07-04-2011, 09:48
Các mảng kiến trúc bên trong ngôi đền cổ ngh́n năm tuổi Preah Vihear bị đạn pháo Thái Lan phá vỡ, trong khi quân đội Campuchia triển khai dày đặc tại di sản thế giới này và đang hối hả xẻ núi để mở đường lớn lên đền.

Con đường thuận tiện nhất để đi Preah Vihear bên phía Campuchia là xuất phát từ thành phố Siem Reap, với đoạn đường 320 km rải nhựa và mất khoảng 4 tiếng chạy xe ôtô. Trước khi khởi hành, phóng viên VnExpress được các đồng nghiệp Campuchia cảnh báo t́nh h́nh khu vực đền Preah Vihear đang rất phức tạp dù chiến sự đă tạm ngưng và đổ máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Mặc áo chống đạn thăm di sản thế giới

Nhà báo Sao Yuth làm việc cho một đài phát thanh tại Siem Reap, người vừa trở về từ đền Preah Vihear cho biết: “Preah Vihear và khu vực biên giới giữa Thái Lan và Campuchia quanh đó đang rất bất ổn và binh sĩ hai bên có thể nổ súng chỉ v́ những nguyên nhân đơn giản như có người lính nào đó say xỉn và không kiềm chế việc bóp c̣. Do vậy khi đến thăm đền vào lúc này nên mặc áo chống đạn và đội mũ sắt để tự bảo vệ ḿnh”.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop2.jpg

Binh sĩ Campuchia triển khai khắp nơi trên ngôi đền Preah Vihear. Ảnh: Đ́nh Nguyễn.

Preah Vihear có vị trí nhạy cảm v́ năm 1962 Ṭa án Công lư Quốc tế (ICJ) ra phán quyết toàn bộ mỏm núi Dangrek và ngôi đền trên đó thuộc Campuchia, nhưng lối vào cổng chính lại nằm trong vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. Du khách có thể lên đền từ phía Thái Lan v́ đây có b́nh nguyên thoai thoải, trong khi nếu đi từ Campuchia phải vượt qua con đường bên vách đá hiểm trở.

Kể từ khi Campuchia giành lại quyền kiểm soát Preah Vihear từ tàn quân Khmer Đỏ năm 1998, nước này đă bắt tay với Thái Lan cùng khai thác du lịch tại ngôi đền. Theo đó du khách từ Thái Lan sang sẽ được Campuchia cho phép mua vé vào thăm đền trong một ngày mà không cần visa. C̣n phía Thái Lan thu phí vào công viên quốc gia Khao Phra Viharn, nơi có lối dẫn lên đền Preah Vihear.

Sau một thời gian êm thấm, Thái Lan và Campuchia đột ngột căng thẳng tại Preah Vihear từ năm 2008 khi ngôi đền được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới. Đụng độ dữ dội nhất giữa hai nước xảy ra hồi đầu năm nay dọc tuyến biên giới, trong đó Preah Vihear là tâm điểm chú ư. Ngôi đền đă bị đóng cửa hoàn toàn với du khách do phía Thái Lan nă đạn pháo vào công tŕnh cổ này.

Tuần trước, Campuchia cũng đă mở cửa trở lại cho du khách thăm đền Preah Vihear, bất chấp việc Thái Lan vẫn phong toả lối vào chính. Nhưng trên thực tế chỉ có một số ít người địa phương đủ cam đảm tới đây và gần như không có người nước ngoài nào lên thăm đền v́ không muốn mạo hiểm tại nơi vừa có chiến sự.

T́nh trạng bất ổn cũng khiến các đại lư du lịch tại Siem Reap từ chối tổ chức chuyến đi tới đền Preah Vihear. Cách duy nhất đến được di sản thế giới này hiện nay là thuê một chiếc xe hai cầu đi từ Siem Reap với giá khoảng gần 400 USD, cho quăng đường b́nh thường chỉ phải trả khoảng 5 USD nếu đi bằng xe khách.

Bầu không khí chiến sự

Tuyến quốc lộ của Campuchia chạy từ Siem Reap đến chân núi Dangrek, nơi có ngôi đền Preah Vihear, mới được cải tạo nên có chất lượng khá tốt. Con đường chạy xuyên qua những cánh rừng rậm rạp với vô số biển cảnh báo có ḿn hai bên. Đô thị lớn nhất trên con đường đến đền Preah Vihear là thị xă Anlong Veng, thủ phủ cuối cùng của tàn quân Khmer Đỏ trước đây.

Bầu không khí chiến sự bắt đầu rơ nét kể từ ngă ba thị trấn Sro Em, nằm cách đền Preah Vihear khoảng 30 km. Đây là nơi duy nhất có thể t́m thấy một nơi nghỉ chân bên đường trước khi tiếp tục hành tŕnh lên thăm ngôi đền ngh́n tuổi. Thị trấn này cũng là nơi đóng sở chỉ huy của lực lượng quân đội Campuchia phụ trách khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận.

Khi phóng viên VnExpress tới Sro Em, một nhóm binh sĩ đội mũ sắt đứng gác trên đường đă chặn lại và yêu cầu vào khu nhà chỉ huy để tŕnh báo. Khi đó đang có hàng ngh́n binh sĩ Campuchia diễn tập chiến đấu, dễ tạo ra cảm giác hồi hộp và bất an đối với những ai chuần bị đi tiếp đoạn đường phía trước.

Dọc đường từ Sro Em lên đền Preah Vihear có vô số lô cốt và hầm trú ẩn với binh sĩ đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chỉ có một số ít nhà dân trên đoạn đường này, c̣n lại hầu hết là các khu vực đóng quân của Campuchia. Chốt gác của quân đội cũng dựng lên tại nhiều nơi để kiểm tra mọi chiếc xe ra vào khu vực.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Road1.jpg

Đại công trường xẻ núi mở đường lên đền Preah Vihear của Campuchia. Ảnh: Đ́nh Nguyễn.

Khi đến chân núi Dangrek, con đường trải nhựa kết thúc và bắt đầu một đại công trường xẻ núi mở đường dài khoảng 5 km dẫn lên đền Preah Vihear. Những ngày đầu tháng 7/2011, xe chuyên dụng đang hối hả thi công dưới sự chỉ huy của quân đội. Theo quan sát của phóng viên, với tiến độ hiện nay chỉ vài tháng nữa Campuchia sẽ hoàn tất con đường chạy thẳng từ chân núi lên đền Preah Vihear.

Khi hoàn thành con đường xuyên núi rộng răi này, bên cạnh việc kết nối trung tâm lịch Siem Reap với đền Preah Vihear, quân đội Campuchia c̣n rất thuận tiện trong việc triển khai các loại khí tài quân sự lên cao điểm núi Dangrek, nơi có vị trí mang tính chiến lược đối với vùng biên giới của nước này.

Dọc con đường đang được xây dựng, quân đội Campuchia cũng triển khai với mức độ dày đặc. Gần như chỉ cách vài mét lại có một hầm trú ẩn kiên cố với các lỗ châu mai bố trí xung quanh. Nhưng bầu không khí giao tranh đă có dấu hiệu lắng xuống khi hầu hết binh sĩ đều không mang vũ khí và đứng ngồi lố nhố bên ngoài hầm trú ẩn nh́n người lạ mặt lên đền Preah Vihear.

Những dấu tích giao tranh

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Fire3.jpg

Một mảnh đạn pháo phá vỡ mảng đá sa thạch có đường kính khoảng 20 cm tại cổng chính dẫn lên đền Preah Vihear. Ảnh: Đ́nh Nguyễn.

Đền Preah Vihear gồm nhiều bức điêu khắc đá sa thạch tinh xảo nhưng đă đổ nát khoảng 40%, sau hàng ngh́n năm trơ gan cùng tuế nguyệt. Kiến trúc ngôi đền chạy theo trục bắc-nam dài 800 mét, rộng 50 mét, trong đó đền thượng phía nam cao hơn đền hạ phía bắc 120 mét và tất cả nằm trọn trên đỉnh núi Dangrek cao 525 mét. Phần đỉnh đền là vách đá dựng đứng có thể bao quát toàn bộ vùng b́nh nguyên của Campuchia.

Cảnh đổ nát của ngôi đền ngh́n năm tuổi này mới được bổ sung bằng những vết đạn pháo do quân đội Thái Lan bắn sang trong những lần giao tranh dữ dội hồi tháng 2 và tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, những dấu tích này nằm rải rác và có quy mô thiệt hại không quá nghiêm trọng, v́ không phá hủy hoàn toàn bất cứ một khối kiến trúc nào của ngôi đền cổ.

Đụng độ đă tạm chấm dứt nhưng hầu như không có bóng du khách lên thăm Preah Vihear, trái với cảnh tấp nập trước giao tranh hồi tháng 2/2011. Nhiều người địa phương kiếm sống bằng nghề bán đồ lưu niệm đă rút đi và chỉ có một vài phụ nữ c̣n bám trụ. Họ xách theo những túi nhỏ đựng loại thuốc lá giá rẻ để bán cho du khách tặng binh sĩ đóng quân trên đền.

Trên suốt chiều dài gần 800 mét của đền Preah Vihear trên đỉnh núi Dangrek, binh sĩ Campuchia hiện diện dày đặc khắp nơi. Bên cạnh đó c̣n có lực lượng cảnh sát bảo vệ đền và bảo vệ khách du lịch có quân phục và phù hiệu riêng. Những quân nhân này hầu như không mang súng mà chỉ mang theo máy bộ đàm và tỏ ra thân thiện với khách lạ.

Trung uư Van Sovanchay, người phụ trách thông tin của quân đội đồn trú trên đền Preah Vihear, cho biết: "Chúng tôi có rất nhiều chiến sĩ đóng tại cao điểm này đề pḥng các vụ tấn công của phía Thái Lan". Anh cũng vui vẻ giải thích về hai chiếc bộ đàm mang theo người đang liên tục phát ra âm thanh. Trong đó một chiếc trung uư này dùng để liên lạc nội bộ, chiếc c̣n lại chuyên để thu những cuộc đối thoại của binh sĩ Thái Lan bên kia biên giới v́ anh thành thạo tiếng Thái.

Trong khi đó, thiếu uư có tên Jon nhiệt t́nh dẫn phóng viên đi khắp ngôi đền để pḥng bất trắc và thuật lại những lần quân đội Thái Lan nă pháo sang Preah Vihear. Theo lời sĩ quan này, quân đội Thái đă bắn đạn pháo sang cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên không gây thương vong cho binh sĩ Campuchia. Anh cho biết số 28 người thiệt mạng của cả hai phía trong những lần đụng đổ kể từ đầu năm xảy ra dọc tuyến biên giới bên dưới đền Preah Vihear.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop8.jpg

Trung uư Jon đang thuật lại những lần phía Thái Lan bắn pháo sang đền Preah Vihear. Ảnh: Đ́nh Nguyễn.

Thiếu uư Jon cũng cảnh báo rằng mọi di chuyển tại đền Preah Vihear đều nằm trong tầm ngắm của quân đội Thái Lan đóng phía bên kia biên giới. Theo anh họ không nổ súng nhưng không có ǵ đảm bảo mọi thứ an toàn tại khu vực từng có chiến sự nhiều lần này. Lời khuyên cho ai đến thăm đền Preah Vihear trong những ngày này là không nên lưu lại quá lâu, dù phải trải qua gần một ngày đường để tới được di sản thế giới này.

Ngôi đền Preah Vihear hiện đă im tiếng súng nhưng t́nh h́nh khu vực này vẫn rất phức tạp và không có ǵ đảm bảo sẽ không tái diễn cảnh nổ súng. Cuối tháng 6 vừa qua, Thái Lan rút khỏi Công ước di sản thế giới của UNESCO và cho tăng quân dọc tuyến biên giới với Campuchia, càng cho thấy t́nh h́nh tại đền Preah Vihear có thể căng thẳng trở lại bất cứ lúc nào.

Hơn nữa, binh sĩ Campuchia và Thái Lan đóng quân quá gần nhau, với những điểm chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét, nên các vụ nổ súng giữa hai bên có thể xuất phát từ những lư do ‘lăng xẹt’. Ví dụ vụ bắn nhau hôm 3/4/2009 mở màn bằng việc một lính Thái Lan đạp phải ḿn và các binh sĩ khác lập tức nổ súng tới tấp, khiến phía Campuchia bắn lại. C̣n trong các vụ đụng độ từ đầu năm chưa rơ bên nào đă nổ súng trước dẫn đến cảnh đổ máu.

Đ́nh Nguyễn - VNE

woaini1982
07-04-2011, 09:51
Đường tới đền Preah Vihear sau chiến sự

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop9.jpg
Con đường dẫn tới đền Preah Vihear trên đất Campuchia được trải nhựa khá tốt và mật độ các trạm gác của binh sĩ Campuchia càng gần ngôi đền càng dày đặc.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Road7.jpg
Campuchia đang huy động lực lượng xẻ núi mở đường rộng từ chân núi Dangrek lên đền Preah Vihear.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop1.jpg
Binh sĩ Campuchia đóng dọc con đường đang mở lên đền tỏ ra thân thiện và đón nhận những bao thuốc lá do người lái xe ném tặng.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Road5.jpg
Lối vào chính giữa đền Preah Vihear nằm trên đất Thái Lan nên đă bị phong toả nên không có bóng người, trái ngược với cảnh tấp nập hàng ngày những năm trước.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Road4.jpg
Do đó Campuchia mở đường phụ lên đền từ bên cánh trái của cổng chính và hiện mới chỉ là một lối ṃn bên vách núi.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Road6.jpg
Dọc lối đường ṃn dẫn lên đền Preah Vihear bên phía Campuchia không một bóng người, chỉ có các công sự và lính gác mắc vơng nằm nghỉ. Đứng tại đây có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường thấy binh sĩ Thái Lan bên kia biên giới.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Gun.jpg
Một khẩu súng của quân Campuchia lẫn giữa những lùm cây đang chĩa sang phía Thái Lan, bên con đường ṃn dẫn lên đền Preah Vihear.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop3.jpg
Bên trong ngôi đền cổ gần như không có ai ngoài 3 lực lượng của Campuchia là quân đội, cảnh sát bảo vệ đền và cảnh sát bảo vệ khách du lịch.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Temple.jpg
Cảnh vắng lặng của đền Preah Vihear nổi tiếng dù đă được phía Campuchia mở cửa trở lại.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/bc/64/Troop10.jpg
Trung uư Van Sovanchay giải thích về hai chiếc bộ đàm trên tay, gồm một chiếc để liên lạc nội bộ và một chiếc để anh nghe các thông tin thu được từ phía quân đội bên kia biên giới v́ anh thành thạo tiếng Thái.


Ảnh: Đ́nh Nguyễn
Theo VNE