Log in

View Full Version : Mỹ có thể suy thoái trở lại, nặng hơn


woaini1982
08-10-2011, 07:39
Nếu nền kinh tế Mỹ rơi trở lại t́nh trạng suy thoái, như nhiều nhà kinh tế hiện đang lên tiếng cảnh cáo, mức độ thiệt hại c̣n có thể trầm trọng hơn lần vừa qua.

Sau các xáo động gây ra bởi lần suy thoái trước, người ta khó có thể tin rằng lại xảy ra một vụ nữa trong thời gian ngắn như vậy. Nhưng t́nh h́nh kinh tế hiện nay c̣n yếu kém hơn ở giai đoạn đầu của cuộc suy thoái trước, vào tháng 12 năm 2007, với phần lớn các chỉ dấu của nền kinh tế-kể cả công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sản xuất kỹ nghệ-tệ hại hơn vào ngày hôm nay hơn là ở thời gian đó. Và mức phát triển kinh tế yếu kém đến nỗi hầu như không có lănh vực nào được phục hồi, dù rằng trên lư thuyết cuộc phục hồi đă khởi sự vào tháng 6 năm 2009.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/135379-NVO-recession-web--400.gif

“Đây sẽ là một tai họa nếu chúng ta lại đi vào suy thoái ở giai đoạn này, trong hoàn cảnh chưa phục hồi lại sự thiệt hại của kỳ suy thoái trước,” theo lời Conrad DeQuadros, một kinh tế gia hàng đầu tại công ty RDQ Economics.

Khi cuộc suy thoái lần trước xảy ra, t́nh trạng bong bóng tín dụng khiến nhiều người dân Mỹ phải cắt giảm chi tiêu, nhưng nếu xảy ra một cuộc suy thoái nữa th́ lần này là phải cắt từ xương chứ không c̣n ǵ để gọi là thịt mỡ dư thừa nữa.

Nguy hiểm hơn nữa, các nhà ấn định chính sách đă dùng phần lớn các khí cụ kinh tế trong tay của họ để đối phó với cuộc suy thoái lần trước, và không c̣n nhiều giải pháp cho lần tới.

Sự lo lắng và t́nh trạng bất ổn đang gia tăng trong mấy ngày qua sau khi có quyết định của công ty lượng định chỉ số tín dụng Standard & Poor's theo đó giảm chỉ số của Mỹ từ AAA xuống c̣n AA cộng, giữa khi Âu Châu tiếp tục vất vả trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ nần.

Tổng Thống Obama xác nhận các thử thách này trong bài diễn văn truyền đi trên làn sóng phát thanh hôm Thứ Bảy và qua Internet, nói rằng “nhiệm vụ khẩn cấp” của quốc gia hiện nay là phát triển nền kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm. Và Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy F. Geither cho hay trong cuộc phỏng vấn trên hệ thống truyền h́nh CNBC hôm Chủ Nhật rằng Mỹ “có nhiều việc phải làm” do “hoàn cảnh tài chánh không thể duy tŕ về lâu về dài”.

Nhưng ông cũng nói thêm, “Tôi có rất nhiều tin tưởng vào khả năng tái phục hồi của nền kinh tế Mỹ và của người dân Mỹ.”

Tuy vậy, các con số thấy được lúc này quả đáng lo ngại. Trong bốn năm kể từ khi cuộc suy thoái khởi sự, con số người dân Mỹ ở tuổi lao động tăng khoảng 3%. Nếu nền kinh tế được tốt đẹp th́ việc làm cũng sẽ tăng lên ít nhất là cùng con số này.

Nhưng con số việc làm lại giảm xuống. Hiện nay, nền kinh tế Mỹ có khoảng 5% công việc làm ít hơn-chừng 6.8 triệu công việc-so với con số có trước khi cuộc suy thoái vừa qua khởi sự.

Ngay cả những người dân Mỹ đang c̣n làm việc hiện nay cũng phải làm việc ít giờ hơn; một người công nhân trong lănh vực tư nhân nay làm ít giờ trong tuần hơn là bốn năm trước đây.

Giới chủ nhân đă bỏ các giờ làm phụ trội và cắt giảm thành phần công nhân bị coi là không có khả năng hay dư thừa trong đợt suy thoái trước. Và như được thấy qua sự tăng vọt bất thường về khả năng sản xuất của công nhân, các công ty nay t́m cách vắt thêm nữa từ lực lượng lao động “gọn, nhẹ” của họ. Nếu một đợt suy thoái khác xảy ra, hiện chưa rơ là thêm bao nhiêu người nữa sẽ bị cho nghỉ việc mà công việc vẫn tiếp tục chạy.
http://c.statcounter.com/t.php?sc_project=502 3594&resolution=1280&h=960&camefrom=http://vietsn.com/forum/forumdisplay.php?f=2 52&u=http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=458 584&t=Di%E1%BB%87n%20v%C 3%A1y%20t%C6%B0%C6%A 1i%20tr%E1%BA%BB%2C% 20M%E1%BB%B9%20T%C3% A2m%20h%C3%A1t%20hit %20C%C3%A2y%20%C4%91 %C3%A0n%20sinh%20vi% C3%AAn%20-%20Vietnamese%2520So cial%2520Network&java=1&security=570a034a&sc_random=0.75356142 687987427&sc_snum=1&invisible=1
T́nh trạng việc làm ít đi và làm ít giờ hơn, đưa đến kết quả các gia đ́nh dân Mỹ ít tiền hơn để tiêu xài, tạo nên khó khăn lớn lao cho nền kinh tế Mỹ, vốn dựa vào người tiêu thụ.

Chi tiêu của người dân, cùng với lănh vực địa ốc, thường giúp thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế. Nhưng với mức thu thập yếu kém hiện nay, mức chi tiêu chỉ gần bằng giai đoạn khi cuộc suy thoái vừa qua khởi sự. Nếu nền kinh tế tốt đẹp, mức chi tiêu của người dân phải tăng lên v́ dân số tăng trưởng.

Trong tất cả các chỉ dấu kinh tế, mức sản xuất kỹ nghệ, được Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed) theo dơi, cho thấy là tệ hại nhất. Fed cho hay chỉ số lănh vực này giảm gần 8% so với mức ở thời điểm tháng 12 năm 2007.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn nữa có lẽ là mức sản xuất chung của cả nước. Theo con số do Bộ Thương Mại đưa ra mới đây, nền kinh tế Mỹ nay nhỏ hơn so với thời điểm cuộc suy thoái khởi sự.

Và không giống như kỳ đầu, nếu t́nh h́nh kinh tế đi vào t́nh trạng suy thoái nữa, sẽ không c̣n nhiều biện pháp đối phó.

Mức lăi suất sẽ không c̣n có thể đẩy xuống thấp hơn, v́ nay đă ở mức zero.

Fed đă bơm quá nhiều tiền vào thị trường tài chánh trong khi các nhà kinh tế c̣n chưa đồng ư được với nhau là giải pháp này có thật sự giúp ích ǵ không.

Các công ty v́ lo ngại không biết tương lai nền kinh tế ra sao nên chưa có những đầu tư lớn như thu nhận thêm nhân viên. V́ lư do đó họ đang có rất nhiều tiền mặt dự trữ. Tuy điều này không giúp ǵ cho những người đă mất việc, những người đang đi làm cũng phần nào yên tâm v́ công ty vẫn c̣n tiền điều hành và không bị áp lực nhiều về tài chánh để phải sa thải thêm

WASHINGTON (NYT)