PDA

View Full Version : Xem cách CIA sử dụng 'những cỗ máy giết người trên không'


woaini1982
09-19-2011, 07:02
Những năm gần đây, trong ḷng Cục t́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) diễn ra một sự chuyển đổi sâu sắc. Ngoài nhiệm vụ cơ bản là thu thập và phân tích thông tin t́nh báo, CIA c̣n thực hiện các chiến dịch quân sự ở Pakistan, Yemen cũng như Somalia nhờ "các cỗ máy giết người trên không".

Sự chuyển đổi về nhiệm vụ này của CIA bắt nguồn từ việc cơ quan này đang mở rộng và đẩy mạnh các cuộc chiến sử dụng máy bay không người lái ở Pakistan. Đây là thành quả đến từ những nỗ lực vận động hành lang của cựu Giám đốc CIA, Michael Hayden tại thời điểm mà việc sử dụng các máy bay không người lái trong các cuộc chiến chống khủng bố được xem là một thử nghiệm thất bại.

Theo một thống kê của Washington Post, trong suốt năm 2010, "các cuộc đột kích trong đêm bởi máy bay không người lái" của CIA giết chết 1.000 người ở Pakistan. Trong khi đó, con số này ở Afghanistan là 2.000 người.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20110917/linhmythamaybaykhong nguoilaido tham.jpg

Một lính Mỹ đang thả máy bay không người lái do thám Dragon Eye ở Iraq.

Từ những số liệu trên, dễ hiểu tại sao một quan chức CIA giấu tên lại ví von rằng CIA đang biến thành “Địa ngục của cỗ máy giết người”.

Và hỗ trợ cho các “cỗ máy giết người” chính là một bộ phận lớn nhân viên phân tích t́nh báo CIA. Trước đây, những nhân viên CIA có nhiệm vụ chính là phân tích và đánh giá các thông tin t́nh báo cho các nhà hoạch định chính sách nhưng nay, hơn 2/3 trong số đó chỉ chuyên phân tích các dữ liệu phục vụ cho máy bay không người lái công kích các mục tiêu.

Sự thay đổi về nhiệm vụ của khối nhân viên t́nh báo bắt nguồn từ sự gia tăng số lượng máy bay không người lái trong các chiến dịch ở Pakistan giữa năm 2008. Trước đó, trong suốt bốn năm từ năm 2004 – 2007, CIA chỉ triển khai có 12 máy bay không người lái ở Pakistan nhắm đến các mục tiêu là mạng lưới khủng bố al – Qaeda và các đồng minh của nó.

Nguyên nhân cho hạn chế này là v́ thời đó, Tổng thống của Pakistan, Pervez Musharraf, đồng minh chống khủng bố thân thiết của Mỹ kiên quyết không muốn thực hiện các hành động có khả năng gây ra bất ổn cho chế độ của ông. Ngoài ra, ở thời gian này, các máy bay không người lái của Mỹ cũng chỉ được cho phép nhắm đến các mục tiêu có giá trị như các lănh đạo của al – Qaeda, hay lănh đạo các chi nhánh, đồng minh của nó.

Song trong 12 lần tấn công đầu tiên, các máy bay không người lái khiến cho nhiều người thất vọng khi chỉ hạ được ba mục tiêu có khả năng là các phần tử al – Qaeda hoặc các phần tử Taliban người Pakistan. Trong khi đó, con số thương vong của dân thường do các cuộc không kích nhầm bởi các máy bay không người lái lại lên tới 121 dân thường.

Dù thảm họa bắt đầu manh nha, song CIA vẫn cam kết “như đinh đóng cột” rằng sẽ xây dựng một chương tŕnh “hoành tráng” liên quan đến cuộc chiến sử dụng máy bay không người lái.

Nói là làm, năm 2005, CIA bắt đầu chọn lựa nhân viên phân tích phục vụ cho các chương tŕnh máy bay không người lái. Đến năm 2007, CIA kiến nghị Nhà Trắng nới lỏng hơn các quy tắc liên quan đến các chương tŕnh máy bay không người lái.

Cụ thể là, cựu giám đốc CIA Hayden tích cực vận động hành lang để tác động lên Tổng thống George W. Bush nhằm dỡ bỏ những quy định hạn chế liên quan đến mục tiêu của máy bay không người lái. Theo cuốn sách The Inheritance của nhà báo David Sanger làm việc cho tờ New York Times th́ Hayden yêu cầu cho phép liệt nhà và ô tô vào trong danh mục tấn công của cỗ máy giết người trên không.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/hayden.jpg

Cựu Giám đốc CIA, Michael Hayden.

Tuy nhiên, yêu cầu của CIA không được thông qua ngay bởi Chính quyền Tổng thống Bush. Song, CIA vẫn quyết theo đuổi mục đích đến cùng.

Giữa năm 2008, Giám đốc t́nh báo quốc gia Mike McConnell thời đó, sau khi quay trở về từ Pakistan sau chuyến thăm “đồng minh chống khủng bố thân thiết” hồi tháng 5, quyết định chứng minh rằng quân đội Pakistan đang ngấm ngầm ủng hộ cho phiến quân Taliban đặc biệt là mạng lưới Haqqani, đồng minh quan trọng của al – Qaeda.

Theo đó, đội ngũ nhân viên của McConnell lập tức tiến hành các đánh giá, phân tích chính thức và tŕnh lên Nhà Trắng ngay trong tháng 6. Sau đó, từ những báo cáo của CIA, Tổng thống Bush, người vẫn luôn hết lời ca ngợi Tổng thống Pakistan Musharraf là một đồng minh chống khủng bố thân thiết cũng nhận ra được hiện thực.

Và chỉ cần có thế, mục đích của CIA thành công. Tổng thống Bush nhanh chóng loại bỏ các yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến tính chính xác cao của thông tin t́nh báo đối với các mục tiêu của máy bay không người lái nhằm để hạn chế tối đa thương vong dân sự.

Nhờ được bật đèn xanh từ Nhà trắng, CIA ngay lập tức tăng cường các đợt tấn công sử dụng máy bay không người lái vào nửa cuối năm 2008. Trung b́nh một tháng CIA triển khai từ 4 đến 5 đợt tấn công sử dụng “cỗ máy giết người trên không”.

Theo Leon Panetta, Giám đốc CIA mới của Obama, số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong suốt cả năm 2009 tăng một cách chóng mặt cũng như nửa cuối năm 2008. Thậm chí, năm 2010, số lượng các máy bay không người lái được sử dụng cho các cuộc tấn công tăng lên hơn gấp đôi từ 53 phi vụ nhảy vọt lên 118 vụ.

Và cho đến thời điểm này, CIA tiếp tục theo đuổi các cuộc chiến sử dụng “những cỗ máy giết người trên không” bất chấp những lời gièm pha về khả năng đánh bại al – Qaeda của máy bay không người lái trong các cuộc thảo luận nội bộ đầu tuần tại Nhà trắng.

Leon Panetta thuyết phục mọi người tin rằng cuộc chiến sử dụng máy bay không người lái là một chiến lược bắt buộc và cần thiết ḥng tiêu diệt al-Qaeda cho dù ông biết rằng mục tiêu chính của CIA hiện nay là lực lượng Taliban ở Afghanistan và các đồng minh của nó chứ không phải al - Qaeda.

Trong khi đó, mới chỉ cách đây hai năm, Panetta bày tỏ quan điểm trái ngược trong một đánh giá bí mật được thực hiện ngày 27/5/2009 khi ông đang c̣n là Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm (CENTCOM). Trong báo cáo này, Panetta cảnh báo rằng các cuộc tấn công sử dụng máy bay không người lái chỉ thúc đẩy ư niệm chống Mỹ tại Pakistan.

Song hiện giờ, quan điểm cá nhân của Petraeus về “cuộc chiến của những cỗ máy giết người trên không” không c̣n được nhắc đến nữa. Lợi ích của tổ chức (CIA) trong việc tiếp tục duy tŕ cuộc chiến sử dụng máy bay không người lái mới là yếu tố quan trọng hàng đầu mà cho dù có là Giám đốc CIA đi chăng nữa cũng không thể gạt những lợi ích này sang một bên chỉ dựa trên những phân tích cá nhân.

Lê Dung (theo Asia Times)