vuitoichat
10-30-2011, 08:07
Thất thoát từ vài tỉ đến 120 tỉ đồng
HÀ NỘI (NV) - Từ tháng 4 đến tháng 10, 2011, có 7 vụ nhân viên của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp hoặc hành động một ḿnh, hoặc cấu kết với nhau rút ruột tiền của ngân hàng để dùng vào các việc cá nhân, từ buôn vàng đến cờ bạc.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139204-VNHienKhaiHai_VNX_10 2911.400.jpg
Hiển, Khải và Hải. (H́nh: Báo An Ninh Thế Giới)
Bản tin VNExpress hôm Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011, cho hay 3 nhân viên của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp (NHPTNN) ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, “đă thông đồng làm thủ tục tất toán khống 185 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng.”
Cuộc điều tra của đội công an chống tham nhũng PC46 kiểm tra hồ sơ lưu ở NHPTNN huyện nói trên thấy “185 khách hàng gửi tiết kiệm tại đây đă làm thủ tục thanh toán hơn 45 tỷ đồng, nhưng không có sổ gốc thu về.”
Trong số 4 cán bộ liên quan tới vụ rút ruột này, 3 người gồm Nguyễn Văn Nghị (48 tuổi, giám đốc pḥng giao dịch chi nhánh Kênh Đào), Lê Quang Khải (29 tuổi, cán bộ giao dịch Kênh Đào), và Nguyễn Thanh Hải (31 tuổi, pḥng giao dịch Hương Sơn) đă bị truy tố. Lê Văn Hiển (43 tuổi, trưởng pḥng kế toán ngân hàng trung tâm huyện Mỹ Đức) bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” v́ không làm đúng quy tŕnh để thất thoát.
Khải và Hải biển thủ tiền để cá độ bóng đá quốc tế mỗi lần “đặt cửa cá độ lên đến vào trăm triệu đồng. Hôm nào nhiều lên đến tiền tỉ.”
Cũng tại Hà Nội, ngày 11 tháng 5, 2011, Nguyễn Thị Nhung (46 tuổi) và Ngô Thị Mỹ Liên (31 tuổi) là cán bộ chi nhánh huyện Thường Tín của NHPTNN “đă lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tất toán khống 10 sổ tiết kiệm của khách hàng với số tiền hơn 6 tỷ đồng.”
Ngày 12 tháng 10, 2011, có 10 cán bộ của NHPTNN chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu bị tống giam và truy tố “v́ những vi phạm trong hoạt động cho vay.” Cuộc điều tra cho thấy “Những cán bộ trên đă lợi dụng để gửi-vay quay ṿng vốn, hưởng lợi cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng nhiều tỷ đồng. Trước đó, ông Khải đă bị miễn nhiệm chức vụ v́ sử dụng bằng C tiếng Anh, Cao Cấp Lư Luận Chính Trị và bằng tốt nghiệp THPT giả,” theo VNExpress ngày 14 tháng 10, 2011.
Ngày 21 tháng 7, 2011 tờ Tuổi Trẻ đưa tin 9 cán bộ của chi nhánh NHPTNN quận Tân B́nh, Sài G̣n, bị truy tố “v́ đă có hàng loạt sai phạm trong việc thẩm định, duyệt hồ sơ tín dụng, gây thất thoát của nhà nước 120 tỉ đồng.”
Đó là bảy bị can Nguyễn Tám (nguyên giám đốc), Phạm Việt Văn (nguyên phó giám đốc), Đặng Thị Duyên Nghĩa (nguyên trưởng pḥng tín dụng), Đỗ Giao Toàn (nguyên phó pḥng tín dụng), Ngô Đức Tài (nguyên phó pḥng tín dụng), Vơ Đức Hùng (nguyên trưởng pḥng thẩm định) và Nguyễn Văn Chín (nguyên cán bộ thẩm định) bị truy tố về tội “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.” Hai bị can c̣n lại là nhân viên pḥng kiểm tra nội bộ ngân hàng Nguyễn Trọng Luân và Nguyễn Minh Ḥa bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
Đồng thời, vẫn theo bản tin này của tờ Tuổi Trẻ, Viện Kiểm Sát cũng truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị can nguyên là lănh đạo các công ty có hành vi làm giả hợp đồng góp vốn, các phiếu thu tiền, cổ phiếu giả để thế chấp ngân hàng.
Ngày 30 tháng 6, 2011, báo Lao Động loan tin 2 cán bộ NHPTNN Bến Tre “chiếm dụng hơn 4 tỉ đồng” bằng cách làm giả một số hồ sơ vay vốn cùng với việc nhận tiền lăi của khách hàng nhưng lại không nộp vào ngân hàng.
Ngày 10 tháng 6, 2011, tờ SGGP nói 2 cán bộ của NHPTNN ở thành phố Buôn Ma Thuột đă bị bắt v́ “vi phạm qui định về cho vay trong hợp đồng của tổ chức tín dụng.” Hành động lừa đảo với sự tiếp tay của “c̣” ngân hàng đă làm cho một cặp vợ chồng phải tự tử chết v́ gánh nợ đậy cho “c̣” nhiều tỉ đồng mà không đào đâu ra tiền trả cho ngân hàng.
Ngày 27 tháng 4, 2011, tờ SGGP kể rằng Nguyễn Thị Thu Hương, 29 tuổi, giao dịch viên của chi nhánh NHPTNN Củ Chi bị truy tố v́ “lập giả chứng từ và ủy nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác rồi chiếm hưởng cho cá nhân. Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 2, 2008 đến tháng 8, 2008, Hương chiếm đoạt hơn 2.8 tỷ đồng của ngân hàng. Sau khi gây án, Hương bỏ trốn lên Đắc Lắc, Gia Lai; sau đó bị bán sang Trung Quốc, đầu năm 2011, Hương trốn về Sài G̣n đầu thú.”
Tất cả những vụ việc kể trên đều do hậu quả của sự kiểm soát lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng này.
Không phải đến bây giờ, từ nhiều năm trước, các định chế tài trợ quốc tế đă nhiều lần thúc hối chế độ Hà Nội cải tổ hệ thống ngân hàng.
Khi họp Trung Ương Đảng hồi đầu tháng 10 vừa qua, chế độ Hà Nội cũng đă đề cập đến hệ thống ngân hàng có nhiều khuyết tật. Không riêng NHPTNT có nhiều lỗ hổng, tiền bị thất thoát nhiều cách, ngay cả những hệ thống ngân hàng khác cũng bị thất thoát những số tiền rất lớn, theo cuộc thanh tra được loan báo hồi tháng 3 vừa qua.
HÀ NỘI (NV) - Từ tháng 4 đến tháng 10, 2011, có 7 vụ nhân viên của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp hoặc hành động một ḿnh, hoặc cấu kết với nhau rút ruột tiền của ngân hàng để dùng vào các việc cá nhân, từ buôn vàng đến cờ bạc.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/139204-VNHienKhaiHai_VNX_10 2911.400.jpg
Hiển, Khải và Hải. (H́nh: Báo An Ninh Thế Giới)
Bản tin VNExpress hôm Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011, cho hay 3 nhân viên của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp (NHPTNN) ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, “đă thông đồng làm thủ tục tất toán khống 185 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng.”
Cuộc điều tra của đội công an chống tham nhũng PC46 kiểm tra hồ sơ lưu ở NHPTNN huyện nói trên thấy “185 khách hàng gửi tiết kiệm tại đây đă làm thủ tục thanh toán hơn 45 tỷ đồng, nhưng không có sổ gốc thu về.”
Trong số 4 cán bộ liên quan tới vụ rút ruột này, 3 người gồm Nguyễn Văn Nghị (48 tuổi, giám đốc pḥng giao dịch chi nhánh Kênh Đào), Lê Quang Khải (29 tuổi, cán bộ giao dịch Kênh Đào), và Nguyễn Thanh Hải (31 tuổi, pḥng giao dịch Hương Sơn) đă bị truy tố. Lê Văn Hiển (43 tuổi, trưởng pḥng kế toán ngân hàng trung tâm huyện Mỹ Đức) bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” v́ không làm đúng quy tŕnh để thất thoát.
Khải và Hải biển thủ tiền để cá độ bóng đá quốc tế mỗi lần “đặt cửa cá độ lên đến vào trăm triệu đồng. Hôm nào nhiều lên đến tiền tỉ.”
Cũng tại Hà Nội, ngày 11 tháng 5, 2011, Nguyễn Thị Nhung (46 tuổi) và Ngô Thị Mỹ Liên (31 tuổi) là cán bộ chi nhánh huyện Thường Tín của NHPTNN “đă lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tất toán khống 10 sổ tiết kiệm của khách hàng với số tiền hơn 6 tỷ đồng.”
Ngày 12 tháng 10, 2011, có 10 cán bộ của NHPTNN chi nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu bị tống giam và truy tố “v́ những vi phạm trong hoạt động cho vay.” Cuộc điều tra cho thấy “Những cán bộ trên đă lợi dụng để gửi-vay quay ṿng vốn, hưởng lợi cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng nhiều tỷ đồng. Trước đó, ông Khải đă bị miễn nhiệm chức vụ v́ sử dụng bằng C tiếng Anh, Cao Cấp Lư Luận Chính Trị và bằng tốt nghiệp THPT giả,” theo VNExpress ngày 14 tháng 10, 2011.
Ngày 21 tháng 7, 2011 tờ Tuổi Trẻ đưa tin 9 cán bộ của chi nhánh NHPTNN quận Tân B́nh, Sài G̣n, bị truy tố “v́ đă có hàng loạt sai phạm trong việc thẩm định, duyệt hồ sơ tín dụng, gây thất thoát của nhà nước 120 tỉ đồng.”
Đó là bảy bị can Nguyễn Tám (nguyên giám đốc), Phạm Việt Văn (nguyên phó giám đốc), Đặng Thị Duyên Nghĩa (nguyên trưởng pḥng tín dụng), Đỗ Giao Toàn (nguyên phó pḥng tín dụng), Ngô Đức Tài (nguyên phó pḥng tín dụng), Vơ Đức Hùng (nguyên trưởng pḥng thẩm định) và Nguyễn Văn Chín (nguyên cán bộ thẩm định) bị truy tố về tội “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.” Hai bị can c̣n lại là nhân viên pḥng kiểm tra nội bộ ngân hàng Nguyễn Trọng Luân và Nguyễn Minh Ḥa bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
Đồng thời, vẫn theo bản tin này của tờ Tuổi Trẻ, Viện Kiểm Sát cũng truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị can nguyên là lănh đạo các công ty có hành vi làm giả hợp đồng góp vốn, các phiếu thu tiền, cổ phiếu giả để thế chấp ngân hàng.
Ngày 30 tháng 6, 2011, báo Lao Động loan tin 2 cán bộ NHPTNN Bến Tre “chiếm dụng hơn 4 tỉ đồng” bằng cách làm giả một số hồ sơ vay vốn cùng với việc nhận tiền lăi của khách hàng nhưng lại không nộp vào ngân hàng.
Ngày 10 tháng 6, 2011, tờ SGGP nói 2 cán bộ của NHPTNN ở thành phố Buôn Ma Thuột đă bị bắt v́ “vi phạm qui định về cho vay trong hợp đồng của tổ chức tín dụng.” Hành động lừa đảo với sự tiếp tay của “c̣” ngân hàng đă làm cho một cặp vợ chồng phải tự tử chết v́ gánh nợ đậy cho “c̣” nhiều tỉ đồng mà không đào đâu ra tiền trả cho ngân hàng.
Ngày 27 tháng 4, 2011, tờ SGGP kể rằng Nguyễn Thị Thu Hương, 29 tuổi, giao dịch viên của chi nhánh NHPTNN Củ Chi bị truy tố v́ “lập giả chứng từ và ủy nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác rồi chiếm hưởng cho cá nhân. Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 2, 2008 đến tháng 8, 2008, Hương chiếm đoạt hơn 2.8 tỷ đồng của ngân hàng. Sau khi gây án, Hương bỏ trốn lên Đắc Lắc, Gia Lai; sau đó bị bán sang Trung Quốc, đầu năm 2011, Hương trốn về Sài G̣n đầu thú.”
Tất cả những vụ việc kể trên đều do hậu quả của sự kiểm soát lỏng lẻo của hệ thống ngân hàng này.
Không phải đến bây giờ, từ nhiều năm trước, các định chế tài trợ quốc tế đă nhiều lần thúc hối chế độ Hà Nội cải tổ hệ thống ngân hàng.
Khi họp Trung Ương Đảng hồi đầu tháng 10 vừa qua, chế độ Hà Nội cũng đă đề cập đến hệ thống ngân hàng có nhiều khuyết tật. Không riêng NHPTNT có nhiều lỗ hổng, tiền bị thất thoát nhiều cách, ngay cả những hệ thống ngân hàng khác cũng bị thất thoát những số tiền rất lớn, theo cuộc thanh tra được loan báo hồi tháng 3 vừa qua.