PDA

View Full Version : Tủi nhục làm người Việt nam


vuitoichat
11-05-2011, 14:29
Trong văn chương Việt nam cận đại , có một câu văn hơi sáo dùng để diễn tả số phận của một người có số phận hẩm hiu, bất hạnh là ” Đời tôi sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Nh́n kỹ trên thế giới này, có những con người sinh ra ở Âu Mỹ sống sung túc, no ấm, suốt ngày cứ t́m phương pháp này, thuốc men nọ để giảm cân v́ cơ thể béo ph́ quá do ăn quá nhiều đồ ăn bổ dưỡng.

Trong khi đó có những người dân châu Phi từ khi sinh ra cho đến khi chết phải chịu cảnh đói khổ triền miên v́ vùng đất nơi sinh ra luôn bị hạn hán khô cằn, sự trồng trọt không mang lại thực phẩm khả quan để nuôi sống dân. Những người dân châu Phi nay quả sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu trong khi những người dân xứ Âu Mỹ sinh ra đời dưới một ngôi sao tốt. Nếu có một thượng đế toàn năng sinh ra con người, sao ngài bất công đến thế ? Riêng con người Việt Nam, dù được sinh ra trong một đất nước được đánh giá là ” rừng vàng biển bạc ” , người dân Việt luôn sống trong cảnh đói khổ và chịu tủi nhục thường xuyên từ sự đói khổ này. Rơ ràng chế độ chính trị sai trái chắc hẳn là sự cản trở trong chuyện phát triển và từ đó mang lại sự đói khổ và tủi nhục cho người dân Việt mà cho đến ngày nay vẫn chưa t́m thấy lối thoát.

Năm 2008, trong lúc xảy ra chuyện tranh đấu giành lại khu đất ṭa Khâm sứ ở Hà Nội cho giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam, Tổng giám mục Hà Nội Ngô quang Kiệt có đưa ra lời phát biểu như sau :
” Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều. Chúng tôi rất là nhục nhă khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Ở đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước ḿnh mạnh lên làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi không ai xem xét ǵ cả. Anh Đại Hàn bây giờ cũng thế. C̣n người Việt Nam chúng ta th́ tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Chuyện đời bao giờ cũng vậy: thuốc đắng đả tật, lời thật mất ḷng. Lời phát biểu của Tổng giám mục Ngô quang Kiệt nói đúng sự thật và sự thật này làm cho nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tức giận và cho lũ văn nô lên tiếng thóa mạ Tổng giám mục Kiệt. Cộng sản Việt Nam vốn đă cay cú với cha Kiệt từ lâu v́ chuyện cha Kiệt hô hào giáo dân xuống đường đ̣i đất cho giáo hội, nay nhân lời phát biểu cùa cha Kiệt, Cộng sản có cơ hội ngàn vàng để bôi bẩn thanh danh cha Kiệt một cách tàn tệ. Chúng đưa ra những lời phản bác chẳng hạn như bài của một người tên Nam Việt đăng trên báo Sài g̣n giải phóng online như sau ” Đất nước có được như ngày hôm nay là kết tinh máu xương của biết bao thế hệ. Biết bao con người có tên và không tên đă đem mạng sống của ḿnh để giữ ǵn và điểm tô giang sơn gấm vóc . Một dân tộc gan góc đương đầu với biết bao biến cố lịch sử, người trước ngă người sau lên, quyết giành bằng được độc lập, để cho chúng ta có nagỳ hôm nay sống trong ḥa b́nh, hạnh phúc. Vậy th́ v́ lẽ ǵ ông Kiệt lại cảm thấy nhục nhă khi là công dân của một đất nước có lịch sử anh hùng như thế ? Phát biểu của TGM Ngô quang Kiệt đă gây ra sự phẫn nộ trong tất cả những người Việt Nam yêu nước, bởi đó là sự xúc phạm dân tộc, xúc phạm đất nước không thể chấp nhận.

Ông Ngô quang Kiệt cảm thấy nhục nhă khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam. Vậy ông là ai? Nếu cảm thấy nhục nhă th́ hà cớ ǵ ông vẫn ở đất nước này, vẫn tổ chức, kích động giáo dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ?

Dĩ nhiên không ai ngạc nhiên trước cái tṛ thô bạo ” cả vú lấp miệng em ” của Cộng sản dành cho cha Kiệt. Cha Kiệt đă nói đúng cái tâm trạng nhục nhă ê chề của người công dân Việt khi cầm hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài. Cộng sản không chấp nhận thực tế phũ phàng ô nhục này nên chơi tṛ bêu xấu và nhục mạ cha Kiệt như một h́nh thức trả thù.

V́ sao lại có t́nh trạng người Việt đi nước ngoài bị các cơ quan di trú hải quan coi thường khinh bỉ? V́ Việt Nam là một nước nghèo và lạc hậu trong số những nước nghèo hiện nay trên thế giới. V́ thế các nước ngoài sợ người dân Việt Nam một khi đến nước họ th́ sẽ t́m mọi cách ở ĺ để kiếm sống bằng mọi cách, kể cả những phương cách bất chính và do đó trở thành một gánh nặng về kinh tế và an ninh cho đất nước họ. Bởi vậy họ soi xét người cầm hộ chiếu Việt Nam một cách thiếu thiện cảm và khinh rẻ. Điều này gây ra sự nhục nhă cho người cầm hộ chiếu Việt Nam mà trường hợp cha Kiệt là một trường hợp điển h́nh như đă tŕnh bày ở trên.

Mới đây vào ngày 21 tháng 4 năm 2009, kư giả My – Thuan Tran trên báo Los Angeles times có viết một bài báo nhan đề ” Những luật lệ về visa đă làm tăng lên sự nứt rạn giữa những gia đ́nh ở Việt Nam và Mỹ ” ( Visa rules widen rift between families in Viet Nam and us). Bài báo nói về một cụ ông người Việt Nam tên Lương Vũ năm nay đă 85 tuổi đang hấp hối v́ bệnh ung thư tuyến tiền liệt ( prostate cancer). Bác sĩ cho biết ông chỉ c̣n sống được hai tháng . Ông tha thiết mong gặp lại hai đứa con trai từ Việt Nam trước khi qua đời . Ông có tất cả 8 người con và bà vợ ông đă qua đời năm 2005. Hai con trai ông hiện sống tại miền Nam Việt Nam đă làm giấy visa để có thể qua thăm người cha già trước khi ông qua đời. Lănh sự quán Hoa kỳ ở Sài g̣n từ chối cấp visa cho hai người con này . Họ giải thích hai người con này không chứng minh được họ sẽ trở về Việt Nam sau khi thăm viếng người cha đau yếu ở Mỹ. Lư do hai người con đưa ra chuyện làm ăn, gia đ́nh và nhà cửa ở Việt Nam là những yếu tố chính làm cho họ sẽ trở lại Việt Nam đều không thuyết phục được những viên chức làm việc ở sở di trú. Bà Laura Tischler, một phát ngôn viên của sở di trú cho biết là nhiều người xin visa đi Mỹ cứ nghĩ là nếu họ có một câu chuyện mủi ḷng là coi như có đủ lư do để được cấp visa. Đó là một suy nghĩ sai lầm . Chuyện người thân sắp qua đời, đám cưới, lễ tốt nghiệp hay chuyện gặp gỡ trọng đại đều không liên hệ đến quyết định cấp visa.

Bà Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein cố gắng can thiệp cho hai anh em được đi qua Mỹ thăm cha nhưng ông trưởng pḥng ở ṭa lănh sự Mỹ ở Sài g̣n tên Charles E. Bennett cho biết là hai anh em không đưa ra đủ bằng chứng là họ sẽ trở về Việt Nam sau khi thăm viếng người cha hấp hối nên không thể cấp visa cho họ được.

Người cha già bệnh hoạn nói với người con gái hiện đang ở Mỹ, ” Tôi già yếu và bệnh hoạn quá rồi. Sao họ không cho con tôi qua thăm tôi?” Cô con gái cũng không biết trả lời cha làm sao.

Trong khi Mỹ nhanh chóng cấp visa cho bọn ca, nhạc sĩ, diễn viên Việt Cộng visa đi Mỹ tŕnh diễn như đi chợ th́ lại không cấp visa cho hai người con đi thăm cha đang hấp hối cuối đời. Có lẽ bọn văn công Việt Cộng giàu có, sau khi đi Mỹ tŕnh diễn chúng sẽ trở về Việt Nam chứ không t́m cách ở lại Mỹ . Mỹ không cấp visa cho hai người con nói trên v́ sợ họ ở lại Mỹ , sống bám vào xă hội Mỹ làm thiệt hại kinh tế cho Mỹ. Thật là một sự mỉa mai đau ḷng !

Nước Mỹ có liên hệ xương máu với Việt Nam trong mấy mươi năm với khoảng 58000 binh sĩ Mỹ bỏ xác ở Việt Nam. Đáng lư ra với một sự liên hệ máu xương như vậy, người Mỹ phải có một sự cảm t́nh tối thiểu dành cho công dân Việt Nam. Nhưng qua chuyện Mỹ từ chối không cho hai người con Việt Nam qua Mỹ thăm cha đang hấp hối th́ thấy rằng Mỹ vẫn có một cái nh́n thiếu thiện cảm về người Việt Nam , xem họ như một loại người nghèo khổ, thiếu tự trọng cho nên cấp visa cho người Việt Nam vào Mỹ sẽ có thể dẫn đến chuyện ở ĺ tại Mỹ vô thời hạn, làm thiệt hại đến nước Mỹ. Dân Việt Nam ḿnh nghèo th́ bị người ta khinh bỉ, hất hủi , dù đó là người bạn đă từng sánh vai nhau hợp tác làm việc, chia bùi sẻ ngọt, cùng đổ máu xương trên chiến trường chung với nhau.

Có một số người Việt Nam đến Mỹ tỵ nạn và trở nên thành công về thương mại cũng như công ăn việc làm. Vài năm sau th́ Trần văn Ổi, Nguyễn văn Xoài trở thành Henry, Robert; Nguyễn thị Mít, Lê thị Mận trở thành Tracy, Elisabeth. Họ vênh váo cứ cho ḿnh như một loại người ngoại quốc thật sự, rồi vui vẻ áo gấm về làng khoe của với đồng bào ở quê hương. Nên nhớ rằng cho dù mang giấy tờ quốc tịch Mỹ, Anh, Pháp mà người mang giấy tờ đó có tóc đen, da vàng, mũi tẹt th́ vẫn bị người ngoại quốc phân biệt đối xử và kỳ thị như thường. Cho nên không nên bạc bẽo vội vă quên đi nguồn cội gốc gác của ḿnh . Những người mang quốc tịch nước ngoài có gốc Việt nàyï có bao giờ nghĩ đến chuyện đồng bào ḿnh bị những chính phủ nước khác coi như cỏ rác v́ dân ḿnh nghèo khổ, thiếu thốn. Xin giấy visa vào thăm viếng nước người ta th́ bị hạch sách, soi xét, hạ nhục một cách thô bỉ. Chuyện đau buồn và tủi nhục này biết đến bao giờ mới xóa sạch được để người Việt Nam c̣n ngẩng mặt nh́n đời một cách tự tin, không mặc cảm.

Nếu ông cụ Lương Vũ là người Nhật hay Đại Hàn, con ông sẽ được dễ dàng mau chóng cấp visa để chúng vào nước Mỹ thăm ông đang bệnh hoạn cấp kỳ. Mỹ sẽ cho con ông vào Mỹ v́ dân Nhật hay dân Đại Hàn giàu có, vào Mỹ thăm viếng rồi họ sẽ trở về nước, không sợ ở lại nằm vạ tại Mỹ như người Việt Nam nghèo đói ! Bởi ông Lương Vũ sinh ra là người Việt Nam nên ngày nay ông phải chịu cảnh tủi nhục, con không được cấp visa vào Mỹ thăm ở lúc cận kề với cái chết.

Bạn thân mến ! Cho dù bạn ở nơi đâu khắp năm châu mà bạn cảm thấy tủi nhục khi đọc bài viết này th́ bạn hăy làm một chuyện cụ thể cho người Việt Nam hết tủi nhục là hăy t́m cách giúp đỡ cho Ḥa thượng Thích Không Tánh ( email : thich_khong_tanh@yah oo.com) để thầy có phương tiện giúp dân oan và những người đấu tranh đang bị khó khăn , tù tội trong nước. Làm như vậy là rút ngắn tiến tŕnh giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam . Lời kêu gọi ” bất tuân dân sự biểu t́nh tại gia ” do Ḥa thượng Quảng Độ kêu gọi không chỉ nên thực hành trong tháng 5 – 2009 mà con phải thực hành dài dài mới mong gây nên sự tê liệt của guồng máy xă hội hiện nay. Từ tê liệt đến sụp đổ chính quyền Cộng sản chắc chắn là thời gian không xa. Hỗ trợ thầy Không Tánh là tiếp sức, tiếp máu cho cuộc đấu tranh một cách cụ thể nhất mà mọi người trong và ngoài nước cần sốt sắng làm ngay. Cộng sản có sụp th́ dân mới hết nhục

Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc nhưng người dân luôn có cuộc sống khổ cực v́ nhà cầm quyền Cộng sản là một bọn bất tài đă làm cho đời sống nhân dân đến chỗ đói nghèo cùng cực. Đấu tranh giật sập chế độ Cộng sản là bước đầu cải thiện đời sống nhân dân. Chế độ Cộng sản sụp đổ rồi th́ chuyện làm cho đời sống dân Việt Nam sung túc chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Dân Việt Nam c̣n nghèo đói khổ cực là coi như mất phẩm giá làm người, c̣n bị nước ngoài coi thường khinh bỉ khi du lịch đến nước họ.

Tóm lại, chuyện TGM Ngô quang Kiệt cảm thấy nhục nhă khi cầm hộ chiếu Việt nam đi ra nước ngoài và câu chuyện tủi nhục của hai người con trai cụ Lương Vũ không được đến Mỹ thăm cha lần cuối v́ Mỹ sợ hai người này ở lại Mỹ sau khi thăm cha để rồi sau đó ăn hại đất nước giàu có Hoa Kỳ đă cho thấy sự đau đớn nhục nhă khi phải làm một người Việt Nam trong thời đại hiện nay. Muốn xóa bỏ cái nhục này th́ phải t́m trăm phương ngàn kế để quật đổ chế độ Cộng sản ngu dốt, tàn bạo vốn là một vật cản cho chuyện phát triển đất nước. Nước không thể giàu, dân không thể mạnh dưới sự cai trị của Cộng sản. Muốn dân giàu, nước mạnh phải có một chế độ dân chủ, tự do. Không có con đường nào khác.

Xin kết thúc bài viết bằng bài thơ ” Đất nước tôi ” của nhà thơ Nguyễn chí Thiện trong đó nhà thơ đă nói lên sự đói nghèo của đất nước mà thủ phạm gây ra không ai khác hơn là bọn cầm quyền Bắc bộ phủ .

ĐẤT NƯỚC TÔIĐất nước tôi yếu nghèo bé nhỏ
Lại chịu toàn tai họa quá to
Đồng bào tôi sống yên lành như thỏ
Cũng mỏi ṃn tù ngục nằm co
Các loại mồ hôi đều chảy vào kho
Máu nhuộm cờ, hoa trưng bày đây đó
Mắt địa cầu cận thị ḷi to
Lệ cứ tha hồ lụt nhỏ
Miễn là mù soa thay cho cờ đỏ
Vẫy mừng bọn cướp tự do
Đạo mạo, thung dung trên tàn tro xương sọ
Tôi không nhớ hết tên bọn nó
Duẩn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu ǵ đó !
( 1971)

Đất nước Việt nam ngày xưa đói nghèo là cũng do bọn Duẩn, Giáp, Hồ, Chinh cai trị, đất nước ngày nay tàn mạt cũng do bọn hậu duệ của bọn kia là Triết , mạnh, Dũng, Trọng hiện nay gây nên. Cần phải làm mọi cách để hạ bệ bọn bán nước hại dân này xuống th́ may ra mới nói chuyện phát triển đất nước có hiệu quả. Đời sống của người dân từ đó mới được nâng cao, cuộc sống mới được ấm no sung túc . Khi đó , nhân viên di trú nước ngoài sẽ nh́n người dân Việt nam với một cặp mắt kính trọng cùng thái độ đối xử trân trọng hơn và người dân Việt Nam sẽ không c̣n tủi nhục cầm tấm hộ chiếu Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Los Angeles, một đêm u ám giá lạnh cuối tháng 4 năm 2009


Trần Viết Đại Hưng
T/g gửi tới TTHN