PDA

View Full Version : Mỹ 'ôm chặt' châu Á trước sự 'nhòm ngó' của Trung Quốc


saigon75
11-15-2011, 09:54
Những chỉ trích gay gắt của Tổng thống Mỹ Obama với Trung Quốc cũng như nỗ lực tăng cường đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Washington cho thấy rõ khát vọng “làm chủ” châu Á – Thái Bình Dương của ông.

Tuyên bố đanh thép

Trái ngược với những nụ cười ngoại giao khi xuất hiện trước báo giới, cuộc họp kín giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề Hội nghị thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hawaii, Mỹ diễn ra hết sức căng thẳng với những tuyên bố đanh thép.
Theo ông Michael Froman, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tổng thống nước chủ nhà công khai tăng áp lực lên Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và các chính sách thương mại khi cảnh báo Chủ tịch Hồ Cẩm Đào rằng Washington đã và đang trở nên “mất bình tĩnh” với tốc độ thay đổi trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh.
“Tổng thống Obama khẳng định rõ ràng là người Mỹ cũng như cộng đồng thương mại Mỹ đang ngày càng mất bình tĩnh và nản lòng với tình trạng thay đổi trong các chính sách kinh tế của Trung Quốc và quá trình phát triển của quan hệ kinh tế Mỹ - Trung”, Phó Cố vấn Michael Froman cho hay.

<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20111114/tg_14.11_O1in.jpg</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">Tổng thống Obama (phải) trao đổi với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa). Ảnh: Wikipedia.

</td> </tr> </tbody> </table> Bên cạnh đó, bằng ngôn ngữ sắc bén chưa từng thấy, Tổng thống Obama cũng đưa ra hàng loạt yêu cầu của Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề thả nổi đồng nhân dân tệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
“Chúng tôi muốn các vị chơi theo luật và tiền tệ có lẽ là ví dụ tốt nhất. Đối với một nền kinh tế như Mỹ, nơi mà lợi thế cạnh tranh lớn nhất của chúng tôi là kiến thức, sự đổi mới, bằng sáng chế và bản quyền thì việc chúng tôi không có được sự bảo vệ cần thiết tại một thị trường lớn như Trung Quốc là điều không thể chấp nhận được”, ông Obama lên giọng.
Trước đó, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thành viên của APEC, ông Obama cũng nêu bật mối quan ngại của Mỹ về một Trung Quốc đang lên. “Mỹ là một nạn nhân bị mất thị trường từ tay Trung Quốc và Washington sẽ thay đổi tình hình này”, Tổng thống Mỹ quả quyết.

Chiến lược

Quyết tâm thay đổi tình hình của ông Obama không dừng lại ở những lời lẽ cứng rắn trên. Với vai trò chủ nhà Hội nghị APEC 2011 tại Hawaii, Tổng thống Obama tuyên bố đạt được thoả thuận “sơ bộ” về một Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Đối với Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực không chỉ quan trọng về địa-kinh tế mà còn quan trọng về mặt địa-chiến lược. Thái Bình Dương không chỉ là "cửa ngõ" nối nước Mỹ với thế giới mà nó còn là khu vực có dân số đông, chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Nếu thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với khu vực này, có thể vực dậy và tạo động lực cho nền kinh tế Mỹ trong tương lai.

<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20111114/tg_14.11_O2in.jpg</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">Ông Obama hy vọng "độc chiếm" châu Á – Thái Bình Dương? Ảnh: The State.

</td> </tr> </tbody> </table> Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang hủy hoại nhiều cường quốc trên thế giới, tương quan lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng theo đó mà thay đổi nhanh chóng; nhiều nguồn lợi tại khu vực đang có nguy cơ vượt ra khỏi tầm tay của Mỹ mà rơi vào tay Trung Quốc.
Trong khi Mỹ phải chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và nỗ lực thoát khỏi vũng lầy Iraq và Afghanistan thì Trung Quốc đẩy nhanh hàng loạt thỏa thuận thương mại đa phương trên khắp châu Á.
Trong bối cảnh đó, Mỹ càng có ý thức quyết đoán hơn về vai trò, vị thế của mình tại khu vực.
Vì vậy, Tổng thống Obama tận dụng triệt để hội nghị APEC lần này thúc đẩy đàm phán TTP, đưa Mỹ vào trung tâm cấu trúc thương mại khu vực châu Á mà theo đó, giúp Washington tái tham gia vào thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương trước sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, tham gia vào quá trình thúc đẩy thương mại tự do của châu Á – Thái Bình Dương dường như chưa đủ để Mỹ đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực. Do đó, bằng cách đưa ra những rào cản nhất định, Mỹ gián tiếp loại Trung Quốc ra khỏi sân chơi châu Á – Thái Bình Dương.

Có lẽ nhận thấy ý đồ của Mỹ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhấn mạnh: “Cho dù chúng tôi có tham gia TPP hay không, chúng tôi cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến liên quan đến hiệp định này và sẵn sàng giữ liên lạc với các quốc gia thành viên khác”.
Với những động thái trên, cạnh tranh trong khu vực được dự báo sẽ trở nên khốc liệt hơn, với sự hình thành của hai hình thái cạnh tranh hướng tới hội nhập thương mại khu vực – một xoay quanh Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác, một tập trung quanh Mỹ và TPP.
Rõ ràng, với sự xuất hiện của TPP mang đậm hình bóng Mỹ, việc xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng. Washington hy vọng, TPP sẽ đưa châu Á-Thái Bình Dương trở về với kỷ nguyên mà ở đó, Mỹ chứ không phải Trung Quốc giữ vai trò lãnh đạo.

Trà My (tổng hợp)
ĐV

4ever
11-15-2011, 14:23
tong thong hay bao ve Viet nam

4ever
11-15-2011, 14:23
giet trung cong, giup do vietnam