vuitoichat
01-02-2012, 12:12
Anh ấy 35 tuổi, là người Việt sống ở České Budějovice và có biệt danh Pepa, đó là lời mở đầu của bài “Một người Việt: Chúng tôi từng kiếm 50 nghìn một ngày (*). Giờ đã kém hơn” đăng trên trang parlamentnilisty.cz ngày 1.1.2012.
http://news.data.vietinfo.e u/2012/01/01/167183/500_thumb.jpg
Người Việt bán hàng, ảnh minh họa: Parlamentnilisty.
Không muốn tiết lộ tên Việt Nam của mình, Pepa sống tại Séc từ năm 1992. Anh đến Séc cùng gia đình và theo học tại đây. Sau đó cũng như cha mẹ, anh đi theo con đường buôn bán. Đầu tiên là bán trong các quầy ở chợ, hiện nay họ đã có cửa hàng thuộc sở hữu của mình tại České Budějovice. Trước đây, việc kinh doanh của họ rất thuận lợi, còn bây giờ, họ phải hài lòng khi bán được một ngày khoảng hai nghìn korun.
“Khi cha mẹ còn đứng bán hàng, họ từng bán được 50 nghìn mỗi ngày. Ở đây chỉ có chúng tôi, người Việt Nam. Cửa hàng của các bạn đắt đỏ, người dân mua của chúng tôi rất nhiều. Vào mùa hè hoặc trước Giáng sinh chúng tôi còn phải nhập thêm hàng 4 lần mỗi tuần. Bây giờ chúng tôi đi lấy hàng khoảng hai tuần một lần. Khách không tới nhiều nữa,” người bán hàng trẻ tuổi Pepa nói.
Theo Pepa, cuộc sống tại Séc không còn tốt như xưa nữa. Khi cha mẹ anh mua cửa hàng ở thành phố nhỏ, sau đó anh lấy nó và vẫn được cha mẹ giúp đỡ, họ vẫn không trở thành triệu phú.
Chỉ có nhà và xe
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/01/167183/1325454235.9161.jpg
Cửa hàng Việt Nam, ảnh: Slanské listy.
“Chúng tôi có nhà, hai ô-tô, nhưng không phải triệu phú. Chúng tôi còn ông bà, chị em họ ở nhà. Họ sống giản dị, nghèo khó, chúng tôi phải giúp đỡ họ. Với chúng tôi, đó là bình thường khi người trẻ tuổi nuôi người già. Cách đây 5,6 năm chúng tôi còn có thể gửi về nhà hàng tháng 50-60 nghìn, giờ chỉ là 5-10 nghìn vì chúng tôi còn phải tự nuôi sống mình,” người bán hàng Việt Nam cho biết.
Người Việt Nam rất chăm chỉ và khiêm tốn. Khi kiếm được, họ làm cho 10-20 người bạn và người thân. Nếu không làm ăn được, họ ăn uống đơn giản.
“Chúng tôi đóng thuế và cũng trả nhiều chi phí. Tôi không thích khi một số người Việt chuyển sang làm ma túy. Vì thế mà người đời nhìn chúng tôi một cách lạ lùng. Họ không thích chúng tôi nhưng chúng tôi thích người Séc. Chúng tôi ở đây được sống tự do còn ở Việt Nam không vậy. Kể cả khi cuộc sống tại Séc không còn tốt như trước và không còn nhiều tiền vì ít khách hàng, các bạn vẫn sống một cuộc sống rất tốt và chúng tôi cũng vậy,” Pepa sẻ chia.
Giải trí và hội hè, đó là cách kiếm tiền
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/01/167183/1325454236.1776.jpg
Người Việt bán hàng, ảnh minh họa: Holešovická tržnice.
Từ xuân đến thu, người Việt này đều đến các hội hè để kiếm thêm chút tiền. “Hàng của chúng tôi không phải hàng giả. Khi chúng tôi lấy một túi áo ở tổng kho, chúng tôi không biết có gì trong đó vì số áo có thể lên đến vài chục. Chúng được gói kín trong túi, chúng tôi không biết. Hải quan đã tìm thấy đồ giả trong cửa hàng chúng tôi hai lần, nhưng chúng tôi không có lỗi. Chúng tôi nhiều khi không làm chủ được tình huống,” Pepa giải thích.
Một phần tiền lãi phải được đưa cho các “boss” để họ bảo vệ cho đồng hương trong trường hợp gặp rắc rối. Họ sẽ thuê luật sư và lo các giấy tờ. “Dịch vụ” này có tính tiền. Đây không phải dạng bảo kê mà chỉ như một kiểu thuế. Tuy nhiên, người đàn ông Việt Nam này không nói rõ phải đóng bao nhiêu tiền một tháng hay một quý.
“Chúng tôi phải cố gắng để không phải trở về Việt Nam. Chúng tôi đã có giấy phép định cư tại đây nhưng nếu không kiếm được, không có tiền, chúng tôi sẽ phải làm gì ở đây. Chúng tôi không biết kinh doanh gì khác và chúng không muốn. Quần áo, dụng cụ gia đình và quà tặng là những thứ chúng tôi thích,” Pepa nói.
(*)- Có lẽ đây là doanh thu chứ không phải tiền lãi như tít trong bài (Vydělávali jsme i 50 tisíc denně)
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
Parlamentnilisty.cz
http://news.data.vietinfo.e u/2012/01/01/167183/500_thumb.jpg
Người Việt bán hàng, ảnh minh họa: Parlamentnilisty.
Không muốn tiết lộ tên Việt Nam của mình, Pepa sống tại Séc từ năm 1992. Anh đến Séc cùng gia đình và theo học tại đây. Sau đó cũng như cha mẹ, anh đi theo con đường buôn bán. Đầu tiên là bán trong các quầy ở chợ, hiện nay họ đã có cửa hàng thuộc sở hữu của mình tại České Budějovice. Trước đây, việc kinh doanh của họ rất thuận lợi, còn bây giờ, họ phải hài lòng khi bán được một ngày khoảng hai nghìn korun.
“Khi cha mẹ còn đứng bán hàng, họ từng bán được 50 nghìn mỗi ngày. Ở đây chỉ có chúng tôi, người Việt Nam. Cửa hàng của các bạn đắt đỏ, người dân mua của chúng tôi rất nhiều. Vào mùa hè hoặc trước Giáng sinh chúng tôi còn phải nhập thêm hàng 4 lần mỗi tuần. Bây giờ chúng tôi đi lấy hàng khoảng hai tuần một lần. Khách không tới nhiều nữa,” người bán hàng trẻ tuổi Pepa nói.
Theo Pepa, cuộc sống tại Séc không còn tốt như xưa nữa. Khi cha mẹ anh mua cửa hàng ở thành phố nhỏ, sau đó anh lấy nó và vẫn được cha mẹ giúp đỡ, họ vẫn không trở thành triệu phú.
Chỉ có nhà và xe
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/01/167183/1325454235.9161.jpg
Cửa hàng Việt Nam, ảnh: Slanské listy.
“Chúng tôi có nhà, hai ô-tô, nhưng không phải triệu phú. Chúng tôi còn ông bà, chị em họ ở nhà. Họ sống giản dị, nghèo khó, chúng tôi phải giúp đỡ họ. Với chúng tôi, đó là bình thường khi người trẻ tuổi nuôi người già. Cách đây 5,6 năm chúng tôi còn có thể gửi về nhà hàng tháng 50-60 nghìn, giờ chỉ là 5-10 nghìn vì chúng tôi còn phải tự nuôi sống mình,” người bán hàng Việt Nam cho biết.
Người Việt Nam rất chăm chỉ và khiêm tốn. Khi kiếm được, họ làm cho 10-20 người bạn và người thân. Nếu không làm ăn được, họ ăn uống đơn giản.
“Chúng tôi đóng thuế và cũng trả nhiều chi phí. Tôi không thích khi một số người Việt chuyển sang làm ma túy. Vì thế mà người đời nhìn chúng tôi một cách lạ lùng. Họ không thích chúng tôi nhưng chúng tôi thích người Séc. Chúng tôi ở đây được sống tự do còn ở Việt Nam không vậy. Kể cả khi cuộc sống tại Séc không còn tốt như trước và không còn nhiều tiền vì ít khách hàng, các bạn vẫn sống một cuộc sống rất tốt và chúng tôi cũng vậy,” Pepa sẻ chia.
Giải trí và hội hè, đó là cách kiếm tiền
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/01/167183/1325454236.1776.jpg
Người Việt bán hàng, ảnh minh họa: Holešovická tržnice.
Từ xuân đến thu, người Việt này đều đến các hội hè để kiếm thêm chút tiền. “Hàng của chúng tôi không phải hàng giả. Khi chúng tôi lấy một túi áo ở tổng kho, chúng tôi không biết có gì trong đó vì số áo có thể lên đến vài chục. Chúng được gói kín trong túi, chúng tôi không biết. Hải quan đã tìm thấy đồ giả trong cửa hàng chúng tôi hai lần, nhưng chúng tôi không có lỗi. Chúng tôi nhiều khi không làm chủ được tình huống,” Pepa giải thích.
Một phần tiền lãi phải được đưa cho các “boss” để họ bảo vệ cho đồng hương trong trường hợp gặp rắc rối. Họ sẽ thuê luật sư và lo các giấy tờ. “Dịch vụ” này có tính tiền. Đây không phải dạng bảo kê mà chỉ như một kiểu thuế. Tuy nhiên, người đàn ông Việt Nam này không nói rõ phải đóng bao nhiêu tiền một tháng hay một quý.
“Chúng tôi phải cố gắng để không phải trở về Việt Nam. Chúng tôi đã có giấy phép định cư tại đây nhưng nếu không kiếm được, không có tiền, chúng tôi sẽ phải làm gì ở đây. Chúng tôi không biết kinh doanh gì khác và chúng không muốn. Quần áo, dụng cụ gia đình và quà tặng là những thứ chúng tôi thích,” Pepa nói.
(*)- Có lẽ đây là doanh thu chứ không phải tiền lãi như tít trong bài (Vydělávali jsme i 50 tisíc denně)
Nghiêm Trang – vietinfo.eu
Parlamentnilisty.cz