PDA

View Full Version : Năm con rồng, Trung Quốc đi t́m một làn gió mới


Hanna
01-06-2012, 09:12
Hồng Kông, Tết Dương lịch 1/1/2012
Reuters/Tyrone Siu
Thụy My

Nhật báo cộng sản L’Humanité trong bài điều tra mang tựa đề « Năm con rồng, Trung Quốc đi t́m một làn gió mới » đă nhận xét, được trông cậy sẽ góp phần vào việc tái thúc đẩy nền kinh tế thế giới, Bắc Kinh vẫn rất thận trọng.

Tăng trưởng chậm lại, cộng với ảnh hưởng của khủng hoảng ở Hoa Kỳ và châu Âu, liệu Trung Quốc sẽ phải hạ cánh bất ngờ hay sẽ là đ̣n bẩy trong một đường hướng phát triển mới ?

Bài báo mở đầu bằng h́nh ảnh, với pháo hoa rực rỡ và tiếng pháo nổ tưng bừng, Trung Quốc sẽ bước vào năm con rồng vào ngày 23 tháng Giêng tới, với nhiều phụ nữ bụng bầu v́ cố sinh một đứa con tuổi Th́n vốn được nhiều người ao ước. Nhưng các dấu hiệu vui tươi này không giấu được nỗi lo ngại, trước viễn cảnh không sáng sủa lắm của nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới.

Bắc Kinh đang phải cân nhắc các ưu điểm và khuyết điểm của chính ḿnh. Đại hội Đảng CSTQ về vấn đề kinh tế và tiền tệ tổ chức hồi giữa tháng 12 đă nh́n nhận một cách bi quan là « môi trường thế giới hiện vô cùng tệ hại và phức tạp ».

Dấu hiệu đầu tiên là tỉ lệ tăng trưởng đă chững lại, đứng ở mức 9% trong năm 2011, hậu quả của t́nh trạng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu bị sụt giảm. Tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng nhẹ, điều này không đáng ngại lắm nếu nhanh chóng được nhu cầu tiêu thụ trong nước kích thích. Nhưng bên cạnh đó c̣n có các vấn đề xă hội, những ưu tiên mới cần được đặt ra như cuộc đấu tranh chống bất công xă hội, t́nh trạng bất b́nh đẳng giữa các địa phương. Chính quyền cần có các biện pháp chống tham nhũng và nạn lạm dụng quyền lực, đầu tư cho các tỉnh nằm sâu trong nội địa, cũng như xây dựng một nền kinh tế thân thiện với môi trường.

Thị trường nội địa Trung Quốc hiện chưa thể thay chân được xuất khẩu để trở thành đầu tàu cho tăng trưởng, cho dù tiền lương tại các công ty lớn đă tăng lên ở mức độ 15 đến 20%/năm. Tỉ trọng của tiêu thụ nội địa chỉ mới có 39% tổng sản phẩm quốc nội, không hơn mức của năm 2009 bao nhiêu. Ngược với châu Âu, tỉ lệ đầu tư tại Trung Quốc cao hơn tỉ lệ tiêu thụ, và đất nước này vẫn là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Theo một nhà nghiên cứu, th́ vài năm nữa Trung Quốc sẽ phải trở thành một nước nhập khẩu lớn.

T́m ra người tiêu thụ ở đâu ? Bắc Kinh trông cậy vào kế hoạch đô thị hóa khổng lồ, v́ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố lớn hơn rất nhiều so với nông thôn. Nếu cách đây khoảng ba mươi năm, tỉ lệ dân thành thị mới chiếm khoảng 18%, th́ năm 2010 đă lên đến 49,7%, và đến năm 2030 có thể lên 70%.

Môt trong những mục tiêu của kế hoạch năm năm mới đây c̣n là giảm bớt bất công xă hội, vốn là nguyên nhân của nhiều cuộc nổi dậy, mà Quảng Đông là điển h́nh. Một nhà văn Trung Quốc giấu tên nhận xét, thành quả của phát triển kinh tế đă bị lu mờ bởi quá nhiều bất b́nh đẳng, tham nhũng, kiểm duyệt, che giấu những ǵ đang diễn ra ở giới lănh đạo thượng tầng. Sự phẫn nộ của người dân Ô Khảm, được phổ biến rộng răi qua các mạng xă hội, cho thấy nhận định trong một bài xă luận của một tờ báo lớn ở Quảng Đông vẫn luôn thời sự. Tờ báo này cho là « Cùng với quá tŕnh phát triển kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc phải đối phó với một sự chuyển đổi lớn, v́ nhân dân ngày càng đ̣i hỏi thêm nhiều quyền công dân và chính trị ».

Tham vọng vũ trụ của Bắc Kinh

Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo công giáo La Croix quan tâm đến việc « Bắc Kinh tái khẳng định tham vọng trên vũ trụ ». Trung Quốc luôn nêu cao ư định thám hiểm Mặt Trăng, và xây dựng một trạm không gian. Nhưng trước mắt Bắc Kinh tập trung cho việc cải thiện các hỏa tiễn và vệ tinh.

Từ khi trở thành quốc gia thứ ba đưa người vào không gian vào năm 2003, Trung Quốc tự cho là đă gia nhập được vào hàng ngũ các cường quốc không gian. Hiện nay Bắc Kinh đang chú trọng cho việc ứng dụng các thành tựu của khoa học vũ trụ vào việc phát triển kinh tế.

Các hỏa tiễn Trường Chinh, rất cần thiết để không bị lệ thuộc, ngày càng có khả năng đưa vào không gian các vệ tinh có trọng lượng cao hơn, được sản xuất theo nhiều model khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các vệ tinh của Trung Quốc cũng có nhiều tiến bộ, từ vệ tinh viễn thông cho các nước khác, đến hệ thống 35 vệ tinh phục vụ cho hệ thống định vị Bắc Đẩu của chính Trung Quốc trong tương lai. Một hệ thống quan sát trái đất thường trực 24/24 có thể phân biệt được các vật có kích thước từ 1 đến 20 m là tham vọng của Bắc Kinh hiện chưa bị các đối thủ chú ư đến nhiều.

Thám hiểm Mặt Trăng, xây dựng trạm không gian Thiên Cung 1 vào năm 2020 là những mục tiêu đă được vạch ra từ lâu. C̣n đi xa hơn, đến tận Hỏa tinh ? Hiện chương tŕnh này đang do quân đội đảm nhiệm, nhưng trước trọng trách khó khăn này, Trung Quốc sẽ phải ve văn Hoa Kỳ và châu Âu.

RFI