vuitoichat
01-06-2012, 09:42
Việc Iran cùng một lúc công bố sản xuất được thanh nhiên liệu và kêu gọi đàm phán cho thấy các thanh nhiên liệu sẽ được Iran dùng để giành lợi thế trên bàn đàm phán.
Iran vừa tuyên bố nước này đạt được một bước đột phá trong chương trình hạt nhân. Điều này khiến phương Tây gia tăng quan ngại về khả năng Tehran sắp sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới phân tích tuyên bố này của Iran xem ra chưa chắc sẽ đưa Tehran tiến gần hơn tới việc sở hữu bom nguyên tử. Mục đích của Iran khi đưa ra tuyên bố này là nhằm gửi một thông điệp đầy thách thức khác tới phương Tây.
Dường như tuyên bố mà Iran đưa ra hôm 1/1 rằng nước này chế tạo và thử nghiệm thành công các thanh nhiên liệu được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân, chỉ là nhằm chứng tỏ các biện pháp trừng phạt không ngăn được sự tiến bộ về kỹ thuật của nước này, để từ đó Iran có được lợi thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với các cường quốc.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120106/tg_6.1_bom.jpg
Chương trình hạt nhân của Iran đang bị phương Tây tìm mọi cách bóp nghẹt.
Ông Peter Crail, chuyên gia thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng, bản thân những tiến bộ kỹ thuật mà Iran đạt được không thể đưa họ tiến gần hơn tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Động thái trên của Iran có thể là nhằm để cảnh báo kẻ thù của Tehran rằng thời gian đang gần hết nếu họ muốn nối lại thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân, từng bị đổ vỡ cách đây hai năm.
Việc Iran cùng một lúc công bố sản xuất được thanh nhiên liệu và kêu gọi đàm phán cho thấy các thanh nhiên liệu sẽ được Iran dùng để giành lợi thế trên bàn đàm phán. Iran đề nghị nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn lâu nay với 6 cường quốc là Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Anh. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng nếu Iran sản xuất một vũ khí hạt nhân, nước này cần ít nhất từ 6 tháng tới một năm hoặc có thể lâu hơn.
Trong khi đó, giới ngoại giao tin rằng trước đây Iran "phóng đại" những tiến bộ hạt nhân của họ nhằm giành lợi thế trong các cuộc thương lượng với phương Tây, và việc thử nghiệm các thanh nhiên liệu được sản xuất trong nước không có nghĩa là Iran sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Tuyên bố của Iran được đưa ra trong bối cảnh cuộc "khẩu chiến" giữa Iran và phương Tây ngày càng leo thang. Cuộc tranh cãi dai dẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân này có thể làm dấy lên một cuộc xung đột sâu rộng ở Trung Đông. Tuyên bố này một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm của Iran sẽ đẩy mạnh chương trình nguyên tử, vốn được giới lãnh đạo nước này coi là biểu tượng của sức mạnh và thanh thế.
Điều này khiến thế giới quan ngại về một cuộc chiến mới tại vùng Vịnh. Tuy nhiên, Chủ tịch Ian Bremmer và Giám đốc Cliff Kupchan của Nhóm Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia cho rằng sẽ không xảy ra cuộc chiến tranh chống Iran trong tương lai gần.
Iran không ngừng khiêu khích Mỹ trong 10 ngày qua. Quân đội Iran gần đây đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz và Tehran cảnh báo rằng các tàu sân bay Mỹ không nên quay trở lại vùng Vịnh. Tuy nhiên, hai ông Bremmer và Kupchan nhận định rằng Iran thực ra chỉ đang nghi binh để đánh lừa đối phương, và cuộc chiến với Mỹ hoặc Israel sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Trên thực tế, Tehran đang tức giận và cơn thịnh nộ của nước này gia tăng trong những tháng gần đây. Động thái chọc giận gần đây nhất từ phía Mỹ là đạo luật cấm vận do Tổng thống Barack Obama ký ngày 31/12/2011, gây ra nhiều khó khăn và giảm lợi nhuận từ việc bán dầu mỏ của Iran. Động thái này khiến Iran có những phản ứng dù có thể đoán định nhưng vẫn làm các nhà ngoại giao cũng như các thị trường phương Tây lo ngại.
Tuy nhiên, Iran không muốn có chiến tranh. Xung đột quân sự tại eo biển Hormuz sẽ ngăn chặn năng lực xuất khẩu dầu mỏ của chính Iran. Nỗ lực để đóng cửa eo biển sẽ không có kết quả bởi hải quân Mỹ có thể mở nó trong vòng vài tuần. Một cuộc chiến, nếu xảy ra, có thể dễ dàng lan rộng nhanh chóng và dẫn tới một cuộc tấn công nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran.
Mục tiêu chính của Tehran là dọa Mỹ và các đồng minh với hy vọng các nước này sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Dù có những lời lẽ hiếu chiến, nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Iran đang nỗ lực trở lại bàn đàm phán.
Theo PLXH
Iran vừa tuyên bố nước này đạt được một bước đột phá trong chương trình hạt nhân. Điều này khiến phương Tây gia tăng quan ngại về khả năng Tehran sắp sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới phân tích tuyên bố này của Iran xem ra chưa chắc sẽ đưa Tehran tiến gần hơn tới việc sở hữu bom nguyên tử. Mục đích của Iran khi đưa ra tuyên bố này là nhằm gửi một thông điệp đầy thách thức khác tới phương Tây.
Dường như tuyên bố mà Iran đưa ra hôm 1/1 rằng nước này chế tạo và thử nghiệm thành công các thanh nhiên liệu được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân, chỉ là nhằm chứng tỏ các biện pháp trừng phạt không ngăn được sự tiến bộ về kỹ thuật của nước này, để từ đó Iran có được lợi thế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với các cường quốc.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120106/tg_6.1_bom.jpg
Chương trình hạt nhân của Iran đang bị phương Tây tìm mọi cách bóp nghẹt.
Ông Peter Crail, chuyên gia thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng, bản thân những tiến bộ kỹ thuật mà Iran đạt được không thể đưa họ tiến gần hơn tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Động thái trên của Iran có thể là nhằm để cảnh báo kẻ thù của Tehran rằng thời gian đang gần hết nếu họ muốn nối lại thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân, từng bị đổ vỡ cách đây hai năm.
Việc Iran cùng một lúc công bố sản xuất được thanh nhiên liệu và kêu gọi đàm phán cho thấy các thanh nhiên liệu sẽ được Iran dùng để giành lợi thế trên bàn đàm phán. Iran đề nghị nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn lâu nay với 6 cường quốc là Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Anh. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng nếu Iran sản xuất một vũ khí hạt nhân, nước này cần ít nhất từ 6 tháng tới một năm hoặc có thể lâu hơn.
Trong khi đó, giới ngoại giao tin rằng trước đây Iran "phóng đại" những tiến bộ hạt nhân của họ nhằm giành lợi thế trong các cuộc thương lượng với phương Tây, và việc thử nghiệm các thanh nhiên liệu được sản xuất trong nước không có nghĩa là Iran sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Tuyên bố của Iran được đưa ra trong bối cảnh cuộc "khẩu chiến" giữa Iran và phương Tây ngày càng leo thang. Cuộc tranh cãi dai dẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân này có thể làm dấy lên một cuộc xung đột sâu rộng ở Trung Đông. Tuyên bố này một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm của Iran sẽ đẩy mạnh chương trình nguyên tử, vốn được giới lãnh đạo nước này coi là biểu tượng của sức mạnh và thanh thế.
Điều này khiến thế giới quan ngại về một cuộc chiến mới tại vùng Vịnh. Tuy nhiên, Chủ tịch Ian Bremmer và Giám đốc Cliff Kupchan của Nhóm Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia cho rằng sẽ không xảy ra cuộc chiến tranh chống Iran trong tương lai gần.
Iran không ngừng khiêu khích Mỹ trong 10 ngày qua. Quân đội Iran gần đây đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz và Tehran cảnh báo rằng các tàu sân bay Mỹ không nên quay trở lại vùng Vịnh. Tuy nhiên, hai ông Bremmer và Kupchan nhận định rằng Iran thực ra chỉ đang nghi binh để đánh lừa đối phương, và cuộc chiến với Mỹ hoặc Israel sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Trên thực tế, Tehran đang tức giận và cơn thịnh nộ của nước này gia tăng trong những tháng gần đây. Động thái chọc giận gần đây nhất từ phía Mỹ là đạo luật cấm vận do Tổng thống Barack Obama ký ngày 31/12/2011, gây ra nhiều khó khăn và giảm lợi nhuận từ việc bán dầu mỏ của Iran. Động thái này khiến Iran có những phản ứng dù có thể đoán định nhưng vẫn làm các nhà ngoại giao cũng như các thị trường phương Tây lo ngại.
Tuy nhiên, Iran không muốn có chiến tranh. Xung đột quân sự tại eo biển Hormuz sẽ ngăn chặn năng lực xuất khẩu dầu mỏ của chính Iran. Nỗ lực để đóng cửa eo biển sẽ không có kết quả bởi hải quân Mỹ có thể mở nó trong vòng vài tuần. Một cuộc chiến, nếu xảy ra, có thể dễ dàng lan rộng nhanh chóng và dẫn tới một cuộc tấn công nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran.
Mục tiêu chính của Tehran là dọa Mỹ và các đồng minh với hy vọng các nước này sẽ không thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Dù có những lời lẽ hiếu chiến, nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Iran đang nỗ lực trở lại bàn đàm phán.
Theo PLXH