vuitoichat
01-09-2012, 10:27
(Phunutoday) - Lâu nay người dân khu vực Nam Sông Hậu nghe tên Sáu Lèo là “ớn” vì được xem như một người có thế lực ở Sóc Trăng. Ông này thứ 3 nhưng vì sao gọi là “anh Sáu” và “kỳ thù” chơi cờ tiền tỷ với ông Lèo có thế lực ra sao?
Trở lại Sóc Trăng sau hai tuần xảy ra chuyện lùm xùm về những ván cờ tiền tỷ của hai quan chức ngành giao thông vận tải là Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo với Giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy pháp lái xe hạng 3 Trần Văn Tân. Đi đến đâu người dân tỉnh nghèo miền Tây này cũng râm ran bàn tán về chuyện quan chức đánh cờ. Thấy ai chơi tờ tướng cũng bị bạn bè xung quanh hỏi có cược nhau tiền tỷ hay không để họ báo công an đưa vào làm bạn với Sáu Lèo luôn.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612973_44.jpg
Khu đất của Sáu Lèo bên phường 2, TP Sóc Trăng xây khu ẩm thực nhưng công trình ngừng giữa chừng.
Nhắc đến vị quan này người dân Sóc Trăng biết rõ gần 50 năm trước ông được sinh ra ở vùng căn cứ kháng chiến của huyện Vĩnh Lợi, Sóc Trăng. Sau khi học hết lớp 9 Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông, Lèo trưởng thành, làm cán bộ giao thông vận tải huyện Thạnh Trị.
Ông Lèo thứ 3 nhưng là người anh lớn nhất trong gia đình khá đông anh em. Khi còn công tác ở huyện Thạnh Trị, nơi đây có ông chủ cửa hàng kinh doanh đồ nhựa rất lớn tên là Lèo và vì là con thứ 6 trong nhà nên ông chủ Lèo được mọi người gọi là anh Sáu Lèo. Vì vậy, khi thấy người con của quê hương Thạnh Trị là ông Lèo cán bộ giao thông huyện thoát ly về thị xã, nay là thành phố Sóc Trăng thì những người bạn gọi Lèo là Sáu Lèo để xem bạn như một ông chủ giỏi của quê nghèo.
Sau khi lấy vợ, Sáu Lèo nhanh chóng “tiến thân” vào vị trí Giám đốc Công ty Giao thông thị xã Sóc Trăng rồi Giám đốc Ban Quản lý các công trình xây dựng thị xã Sóc Trăng. Lúc đó ở Sóc Trăng có ông Trần Lái cũng là Giám đốc nhưng lãnh đạo Ban Quản lý các công trình xây dựng cấp tỉnh nên khi trà dư tửu hậu nhiều người hay buộc miệng nói vui rằng “Sóc Trăng mình có Lèo có Lái cũng hay cũng vần”.
Bẵng đi một thời gian, ông Lèo được bố trí vào vị trí Bí thư phường 6, thị xã Sóc Trăng để được giới thiệu vào Ban Chấp hành Đảng bộ, mong “ngắm nghía” vị trị Phó Chủ tịch UBND thị xã Sóc Trăng nhưng không thành vì lần nào ứng cử ông Lèo cũng bị đa số gạt tên, không được nhiều người tín nhiệm.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612976_4.jpg
Bị bỏ hoang nhiều năm nay nên khu đất ông Lèo cỏ mọc um tùm.
Sau khi thị xã Sóc Trăng được nâng cấp thành thành phố, Sáu Lèo không còn “thèm” vị trí lãnh đạo chính quyền địa phương mà “bổng dưng” về Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng làm trưởng phòng kế hoạch vận tải một thời gian rồi lên chức Phó Giám đốc Sở.
Lúc này, Trung tâm Sát hạch và Cấp phép lái xe hạng 3 Sóc Trăng thuộc Trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải, nay là Trường Trung cấp Nghề khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được mở trong đường vào khu Dân cư Bình An của nữ doanh nhân Phạm Thị Diệu Hiền. Khi ấy, chồng bà Hiền là ông Trần Văn Trí còn đương chức Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải.
Ông Trần Văn Tân mà người dân Sóc Trăng hay rọi Tân “ròm” vì tướng tá ốm yếu. Ông Tân là thuộc cấp ông Trí, được lãnh đạo trường bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Sát hạch. Ngày đi vào hoạt động người đứng đầu trung tâm càng thân hơn với Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo. Lâu ngày tình bạn khắng khích vì từng học Trường Bổ túc văn hóa Công Nông. Vốn mê đánh cờ tướng nên hai “kỳ thủ” thường hẹn nhau giải trí vài ván sau những buổi làm việc.
Những ván cờ ở quán nước ven đường vào buổi chiều hay bị cắt ngang bởi những cô cậu bán vé số than ế cuối ngày. Tội bọn trẻ sợ bán không hết vé số về nhà cha mẹ đánh đòn, hai “kỳ thủ” thường mua hết các tờ vé số ế của các cháu rồi quyết định “ai thua người đó trả tiền”.
Thời gian sau, vài quán cà phê máy lạnh mọc lên nên hai “kỳ thủ” tìm nơi đánh cờ thoáng mát, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, do ở trong phòng lạnh nên ít còn dịp hơn thua nhau bằng những tờ vé số ế nên chuyển
sang cược độ uống bia, rượu ngoại.
Là cán bộ Đảng viên nhưng do ông Lèo tham gia góp vốn mở Công ty Cổ phần xây dựng Phú Lộc ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), có biệt thự riêng nên được xem là quan chức nhiều tiền. Còn ông Tân sau khi rời vị trí quản đốc Nhà máy bia Sóc Trăng đã chuyển sang Phân hiệu 1 Sóc Trăng thuộc trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ chức Phó Giám đốc rồi làm Giám đốc Trung tâm Sát hạch nên trong mắt mọi người thì hai “kỳ thủ” này vừa là “quan chức” vừa là “đại gia” nên họ không ngại lao vào cược rượu mạnh qua những ván cờ tướng.
Cược rượu ngoại càng lâu năm, càng đắt tiền càng thể hiện bản lĩnh “kỳ thủ”. Có hôm hai “kỳ thủ” bắt đầu đánh từ 15h chiều cho đến 21h đêm, hay bên cùng than thở mỏi gối, đau lưng nên mật gấu cũng
được đưa vào bàn cược để chung độ cờ tướng để uống tăng cường thể lực.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612977_4444.jp g
Một năm trước Ban Chỉ huy Quân sự TP Sóc Trăng kết hợp cùng chính quyền địa phương lập biên bản lấy lại đất ông Tân thuê mở lò giết mổ nhưng bất thành vì Tân “ròm” có đủ “thế và lực”.
Có lẽ rượu mạnh, mật gấu chưa đủ “đô” nên hai “kỳ thủ” hỏi thăm nhau về tài sản, đất đai để mang ra làm đối trọng trong những ván cờ tướng có giá trị tiền tỷ. Lúc đầu ông Tân thua liên tục càng làm cho ông Lèo khoái chí, muốn gặp ông Tân thường để mong có thêm nhiều cơ hội bỏ túi tiền tỷ. Tuy nhiên, đó là chiêu “thả mồi bắt bóng” của ông Tân. Khi máu đỏ đen của ông Lèo đến mức “cao trào” thì ông Tân bắt đầu có những ván cờ “xuất chúng”, liên tiếp thắng với số tiền trên 10 tỷ đồng.
Thua lớn, ông Lèo tìm cách “gỡ” với số tiền cược lớn mà theo trình bày của vị Phó Giám đốc này thì lên đến 5 tỷ đồng một ván. Tuy nhiên, cơ hội thắng ông Lèo ngày càng thưa dần nên tiếp tục nợ đến 22 tỷ đồng. Theo vợ ông Lèo, nhiều lần thấy chồng không về nhà trong đêm, bà nghi ông lăng nhăng bên ngoài nhưng hóa ra ông Lèo đang căng căng mắt chơi cờ với ông Tân với số tiền cược quá lớn để rồi thua đến 22 tỷ đồng.
Qua tìm hiểu của phóng viên, trước ngày bị cảnh sát phát hiện quả tang vào quán cà phê, bi da Thy Tài 2 đánh cờ tướng ăn tiền với ông Tân, ông Lèo đã tìm đến một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh địa ốc gần ngã ba Trà Men, TP Sóc Trăng nhờ gửi hồ sơ cho một tổ chức tín dụng để vay 50 tỷ đồng đầu tư vào cao ốc văn phòng đang trong quá trình xuống cọc trên khu đất thuê 49 năm mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, gần cơ quan ông Lèo. Cao ốc 7 tầng này theo kế hoạch sẽ là văn phòng cho thuê, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Lộc của gia đình ông Lèo nhưng sau ngày quan chức này bị bắt, dự án xây cao ốc có dấu hiệu “trùm mền”.
Sáu Lèo còn nổi tiếng với tài săn đất sự án bởi rất nhiều khu quy hoạch có đất đai của ông. Vài ngày trước, vị Phó Giám đốc này kêu người bán gấp trên 70 công đất ruộng (hơn 7ha) ở khu quy hoạch xây dựng khu hành chính nằm cạnh khu đô thị 5A trên đường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng với giá 80 triệu đồng mỗi công. Theo tìm hiểu, biết nơi đây có dự án nên ông Lèo mua thật nhiều đất dân với giá mềm để sau này được đền bù, hưởng chế độ từ dự án nhưng có lẽ bị xiết nợ nên ông Lèo kêu bán gấp.
Hiện ông Lèo còn có một khu đất nằm cạnh Kênh 16 Thước giáp với đường Sương Nguyệt Ánh ở phường 2, TP Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng khu dân cư. Phía sau nhà máy thủy sản của Công ty Fimex Việt Nam, hỏi đất ông Lèo người dân chỉ ngay vào một lô đất đã cất nhà theo kiểu biệt thự nhỏ, xây nhiều tum giống như quán nhậu, có hòn non bộ, tượng hươu nai đang bỏ hoang.
“Kỳ thủ đối trọng” với Sáu Lèo cũng mê đất không kém khi Tân “ròm” săn được hơn 3,6ha đất ở phường 5, TP Sóc Trăng đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung. Đại tá Nguyễn Việt Dũng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng cho biết khu đất này UBND tỉnh Sóc Trăng cho doanh nghiệp của vợ ông Tân đứng tên thuê dài hạn trong khi nguồn gốc đất là lung bào, cán bộ chiến sĩ cải tạo thành đất thịt cách nay trên 20 năm.
Có lẽ chính vì được nhiều người hậu thuẫn tạo nên “thế lực” lại giàu có nên hai “kỳ thủ quan chức kiêm đại gia” không ngại đánh cờ tướng ăn tiền lên đến bạc tỷ. Trong đó có lần hai ông cược nhau đến 5 tỷ đồng. Còn cách nhậu của ông Tân cũng làm nhiều người nể phục khi dùng rượu mạnh có giá vài triệu đồng mỗi chai. Có lần ông này bật mí rằng sau cốp xe Audi luôn có vài thùng rượu mạnh, trong đó mỗi chai giá khoảng 5 triệu đồng, có thể nhậu mọi lúc mọi nơi khi gặp “mồi bén”.
Nhìn cách chơi cờ tiền tỷ của hai “quan” ở Sóc Trăng, dân miền Tây bảo rằng Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sống lại cũng phải bái phục. Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Trinh Đức (con trai Công tử Bạc Liêu) bảo rằng nghe anh kể rằng cha ông có lúc cũng chơi bạc nhưng số tiền cược cao nhất là 30.000 đồng tương đương với khoảng 1,5 tỷ đồng hiện nay. Vì vậy, ông Đức nghe hai quan chức Sóc Trăng đánh cờ có ván cược nhau đến 5 tỷ thì phải gọi là “vung tay khỏi đầu” chớ không còn “quá trán” nữa. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” là câu cửa miệng của người miền Tây nhưng đối với hai “kỳ thủ” Tân – Lèo thì không cần đến đời con, chính bản thân hai ông đã chôn vùi sự nghiệp của mình. Dư luận xã hội không thể nào chấp nhận được việc cược cờ của cán bộ Đảng viên có giá trị tương đương 300 căn nhà tình thương.
Với đồng lương công chức mà ông Lèo đánh cờ với tiền tỷ như vậy thì chắc chắn vị cán bộ này cùng giỏi “lèo lái”. Còn ông Tân hiện sở hữu hai nhà hàng tại trung tâm thành phố Sóc Trăng, có lò giết mổ… Có lần Tân “ròm” mất con chó cưng cột trong nhà hàng Cánh Buồn trên đường Lê Duẫn (nơi có nội thất tiền tỷ vì bàn ghế toàn gỗ quý) nên đi kiếm gặp khi được người tốt bụng neo dây vào trụ sắt ở góc đường. Khi tìm gặp, ông Tân khoe với mọi người chó của ông một cặp trên 40 triệu, ở Sóc Trăng chỉ có 2 cặp đó là nhà cặp chó nhà ông và cặp chó nhà của một quan to ở phường 8, TP Sóc Trăng do ông Tân tặng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trung tâm Sát hạch của ông Tân chỉ có 4 nhân viên, hàng năm thu vào chỉ vài chục triệu đồng nhưng Tân “ròm” rất giàu có, uy tín, chơi thân với nhiều cán bộ. Vì vậy, dù Ban Chỉ huy Quân sự TP Sóc Trăng nhiều lần đòi lại đất ông Tân mở lò giết mổ nhưng không được vì Tân “ròm” có “thế và lực”.
* Hàn Sơn Đỉnh
Trở lại Sóc Trăng sau hai tuần xảy ra chuyện lùm xùm về những ván cờ tiền tỷ của hai quan chức ngành giao thông vận tải là Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo với Giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp giấy pháp lái xe hạng 3 Trần Văn Tân. Đi đến đâu người dân tỉnh nghèo miền Tây này cũng râm ran bàn tán về chuyện quan chức đánh cờ. Thấy ai chơi tờ tướng cũng bị bạn bè xung quanh hỏi có cược nhau tiền tỷ hay không để họ báo công an đưa vào làm bạn với Sáu Lèo luôn.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612973_44.jpg
Khu đất của Sáu Lèo bên phường 2, TP Sóc Trăng xây khu ẩm thực nhưng công trình ngừng giữa chừng.
Nhắc đến vị quan này người dân Sóc Trăng biết rõ gần 50 năm trước ông được sinh ra ở vùng căn cứ kháng chiến của huyện Vĩnh Lợi, Sóc Trăng. Sau khi học hết lớp 9 Trường Bổ túc Văn hóa Công Nông, Lèo trưởng thành, làm cán bộ giao thông vận tải huyện Thạnh Trị.
Ông Lèo thứ 3 nhưng là người anh lớn nhất trong gia đình khá đông anh em. Khi còn công tác ở huyện Thạnh Trị, nơi đây có ông chủ cửa hàng kinh doanh đồ nhựa rất lớn tên là Lèo và vì là con thứ 6 trong nhà nên ông chủ Lèo được mọi người gọi là anh Sáu Lèo. Vì vậy, khi thấy người con của quê hương Thạnh Trị là ông Lèo cán bộ giao thông huyện thoát ly về thị xã, nay là thành phố Sóc Trăng thì những người bạn gọi Lèo là Sáu Lèo để xem bạn như một ông chủ giỏi của quê nghèo.
Sau khi lấy vợ, Sáu Lèo nhanh chóng “tiến thân” vào vị trí Giám đốc Công ty Giao thông thị xã Sóc Trăng rồi Giám đốc Ban Quản lý các công trình xây dựng thị xã Sóc Trăng. Lúc đó ở Sóc Trăng có ông Trần Lái cũng là Giám đốc nhưng lãnh đạo Ban Quản lý các công trình xây dựng cấp tỉnh nên khi trà dư tửu hậu nhiều người hay buộc miệng nói vui rằng “Sóc Trăng mình có Lèo có Lái cũng hay cũng vần”.
Bẵng đi một thời gian, ông Lèo được bố trí vào vị trí Bí thư phường 6, thị xã Sóc Trăng để được giới thiệu vào Ban Chấp hành Đảng bộ, mong “ngắm nghía” vị trị Phó Chủ tịch UBND thị xã Sóc Trăng nhưng không thành vì lần nào ứng cử ông Lèo cũng bị đa số gạt tên, không được nhiều người tín nhiệm.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612976_4.jpg
Bị bỏ hoang nhiều năm nay nên khu đất ông Lèo cỏ mọc um tùm.
Sau khi thị xã Sóc Trăng được nâng cấp thành thành phố, Sáu Lèo không còn “thèm” vị trí lãnh đạo chính quyền địa phương mà “bổng dưng” về Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng làm trưởng phòng kế hoạch vận tải một thời gian rồi lên chức Phó Giám đốc Sở.
Lúc này, Trung tâm Sát hạch và Cấp phép lái xe hạng 3 Sóc Trăng thuộc Trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải, nay là Trường Trung cấp Nghề khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được mở trong đường vào khu Dân cư Bình An của nữ doanh nhân Phạm Thị Diệu Hiền. Khi ấy, chồng bà Hiền là ông Trần Văn Trí còn đương chức Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải.
Ông Trần Văn Tân mà người dân Sóc Trăng hay rọi Tân “ròm” vì tướng tá ốm yếu. Ông Tân là thuộc cấp ông Trí, được lãnh đạo trường bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Sát hạch. Ngày đi vào hoạt động người đứng đầu trung tâm càng thân hơn với Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo. Lâu ngày tình bạn khắng khích vì từng học Trường Bổ túc văn hóa Công Nông. Vốn mê đánh cờ tướng nên hai “kỳ thủ” thường hẹn nhau giải trí vài ván sau những buổi làm việc.
Những ván cờ ở quán nước ven đường vào buổi chiều hay bị cắt ngang bởi những cô cậu bán vé số than ế cuối ngày. Tội bọn trẻ sợ bán không hết vé số về nhà cha mẹ đánh đòn, hai “kỳ thủ” thường mua hết các tờ vé số ế của các cháu rồi quyết định “ai thua người đó trả tiền”.
Thời gian sau, vài quán cà phê máy lạnh mọc lên nên hai “kỳ thủ” tìm nơi đánh cờ thoáng mát, sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, do ở trong phòng lạnh nên ít còn dịp hơn thua nhau bằng những tờ vé số ế nên chuyển
sang cược độ uống bia, rượu ngoại.
Là cán bộ Đảng viên nhưng do ông Lèo tham gia góp vốn mở Công ty Cổ phần xây dựng Phú Lộc ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), có biệt thự riêng nên được xem là quan chức nhiều tiền. Còn ông Tân sau khi rời vị trí quản đốc Nhà máy bia Sóc Trăng đã chuyển sang Phân hiệu 1 Sóc Trăng thuộc trường Nghiệp vụ Giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ chức Phó Giám đốc rồi làm Giám đốc Trung tâm Sát hạch nên trong mắt mọi người thì hai “kỳ thủ” này vừa là “quan chức” vừa là “đại gia” nên họ không ngại lao vào cược rượu mạnh qua những ván cờ tướng.
Cược rượu ngoại càng lâu năm, càng đắt tiền càng thể hiện bản lĩnh “kỳ thủ”. Có hôm hai “kỳ thủ” bắt đầu đánh từ 15h chiều cho đến 21h đêm, hay bên cùng than thở mỏi gối, đau lưng nên mật gấu cũng
được đưa vào bàn cược để chung độ cờ tướng để uống tăng cường thể lực.
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images612977_4444.jp g
Một năm trước Ban Chỉ huy Quân sự TP Sóc Trăng kết hợp cùng chính quyền địa phương lập biên bản lấy lại đất ông Tân thuê mở lò giết mổ nhưng bất thành vì Tân “ròm” có đủ “thế và lực”.
Có lẽ rượu mạnh, mật gấu chưa đủ “đô” nên hai “kỳ thủ” hỏi thăm nhau về tài sản, đất đai để mang ra làm đối trọng trong những ván cờ tướng có giá trị tiền tỷ. Lúc đầu ông Tân thua liên tục càng làm cho ông Lèo khoái chí, muốn gặp ông Tân thường để mong có thêm nhiều cơ hội bỏ túi tiền tỷ. Tuy nhiên, đó là chiêu “thả mồi bắt bóng” của ông Tân. Khi máu đỏ đen của ông Lèo đến mức “cao trào” thì ông Tân bắt đầu có những ván cờ “xuất chúng”, liên tiếp thắng với số tiền trên 10 tỷ đồng.
Thua lớn, ông Lèo tìm cách “gỡ” với số tiền cược lớn mà theo trình bày của vị Phó Giám đốc này thì lên đến 5 tỷ đồng một ván. Tuy nhiên, cơ hội thắng ông Lèo ngày càng thưa dần nên tiếp tục nợ đến 22 tỷ đồng. Theo vợ ông Lèo, nhiều lần thấy chồng không về nhà trong đêm, bà nghi ông lăng nhăng bên ngoài nhưng hóa ra ông Lèo đang căng căng mắt chơi cờ với ông Tân với số tiền cược quá lớn để rồi thua đến 22 tỷ đồng.
Qua tìm hiểu của phóng viên, trước ngày bị cảnh sát phát hiện quả tang vào quán cà phê, bi da Thy Tài 2 đánh cờ tướng ăn tiền với ông Tân, ông Lèo đã tìm đến một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh địa ốc gần ngã ba Trà Men, TP Sóc Trăng nhờ gửi hồ sơ cho một tổ chức tín dụng để vay 50 tỷ đồng đầu tư vào cao ốc văn phòng đang trong quá trình xuống cọc trên khu đất thuê 49 năm mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, gần cơ quan ông Lèo. Cao ốc 7 tầng này theo kế hoạch sẽ là văn phòng cho thuê, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Lộc của gia đình ông Lèo nhưng sau ngày quan chức này bị bắt, dự án xây cao ốc có dấu hiệu “trùm mền”.
Sáu Lèo còn nổi tiếng với tài săn đất sự án bởi rất nhiều khu quy hoạch có đất đai của ông. Vài ngày trước, vị Phó Giám đốc này kêu người bán gấp trên 70 công đất ruộng (hơn 7ha) ở khu quy hoạch xây dựng khu hành chính nằm cạnh khu đô thị 5A trên đường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng với giá 80 triệu đồng mỗi công. Theo tìm hiểu, biết nơi đây có dự án nên ông Lèo mua thật nhiều đất dân với giá mềm để sau này được đền bù, hưởng chế độ từ dự án nhưng có lẽ bị xiết nợ nên ông Lèo kêu bán gấp.
Hiện ông Lèo còn có một khu đất nằm cạnh Kênh 16 Thước giáp với đường Sương Nguyệt Ánh ở phường 2, TP Sóc Trăng đang đầu tư xây dựng khu dân cư. Phía sau nhà máy thủy sản của Công ty Fimex Việt Nam, hỏi đất ông Lèo người dân chỉ ngay vào một lô đất đã cất nhà theo kiểu biệt thự nhỏ, xây nhiều tum giống như quán nhậu, có hòn non bộ, tượng hươu nai đang bỏ hoang.
“Kỳ thủ đối trọng” với Sáu Lèo cũng mê đất không kém khi Tân “ròm” săn được hơn 3,6ha đất ở phường 5, TP Sóc Trăng đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung. Đại tá Nguyễn Việt Dũng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng cho biết khu đất này UBND tỉnh Sóc Trăng cho doanh nghiệp của vợ ông Tân đứng tên thuê dài hạn trong khi nguồn gốc đất là lung bào, cán bộ chiến sĩ cải tạo thành đất thịt cách nay trên 20 năm.
Có lẽ chính vì được nhiều người hậu thuẫn tạo nên “thế lực” lại giàu có nên hai “kỳ thủ quan chức kiêm đại gia” không ngại đánh cờ tướng ăn tiền lên đến bạc tỷ. Trong đó có lần hai ông cược nhau đến 5 tỷ đồng. Còn cách nhậu của ông Tân cũng làm nhiều người nể phục khi dùng rượu mạnh có giá vài triệu đồng mỗi chai. Có lần ông này bật mí rằng sau cốp xe Audi luôn có vài thùng rượu mạnh, trong đó mỗi chai giá khoảng 5 triệu đồng, có thể nhậu mọi lúc mọi nơi khi gặp “mồi bén”.
Nhìn cách chơi cờ tiền tỷ của hai “quan” ở Sóc Trăng, dân miền Tây bảo rằng Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sống lại cũng phải bái phục. Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Trinh Đức (con trai Công tử Bạc Liêu) bảo rằng nghe anh kể rằng cha ông có lúc cũng chơi bạc nhưng số tiền cược cao nhất là 30.000 đồng tương đương với khoảng 1,5 tỷ đồng hiện nay. Vì vậy, ông Đức nghe hai quan chức Sóc Trăng đánh cờ có ván cược nhau đến 5 tỷ thì phải gọi là “vung tay khỏi đầu” chớ không còn “quá trán” nữa. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” là câu cửa miệng của người miền Tây nhưng đối với hai “kỳ thủ” Tân – Lèo thì không cần đến đời con, chính bản thân hai ông đã chôn vùi sự nghiệp của mình. Dư luận xã hội không thể nào chấp nhận được việc cược cờ của cán bộ Đảng viên có giá trị tương đương 300 căn nhà tình thương.
Với đồng lương công chức mà ông Lèo đánh cờ với tiền tỷ như vậy thì chắc chắn vị cán bộ này cùng giỏi “lèo lái”. Còn ông Tân hiện sở hữu hai nhà hàng tại trung tâm thành phố Sóc Trăng, có lò giết mổ… Có lần Tân “ròm” mất con chó cưng cột trong nhà hàng Cánh Buồn trên đường Lê Duẫn (nơi có nội thất tiền tỷ vì bàn ghế toàn gỗ quý) nên đi kiếm gặp khi được người tốt bụng neo dây vào trụ sắt ở góc đường. Khi tìm gặp, ông Tân khoe với mọi người chó của ông một cặp trên 40 triệu, ở Sóc Trăng chỉ có 2 cặp đó là nhà cặp chó nhà ông và cặp chó nhà của một quan to ở phường 8, TP Sóc Trăng do ông Tân tặng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trung tâm Sát hạch của ông Tân chỉ có 4 nhân viên, hàng năm thu vào chỉ vài chục triệu đồng nhưng Tân “ròm” rất giàu có, uy tín, chơi thân với nhiều cán bộ. Vì vậy, dù Ban Chỉ huy Quân sự TP Sóc Trăng nhiều lần đòi lại đất ông Tân mở lò giết mổ nhưng không được vì Tân “ròm” có “thế và lực”.
* Hàn Sơn Đỉnh