Log in

View Full Version : 8 người hùng và tội đồ của tài chính thế giới 2011


vuitoichat
01-10-2012, 20:30
1. Người hùng số một: Elizabeth Warren
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attac hmentid=144644&stc=1&d=1326227154
Bà là người áp đảo được phố Wall kể cả khi bị Nghị viện phản đối hay Tổng thống bỏ rơi. Năm 2008, bà trở thành chủ tịch của Hội đồng Giám sát Quốc hội, chịu trách nhiệm giám sát việc thi hành Đạo luật b́nh ổn kinh tế khẩn cấp, trong đó bao gồm cả Chương tŕnh cứu trợ tài sản. Đến tháng 7/2011, vai tṛ của Warren càng ngày càng rơ nét hơn khi bà là biểu tượng chiến thắng của người dân Mỹ trước các tổ chức lớn.

Nhưng thành tựu lớn nhất phải kể đến Văn pḥng bảo vệ tài chính người tiêu dùng, được thành lập năm 2010, và đă đi vào hoạt động hè năm nay sau nỗ lực không biết mệt mỏi của bà trong một thời gian dài. Hiện tại, Warren đang tham gia tranh cử vào Thượng viện Mỹ, và nếu thành công, bà sẽ giúp ích rất nhiều cho tổng thống Obama – nếu ông tái đắc cử.

2. Người hùng số hai: Thẩm phán Jed Rakoff
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-2-Judge-Jed-Rakoff.jpg
Ông đă từ chối thỏa thuận khi các công ty tại phố Wall vi phạm pháp luật. Jed Rakoff cảm thấy thật bất công khi cuộc khủng hoảng tài chính bị gây ra bởi ḷng tham và sự lừa đảo của các công ty tại phố Wall, trong khi họ không phải chịu một chút trách nhiệm nào. Theo một cuộc điều tra của New York Times trong 15 năm, có tới 51 trường hợp liên quan đến 19 công ty tại phố Wall vi phạm luật chống lừa đảo, mà trước đó chính họ đă thề thốt sẽ không tái phạm.

Tháng 11/2011, Citigroup bị cáo buộc bán cho các nhà đầu tư cổ phiếu của một quỹ thế chấp trị giá 1 tỷ USD và nói dối họ rằng một tổ chức khác đă giữ số tài sản trên. Sau đó, những cổ phiếu này mất giá và nhà đầu tư chịu một khoản lỗ lên tới 700 triệu USD, trong khi Citigroup kiếm lời được 170 triệu USD.

SEC thường rất ngập ngừng khi phải đưa các đại gia của Wall Street ra ṭa, v́ vậy, họ chỉ yêu cầu Citigroup nộp khoản tiền phạt trị giá 285 triệu USD. Tuy nhiên, thẩm phán Rakoff không đồng ư, ông nói rằng ông không thể quyết định được số tiền này có đủ “công bằng, hợp lư và phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng hay không”. Giám đốc của SEC đă chỉ trích hành động này của ông là “bỏ qua hoạt động đă thành truyền thống hàng thập kỷ nay giữa các cơ quan và ṭa án liên bang”.

3. Người hùng số 3: Những người tham gia phong trào “Chiếm phố Wall”
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-3-Occupy-Wall-Street.jpg
Một mô h́nh dù chưa hoàn hảo nhưng mang đậm phong cách sôi nổi của nền dân chủ. Những người tham gia biểu t́nh đă phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, sự cản trở của cảnh sát New York và việc tiếp cận dồn dập của các phương tiện truyền thông đại chúng. Họ bị chế nhạo, chịu nhiều thiệt tḥi và thậm chí c̣n bị đuổi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, những người tham gia biểu t́nh vẫn quyết tâm thay đổi sự bất b́nh đẳng thu nhập trên khắp nước Mỹ với khẩu hiệu nổi tiếng “Chúng tôi thuộc 99%”. Và dù đă bị dập tắt, nhưng mùa xuân năm 2012 rất có thể sẽ là thời điểm tốt để họ khởi động lại chiến dịch của ḿnh một cách quy củ và bài bản hơn.

4. Người hùng thứ tư: Michael Woodford
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-4-Michael_Woodford.jpg
Ông đă dũng cảm vạch trần những bê bối của chính công ty ḿnh. Ngày 1/10, Michael Woodford được bổ nhiệm làm CEO của Olympus – một công ty chuyên sản xuất máy chụp ảnh và thiết bị nội soi của Nhật Bản. Ông là người ngoại quốc đầu tiên được đảm nhận vị trí này tại Olympus.

Tuy nhiên ngay sau đó, Woodford đă phát hiện ra hàng loạt những mập mờ trong chi tiêu của công ty từ những năm 1990, điển h́nh là việc Olympus đă chi quá 1,4 tỷ USD cho các công ty nhỏ để che giấu các khoản đầu tư lỗ của ḿnh. Woodford dần nhận ra rằng ông được chỉ định vào vị trí CEO chỉ để hội đồng quản trị dễ bề sai khiến. Do đó, ông đă đề nghị công ty kiểm toán PwC điều tra lại những khuất tất trong vấn đề quản trị doanh nghiệp của Olympus. Chính hành động vạch áo cho người xem lưng này đă làm hội đồng quản trị của Olympus nổi giận và quyết định sa thải ông vào ngày 14/10.

5. Tội đồ số một: Jon S. Corzine
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-5-Jon_S._Corzine.jpg
Đây là kẻ đă lừa đảo các khách hàng, nhân viên của ḿnh, và bất cứ người nào vẫn c̣n tin tưởng giới tài chính Mỹ. Jon Corzine là cựu thống đốc bang New Jersey, đồng thời cũng là cựu lănh đạo của Goldman Sachs. Danh tiếng đó đă giúp ông được J. Christopher Flowers – đối tác trước đây của Goldman Sachs – mời về làm CEO cho công ty môi giới ít tên tuổi MF Global mà Flowers có 10% cổ phần.

Corzine đă từng thể hiện rất tốt khi c̣n là CEO của Goldman Sachs, tuy nhiên, sai lầm lớn nhất của ông chính là tham vọng biến MF Global thành một Goldman Sachs thu nhỏ bằng việc mua lại nhiều khoản nợ mạo hiểm của Eurozone. Hơn nữa, phần lớn số tiền đó là từ đi vay. V́ thế, khi sử dụng hết tiền mặt của công ty để trả cho các lệnh đ̣i tăng tiền đặt cọc (margin call), Corzine đă tiêu lẹm vào tiền của nhà đầu tư. Hậu quả là, khi công ty tuyên bố phá sản, số tiền bị thất thoát đă lên tới 1,2 tỷ USD.

Dù ông liên tục phủ nhận việc ḿnh phá vỡ các quy tắc trong phiên điều trần tại Nghị viện, th́ sự việc này cũng đă làm cho các khách hàng và nhân viên của MF Global thiệt hại lớn và mối quan hệ giữa Washington và phố Wall th́ ngày càng u ám.

6. Tội đồ số hai: Newt Gingrich
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-6-Newt_Gingrich.jpg
Ông chính là minh chứng hoàn hảo nhất cho cụm từ “đạo đức tài chính giả”. Năm 1999, sau khi nghỉ hưu, cựu phát ngôn viên của Hạ viện Mỹ đă thành lập hai công ty là Trung tâm cải tiến sức khỏe và The Gingrich Group, cùng một tổ chức hoạt động chính trị là American Solutions for Winning the Future. Tổng doanh thu của cả ba tổ chức này là 105 triệu USD. Theo một báo cáo của Bloomberg, trong ṿng 8 năm, Gingrich đă nhận của Freddie Mac 1,6 triệu USD để bảo vệ công ty này thoát khỏi những điều luật mới mà Nghị viện đang cân nhắc.

Dĩ nhiên, ai cũng biết Fanny Mae và Freddie Mac là những công ty được chính phủ bảo trợ, v́ thế đổ lỗi cho Fannie hay Freddie chỉ là chiến lược của Gingrich mà thôi. Khi người ta bắt đầu nhận ra Gingrich là một trong số những chính trị gia được lợi rất nhiều từ việc thân thiết với Freddie Mac, ông biện luận rằng ḿnh chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên mà thôi. Ông giải thích số tiền nhận được từ Freddie Mac “không phải chỉ trả cho ḿnh tôi, mà là cho cả tập đoàn Gingrich. Đó là khoản phí môi giới cho các nhân viên, cũng giống như bất kỳ công ty môi giới nào thôi. Đó là doanh thu của cả tập đoàn, chứ đâu phải của riêng tôi”.

7. Tội đồ số ba: Quốc hội Mỹ
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-7-Congress.jpg
Đây la cơ quan đă suưt nhấn ch́m cả nền tài chính Mỹ trong mâu thuẫn đảng phái. Năm 2011 được để lại nhiều dấu ấn không mấy tốt đẹp từ cuộc tranh luận về vấn đề nâng trần nợ công và kết thúc bằng việc Standard and Poor hạ bậc tín dụng của Mỹ đến việc thành lập một “siêu ủy ban” giảm thâm hụt cũng vô dụng không kém, và gần đây nhất là sự thất bại trong việc giảm thuế lương ngay trước Giáng sinh.

Theo một cuộc thăm ḍ ở New York Times, năm 2011 sẽ được ghi nhận là năm mà tỷ lệ người dân tin tưởng vào Nghị viện của họ rơi xuống mức thấp kỷ lục là 9%. Đi kèm với sự yếu kém của một Nghị viện không có khả năng làm những việc có lợi cho người dân là những lùm xùm xung quanh việc các nhà lập pháp đang lợi dụng chức vụ của ḿnh để trục lợi.

8. Tội đồ thứ tư: Jamie Dimon
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/01/Nguoi-hung-8-Jamie_Dimon.jpg
Ông đă nhiều lần để lộ bộ mặt thật của ḿnh trong năm 2011. Ông được coi là “CEO ngân hàng được yêu thích nhất nước Mỹ”, hay chí ít cũng là “ít bị ghét nhất”- theo cách nói của tờ The New York Times. Nhưng CEO của JPMorgan Chase – Jamie Dimon – đă để lộ bộ mặt thật của ḿnh trong năm 2011.

Tháng 6, Dimon gây ầm ĩ với Chủ tịch Fed Ben Bernanke trên một diễn đàn công cộng về việc liệu rằng những người điều tiết có đang đi quá xa trong việc khôi phục lại quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng tại Mỹ hay không. Dimon lư luận rằng: “Tôi e ngại có ai đó sẽ viết một cuốn sách trong 20 năm tới, kể lể những việc chúng tôi đă làm giữa cuộc khủng hoảng để làm chậm lại đà hồi phục”.

Trong thực tế, lo ngại lớn nhất của ông ta chính là việc tăng vốn bắt buộc, vốn được định ra để bảo vệ các ngân hàng lớn chống lại các cú sốc đă làm Bear Sterns và Lehman Brothers sụp đổ. Ông ta than thở rằng giữ quá nhiều tiền mặt sẽ gây bất lợi đến hoạt động cho vay. Tuy nhiên sau đó, chủ tịch của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang đă chỉ ra rằng, vào thời điểm ấy, các ngân hàng nhỏ hơn với mức vốn cao hơn c̣n cho vay nhiều hơn các ông lớn. Cái mà Dimon thực sự quan tâm chỉ là được rảnh tay để thu lợi nhuận mà thôi.

Cuối tháng 9, Dimon cũng liên tục bày tỏ sự giận dữ với thống đốc của Ngân hàng trung ương Canada khi cho rằng các tiêu chuẩn toàn cầu mới về tỉ lệ an toàn vốn là “chống lại nước Mỹ”. Ông ta từng tự giải oan cho ḿnh rằng: “Mọi người cứ làm như là người thành công là kẻ xấu, và bởi v́ giàu có nên họ xấu xa vậy! Tôi không thể hiểu nổi điều đó! Dĩ nhiên đôi lúc cũng có kẻ xấu thật, và tôi khinh bỉ bọn họ!”

Theo Vnexpress

danden321
01-10-2012, 23:31
tội đồ thứ 5 là chó nguyễn tấn dũng côn đồ vn