vuitoichat
01-13-2012, 13:03
Trong nhiều dịp lễ hội Việt Nam tại Đức, khán giả nước ngoài đã được chứng kiến những màn trình diễn võ thuật đặc sắc của môn phái Nam Hồng Sơn và tỏ ra rất thán phục trước những đường võ uyển chuyển, khi nhu khi cương của các võ sinh và tinh thần thượng võ của người Việt Nam.
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attac hmentid=145151&stc=1&d=1326459744
Võ sư Nguyễn Thành Luân trình diễn việc đập 10 hàng gạch tại Lễ hội văn hóa Việt Nam tháng 8/2010
Tới võ đường của anh Nguyễn Thành Luân tại quận Lichtenberg ở thủ đô Berlin, chúng tôi bất ngờ khi thấy rất đông võ sinh đang luyện tập chăm chỉ. Đặc biệt, chúng tôi rất chú ý tới hai bé gái còn nhỏ và có cơ thể rất mềm mại, dẻo dai, nhưng đường quyền, cước đã khá mạnh mẽ và dứt khoát. Đó là hai chị em cháu Bùi Phạm Gia Mận, 10 tuổi và Bùi Phạm Gia Bảo, mới có 6 tuổi. Hỏi ra mới biết, cả anh trai các cháu là Bùi Phạm Thanh Giáp, 11 tuổi cũng tham gia lớp học này. Các cháu có năng khiếu, thích học và chăm chỉ luyện tập nên tiến bộ rất nhanh, có nhiều triển vọng.
Võ sư Nguyễn Thành Luân cho biết, CLB võ thuật Nam Hồng Sơn Dynastie của anh ở Berlin hiện nay có khoảng 90 võ sinh và tại thành phố Wittenberg có thêm khoảng 30 võ sinh nữa, trong đó có khoảng 90% là người Việt, còn lại là người Đức. Võ sinh trẻ nhất hiện nay là 5 tuổi và người cao tuổi nhất khoảng 40. Đối với các võ sinh nhỏ tuổi, điều quan trọng nhất là rèn luyện để cho cơ thể có sức khỏe mạnh mẽ, cứng cáp và ép người cho dẻo. Từ 9-10 tuổi trở đi mới là lúc học võ với những đường cơ bản, những bài quyền, cước. Thông qua việc dạy võ cổ truyền, anh muốn truyền lại cho các em tinh thần thượng võ của dân tộc, lòng yêu nước và mối quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/13/167558/1326446470.0515.jpg
Võ đường của anh có quan hệ mật thiết với võ phái Nam Hồng Sơn ở Việt Nam. Võ sư Lê Quốc Trung, một trong tám võ sư hàng đầu của Hà Nội chính là sư phụ của anh và của võ đường này. Để trở lại đúng với cội nguồn của môn phái Nam Hồng Sơn, võ đường của anh đã phải trải qua những bước gian truân.
Một CLB võ thuật Việt Nam tại Berlin mang tên Nam Hồng Sơn đã được võ sư Phạm Ngọc Quân thành lập từ năm 1991. Nhưng tới năm 2001, vì lý do gia đình, võ sư Phạm Ngọc Quân đã trở về Việt Nam sinh sống. Sau sự thay đổi có tính chất quyết định này, trong CLB đã nảy sinh bất đồng về việc đâu là phong cách chính thống của môn phái Nam Hồng Sơn và hướng đi của võ đường sẽ ra sao.
Nguyễn Thành Luân và một nhóm võ sinh người Việt và Đức đã về Việt Nam để tìm hiểu đâu là phong cách chính gốc của môn phái Nam Hồng Sơn và đã tìm được võ sư nổi tiếng Lê Quốc Trung và bái ông làm sư phụ. Nhưng khi trở lại nước Đức, bất đồng lại nảy sinh, vì nhiều thành viên CLB không tán đồng với việc tôn võ sư Lê Quốc Trung làm sư phụ. Vì vậy, năm 2002, một nhóm võ sinh gồm 20 người đã tách ra và ngày 3/10/2003 thành lập một CLB võ thuật mới mang tên Nam Hồng Sơn Kung Fu nằm trong CLB Thể thao SC Eintracht Berlin và từ tháng 8/2010 đổi tên là Nam Hồng Sơn Dynastie.
Từ đó, hàng năm Nguyễn Thành Luân và các võ sinh đã học lâu năm đều về Việt Nam để học võ sư Lê Quốc Trung từ 2 tới 3 tháng và cứ hai năm một lần, võ sư Lê Quốc Trung lại sang Đức 3 tháng để dạy dỗ các học trò của mình.
Hàng năm, các võ sinh của Nam Hồng Sơn Dynastie đều tham gia vào các hội võ thuật lớn ở Berlin và Bernau. Cho tới nay, các võ sinh của Nam Hồng Sơn đã giành được khoảng 10 giải nhất và một số giải hai và ba.
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/13/167558/1326446472.7054.jpg
Trong khi đó, CLB võ thuật Nam Hồng Sơn do võ sư Phạm Ngọc Quân thành lập năm 1991 vẫn tiếp tục hoạt động do hai võ sư người Đức là bà Ute Phạm và ông Stefan Buchhorn huấn luyện. Các môn sinh trong võ đường này phần lớn lại là người Đức và cũng giành được những thành tích nhất định trong các hội võ thuật tại Đức.
Nam Hồng Sơn là môn võ do võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, còn có tên là Sáu Tộ (1895-1984) sáng lập trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam. Từ nhỏ, ông đã được học võ dân tộc của những người đã dự kỳ thi võ của triều đình Huế, sau đó ông học thêm một số môn phái võ Trung Hoa để bổ sung cho môn võ của mình. Trong suốt cuộc đời, ông đã đóng góp nhiều công sức cho việc truyền bá, giảng dạy võ dân tộc.
Trưởng nam của ông, võ sư Nguyễn Tỵ từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ. Vào năm 1954, khi 17 tuổi, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để tự vệ tại quê nhà ở làng Văn Hội, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, võ sư Nguyễn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực đàn ghita. Từ năm 1984, phong trào võ thuật ở Hà Nội được khôi phục, võ sư Nguyễn Tỵ vừa dạy đàn, vừa dạy võ. Sau khi cụ Nguyễn Nguyên Tộ mất, kế thừa di huấn của cha, võ sư chương môn Nguyễn Tỵ đã đưa Nam Hồng Sơn đến với thanh niên Hà Nội, Hà Tây, với hàng ngàn thanh niên tham gia trong đó có nhiều người nước ngoài. Tại các kỳ hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao. Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng.
Việc phong trào học võ thuật của môn phái Nam Hồng Sơn đang lan rộng ở Đức chứng tỏ sức sống mãnh liệt của trường phái võ này và tô đậm thêm một hình ảnh đẹp của người Việt Nam tại Đức, nhất là đối với thế hệ thứ hai và thứ ba: Đó là các cháu vừa học giỏi, nhiều cháu đã đạt được thành tích cao trong thể thao và các cháu đã tiếp nối và duy trì được tinh thần thượng võ của dân tộc.
Nguồn: Văn Long - Thanh Hải (P/v TTXVN tại Berlin)
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attac hmentid=145151&stc=1&d=1326459744
Võ sư Nguyễn Thành Luân trình diễn việc đập 10 hàng gạch tại Lễ hội văn hóa Việt Nam tháng 8/2010
Tới võ đường của anh Nguyễn Thành Luân tại quận Lichtenberg ở thủ đô Berlin, chúng tôi bất ngờ khi thấy rất đông võ sinh đang luyện tập chăm chỉ. Đặc biệt, chúng tôi rất chú ý tới hai bé gái còn nhỏ và có cơ thể rất mềm mại, dẻo dai, nhưng đường quyền, cước đã khá mạnh mẽ và dứt khoát. Đó là hai chị em cháu Bùi Phạm Gia Mận, 10 tuổi và Bùi Phạm Gia Bảo, mới có 6 tuổi. Hỏi ra mới biết, cả anh trai các cháu là Bùi Phạm Thanh Giáp, 11 tuổi cũng tham gia lớp học này. Các cháu có năng khiếu, thích học và chăm chỉ luyện tập nên tiến bộ rất nhanh, có nhiều triển vọng.
Võ sư Nguyễn Thành Luân cho biết, CLB võ thuật Nam Hồng Sơn Dynastie của anh ở Berlin hiện nay có khoảng 90 võ sinh và tại thành phố Wittenberg có thêm khoảng 30 võ sinh nữa, trong đó có khoảng 90% là người Việt, còn lại là người Đức. Võ sinh trẻ nhất hiện nay là 5 tuổi và người cao tuổi nhất khoảng 40. Đối với các võ sinh nhỏ tuổi, điều quan trọng nhất là rèn luyện để cho cơ thể có sức khỏe mạnh mẽ, cứng cáp và ép người cho dẻo. Từ 9-10 tuổi trở đi mới là lúc học võ với những đường cơ bản, những bài quyền, cước. Thông qua việc dạy võ cổ truyền, anh muốn truyền lại cho các em tinh thần thượng võ của dân tộc, lòng yêu nước và mối quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/13/167558/1326446470.0515.jpg
Võ đường của anh có quan hệ mật thiết với võ phái Nam Hồng Sơn ở Việt Nam. Võ sư Lê Quốc Trung, một trong tám võ sư hàng đầu của Hà Nội chính là sư phụ của anh và của võ đường này. Để trở lại đúng với cội nguồn của môn phái Nam Hồng Sơn, võ đường của anh đã phải trải qua những bước gian truân.
Một CLB võ thuật Việt Nam tại Berlin mang tên Nam Hồng Sơn đã được võ sư Phạm Ngọc Quân thành lập từ năm 1991. Nhưng tới năm 2001, vì lý do gia đình, võ sư Phạm Ngọc Quân đã trở về Việt Nam sinh sống. Sau sự thay đổi có tính chất quyết định này, trong CLB đã nảy sinh bất đồng về việc đâu là phong cách chính thống của môn phái Nam Hồng Sơn và hướng đi của võ đường sẽ ra sao.
Nguyễn Thành Luân và một nhóm võ sinh người Việt và Đức đã về Việt Nam để tìm hiểu đâu là phong cách chính gốc của môn phái Nam Hồng Sơn và đã tìm được võ sư nổi tiếng Lê Quốc Trung và bái ông làm sư phụ. Nhưng khi trở lại nước Đức, bất đồng lại nảy sinh, vì nhiều thành viên CLB không tán đồng với việc tôn võ sư Lê Quốc Trung làm sư phụ. Vì vậy, năm 2002, một nhóm võ sinh gồm 20 người đã tách ra và ngày 3/10/2003 thành lập một CLB võ thuật mới mang tên Nam Hồng Sơn Kung Fu nằm trong CLB Thể thao SC Eintracht Berlin và từ tháng 8/2010 đổi tên là Nam Hồng Sơn Dynastie.
Từ đó, hàng năm Nguyễn Thành Luân và các võ sinh đã học lâu năm đều về Việt Nam để học võ sư Lê Quốc Trung từ 2 tới 3 tháng và cứ hai năm một lần, võ sư Lê Quốc Trung lại sang Đức 3 tháng để dạy dỗ các học trò của mình.
Hàng năm, các võ sinh của Nam Hồng Sơn Dynastie đều tham gia vào các hội võ thuật lớn ở Berlin và Bernau. Cho tới nay, các võ sinh của Nam Hồng Sơn đã giành được khoảng 10 giải nhất và một số giải hai và ba.
http://news.data.vietinfo.e u//2012/01/13/167558/1326446472.7054.jpg
Trong khi đó, CLB võ thuật Nam Hồng Sơn do võ sư Phạm Ngọc Quân thành lập năm 1991 vẫn tiếp tục hoạt động do hai võ sư người Đức là bà Ute Phạm và ông Stefan Buchhorn huấn luyện. Các môn sinh trong võ đường này phần lớn lại là người Đức và cũng giành được những thành tích nhất định trong các hội võ thuật tại Đức.
Nam Hồng Sơn là môn võ do võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, còn có tên là Sáu Tộ (1895-1984) sáng lập trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam. Từ nhỏ, ông đã được học võ dân tộc của những người đã dự kỳ thi võ của triều đình Huế, sau đó ông học thêm một số môn phái võ Trung Hoa để bổ sung cho môn võ của mình. Trong suốt cuộc đời, ông đã đóng góp nhiều công sức cho việc truyền bá, giảng dạy võ dân tộc.
Trưởng nam của ông, võ sư Nguyễn Tỵ từ năm lên 9 tuổi đã được cha truyền dạy võ. Vào năm 1954, khi 17 tuổi, ông đã dạy lớp võ đầu tiên để tự vệ tại quê nhà ở làng Văn Hội, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, võ sư Nguyễn Tỵ phải gác võ thuật sang một bên và bước sang lĩnh vực đàn ghita. Từ năm 1984, phong trào võ thuật ở Hà Nội được khôi phục, võ sư Nguyễn Tỵ vừa dạy đàn, vừa dạy võ. Sau khi cụ Nguyễn Nguyên Tộ mất, kế thừa di huấn của cha, võ sư chương môn Nguyễn Tỵ đã đưa Nam Hồng Sơn đến với thanh niên Hà Nội, Hà Tây, với hàng ngàn thanh niên tham gia trong đó có nhiều người nước ngoài. Tại các kỳ hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao. Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng.
Việc phong trào học võ thuật của môn phái Nam Hồng Sơn đang lan rộng ở Đức chứng tỏ sức sống mãnh liệt của trường phái võ này và tô đậm thêm một hình ảnh đẹp của người Việt Nam tại Đức, nhất là đối với thế hệ thứ hai và thứ ba: Đó là các cháu vừa học giỏi, nhiều cháu đã đạt được thành tích cao trong thể thao và các cháu đã tiếp nối và duy trì được tinh thần thượng võ của dân tộc.
Nguồn: Văn Long - Thanh Hải (P/v TTXVN tại Berlin)