vuitoichat
01-16-2012, 20:53
(Phunutoday) - Họ từng là chị em hàng xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau. Nhưng biến cố cuộc đời ập đến khi hay tin, trong lúc vợ anh này mải đi buôn bán thịt lợn kiếm thêm đồng tiền, chồng cô kia thì mải làm công trình xa, hai anh chị ở nhà đã lén lút qua lại. Một bữa, bà hàng thịt tỉ tê với anh chồng của bồ mình, hai người bày ra một trận đánh ghen để dằn mặt, nào ngờ lỡ tay làm mất mạng người chị em xóm giềng xấu số. Ghen tuông làm người đàn bà không chỉ mất nghĩa láng giềng, bầy con mất mẹ mà tiếng dơ thì muôn đời…
Hàng xóm và nỗi ghen tuông nghẹn lời
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images616193_ba_hang _thit_siet_co_hang_x om_den_chet_vi_ghen_ phunutoday.vn_443.jp g
Chỉ vì ghen tuông mà 2 gia đình tan nát, con trẻ bơ vơ khiến cho ai chứng kiến cũng không cầm lòng được. (Ảnh minh họa)
Hai chị em hàng xóm thân thiết có tên là Trần Thị Mỹ (tên của nhân vật đã thay đổi), 41 tuổi và Lê Kiều Phương, 35 tuổi. Chị Mỹ lấy chồng từ năm 19 tuổi, chồng chị là anh Nguyễn Tuấn Trình, làm nghề kỹ sư xây dựng nên nay đây mai đó.
Kết hôn với nhau được 6 năm thì anh chị có với nhau đến 4 mặt con. Cuộc sống đông con, chật chội, túng bấn nên anh chị được bố mẹ cho dọn ra ở riêng sau một quả đồi vốn là trang trại cũ của gia đình, ở dưới chân núi Tượng Sơn.
Tại đây, họ cùng chung vách và là láng giềng duy nhất với gia đình chị Lê Kiều Phương và anh Nguyễn Văn Lâm, hai người làm nông chân chất thật thà, cũng bởi đông con (3 đứa), thiếu cái ăn nên ra riêng lập trang trại. Núi Tượng Sơn nằm gần như biệt lập với hàng xóm nên hai gia đình nhanh chóng kết giao thân thiết.
7 đứa con của hai gia đình, đứa lớn nhất cũng chỉ mới 12 tuổi đầu, còn đứa bé chưa đến 6 tháng tuổi nên ngày ngày, lúc bố mẹ chúng đi vắng thì trẻ hai nhà hòa làm một, chơi với nhau không biết chán. Cũng do tính chất công việc, anh Nguyễn Tuấn Trình phải nay đây mai đó theo các công trình đang thi công, có khi đi cả tháng, việc nhà cửa con cái đều một tay trông cả vào chị vợ Trần Thị Mỹ.
Trong khi đó, nhà hàng xóm, ngoài việc trông vào mấy sào ruộng khoán, để cải thiện cuộc sống tù túng, chị Phương đã giao hẳn việc đồng áng cho chồng, còn mình thì ra chợ ở mãi thành phố Hà Tĩnh tìm mua lại một gian hàng, kinh doanh thêm nghề bán thịt lợn.
Mỗi sáng, chị trở dậy từ sớm để đến lò mổ mang thịt ra chợ bán, đến tối mịt mới tất tả đạp xe trở về. Tuy vất vả nhưng có đồng ra đồng vào nên cả nhà ai cũng hoan hỉ, nhìn chồng con có thêm cái ăn, cái mặc, chị cũng thấy ấm lòng, gạt đi những giọt mồ hôi nhọc nhằn cặm cụi mưu sinh.
Những tưởng, cuộc sống cứ thế êm ả trôi đi. Nhưng sự đời nhiều khi lại oái ăm không kể xiết. Lúc đói cơm, thiếu mặc thì người ta trân trọng, nâng niu những điều mình đang có, đến lúc có chút của ăn của để lại sinh ra hư tính, nghi ngờ, hết tin tưởng nhau.
Chuyện nhà của hai gia đình hàng xóm dưới chân núi Tượng Sơn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chuyển sang nghề buôn bán thịt lợn ngoài chợ được một thời gian, chị Phương không biết có phải được tiêm nhiễm những chao chát chỏng lỏn của các bà hàng chợ hay không mà từ đấy thay đổi tính nết.
Hễ ra đường là thôi chứ đặt chân về nhà là chị này lại hay xét nét, bóng gió xa xôi. Ban đầu là từ chuyện nhà mình, nào là lũ con ăn hại, rồi đến ông chồng vô tích sự, sau đó chuyển hướng sang nhà hàng xóm kế bên. Mà nguy hại là ở chỗ, chị này lại nhìn vợ ông hàng xóm ngày càng mơn mởn rồi bất giác ngó lại chồng mình mà… giật thót mình!
Cả quả đồi chỉ có hai ngôi nhà, một người đàn bà chồng đi biền biệt còn một người đàn ông vợ tối tăm mặt mày, kiểu gì mà chả lửa lâu ngày gần rơm? Với lập luận đơn giản đó, bỗng dưng chị ta nổi cơn ghen tam bành.
Dĩ nhiên, chị ta cũng chỉ bóng gió chứ chưa lần nào bắt được quả tang chồng mình với ả hàng xóm tòm tem với nhau. Nhưng chính điều đó càng làm cho chị bức xúc, 1 nghi 10 ngờ mà chẳng biết giãi bày cùng ai.
Có nhiều hôm đang giữa buổi, nóng ruột bỏ cả hàng thịt lại đấy chạy ào về định bụng sẽ bắt quả tang đôi nhân tình đang hú hí. Nhưng về đến nhà, thấy chồng đang lúi húi ngoài ruộng, chị lại càng sôi máu.
Hậu quả đau lòng của trận đánh ghen quá đà
Cuối cùng thì người đàn bà cả ghen này cũng tìm được đồng minh. Ấy là một lần thấy anh Trình, chồng của chị Mỹ về phép thì chị ta mừng như bắt được vàng, quyết định tố việc vợ anh này dám ở nhà tòm tem với chồng mình trong lúc họ cùng vắng nhà.
Lẽ dĩ nhiên, anh Trình tin ngay, trở về nhà tra khảo vợ, đánh đập tàn nhẫn nhưng chị Mỹ vẫn không nhận. Anh hàng xóm kế bên cũng vậy, khiến cho anh Trình cảm thấy bị cắm sừng bẽ mặt. Cho đến một ngày, anh Lâm chồng chị Phương bị ốm nặng phải nhập viện điều trị thì cái đuôi ngoại tình của cặp đôi này mới lòi ra và đó cũng là khởi nguồn cho tấn bi kịch xót lòng sau này.
Chả là, thấy anh hàng xóm ốm đau quặt quẹo nằm cô đơn trong bệnh viện, vợ bỏ mặc con không thăm nuôi nên chị Mỹ hàng xóm thương tình cắt cho mấy chén thuốc tẩm bổ nhờ người mang vào.
Cái dại của người đàn mà quanh năm chỉ biết ruộng vườn này là đã ăn vụng lại không biết chùi mép, nên khi gửi thuốc bổ cho nhân tình, sẵn thấy tờ giấy hướng dẫn cách sử dụng, chị ta lại tiện tay ghi luôn mấy lời yêu thương vào đấy.
Tan chợ, vợ anh Lâm vào đưa cháo cho chồng, thấy gói thuốc lạ thì mở ra xem, đọc qua những lời nghệch ngoạc, biết ngay là của nhân tình gửi cho chồng. Chứng cứ rành rành, chị ta lại một lần nữa làm òm sòm xóm nhỏ. Bài ca cũ lại được kể lại cho anh Trình dịp về phép, và trận đòn chí tử lại đổ xuống người đàn bà lúc này đã chắc chắn là “lẳng lơ”.
Về phần chị Mỹ, mặc dù tang chứng vật chứng rành rành và bị đòn nhừ tử nhưng cũng chẳng phải vừa, nên quyết không im lặng chịu đựng nữa. Nhân lúc khi chồng về lại đơn vị công tác, một lần ra ngõ gặp hàng xóm đi bán thịt lợn, chị ta chặn đường đe dọa:
“Chuyện tao với chồng mày chưa đến đâu cả, nhưng mày đem chuyện xúi giục để chồng tao đánh đòn nhừ tử, tao sẽ không tha thứ cho mày đâu!”. Chuyện những tưởng chỉ có vậy nhưng với chị Phương thì ấm ức lắm, vừa mang tiếng bị cướp mất chồng, vừa bị đe dọa nên quyết tâm đánh dằn mặt ả hàng xóm thiếu đoan chính này.
Phương lập tức gọi điện báo cho anh Trình chuyện lá thư đằm thắm trong thang thuốc bắc và được anh Trình cho phép đánh chị Mỹ để chừa cái thói lăng nhăng., một buổi chiều cuối năm, khi đi chợ về gần ngang nhà, thấy chị Mỹ đang nhổ cỏ ngoài đồng, chị Phương chẳng nói chẳng rằng, dựng xe bên đường rồi lao xuống đám ruộng nơi chị hàng xóm đang đứng.
Một cuộc đánh ghen ầm trời xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, lúc này chồng chị Phương là anh Lâm cũng kịp thời có mặt nhưng chẳng biết làm cách nào, một bên là vợ, một bên là “bồ”, chỉ biết đứng nhìn như trời trồng.
Trong lúc ấy, ở dưới ruộng, cuộc đánh ghen đã đến hồi gay cấn. Sau vài ba câu tổng sỉ vả nhau, hai người đàn bà lao vào nhau cấu xé, lột áo lột quần vứt vương vãi dưới ruộng lúa. Vốn là người đàn bà có sức vóc nên chị Phương khỏe hơn hẳn, sau khi túm tóc đối phương xoay mấy vòng, chị này đáo để áp sát bóp cổ rồi ấn đầu chị hàng xóm xuống giữa ruộng nước.
Mấy bà mấy chị bón phân đạm gần đấy thấy nguy chạy đến nhưng cũng không giải cứu được, cứ chạy loanh quanh kêu làng nước trong sợ hãi.
Chỉ đến lúc thấy nhân tình vật vã giữa ruộng, trong khi cổ vẫn bị bóp chặt và chân tay đập loạng quạng thì anh Lâm chồng chị bán thịt mới đánh liều nhảy vào, đá cho vợ mình mấy cái đau điếng thì chị này mới chịu buông tay, nhưng chị kia cũng ngã vật luôn xuống ruộng, mắt trợn trừng.
Tệ hại hơn là chị Mỹ đã tắt thở ngay sau đó, khi mọi người còn chưa kịp đưa đi cấp cứu. Trong lúc chị Phương bị công an bắt giải lên đồn thì ở nhà, người nhà chị Mỹ cũng đưa xác chị này đặt trước cổng để “bắt vạ”.
Nghĩa tình làng xóm đến nước này thì thôi không nói làm gì nữa, nhưng nhìn vào cảnh 4 đứa con bị mất mẹ và 3 đứa trẻ mẹ bị bắt đi ôm nhau khóc khản cả cổ mà không ai cầm được nước mắt. Hai gia đình, chồng thì mất vợ, con cái mất mẹ khiến cho ai chứng kiến cũng thấy đau lòng.
Chuyện xảy ra cũng đã xảy ra, chỉ khi biết hậu quả người ta mới thấy ân hận thì đã muộn. Cái kết đắng không ai mong muốn cũng đã đến như quy luật tất yếu, đó là với cái án 9 năm tù, trong lúc Lê Kiều Phương đang phải trả án tại trại giam Đồng Sơn (Quảng Bình) thì cùng lúc phải đón nhận hai nỗi đau, lá đơn ly dị của chồng và tin chồng cưới vợ mới, các con có dì ghẻ.
Trong lúc ấy, nhà hàng xóm cũng lặng lẽ chuyển đi nơi khác sinh sống, nghe đâu anh Lâm cũng đã lấy vợ khác để chăm con. Hiện gia đình anh đã chuyển vào Đắk Lắk sinh sống, hy vọng đi xa để những mong quên đi một quá khứ buồn.
* Tĩnh Nhi
Hàng xóm và nỗi ghen tuông nghẹn lời
http://phunutoday.vn/dataimages/201201/original/images616193_ba_hang _thit_siet_co_hang_x om_den_chet_vi_ghen_ phunutoday.vn_443.jp g
Chỉ vì ghen tuông mà 2 gia đình tan nát, con trẻ bơ vơ khiến cho ai chứng kiến cũng không cầm lòng được. (Ảnh minh họa)
Hai chị em hàng xóm thân thiết có tên là Trần Thị Mỹ (tên của nhân vật đã thay đổi), 41 tuổi và Lê Kiều Phương, 35 tuổi. Chị Mỹ lấy chồng từ năm 19 tuổi, chồng chị là anh Nguyễn Tuấn Trình, làm nghề kỹ sư xây dựng nên nay đây mai đó.
Kết hôn với nhau được 6 năm thì anh chị có với nhau đến 4 mặt con. Cuộc sống đông con, chật chội, túng bấn nên anh chị được bố mẹ cho dọn ra ở riêng sau một quả đồi vốn là trang trại cũ của gia đình, ở dưới chân núi Tượng Sơn.
Tại đây, họ cùng chung vách và là láng giềng duy nhất với gia đình chị Lê Kiều Phương và anh Nguyễn Văn Lâm, hai người làm nông chân chất thật thà, cũng bởi đông con (3 đứa), thiếu cái ăn nên ra riêng lập trang trại. Núi Tượng Sơn nằm gần như biệt lập với hàng xóm nên hai gia đình nhanh chóng kết giao thân thiết.
7 đứa con của hai gia đình, đứa lớn nhất cũng chỉ mới 12 tuổi đầu, còn đứa bé chưa đến 6 tháng tuổi nên ngày ngày, lúc bố mẹ chúng đi vắng thì trẻ hai nhà hòa làm một, chơi với nhau không biết chán. Cũng do tính chất công việc, anh Nguyễn Tuấn Trình phải nay đây mai đó theo các công trình đang thi công, có khi đi cả tháng, việc nhà cửa con cái đều một tay trông cả vào chị vợ Trần Thị Mỹ.
Trong khi đó, nhà hàng xóm, ngoài việc trông vào mấy sào ruộng khoán, để cải thiện cuộc sống tù túng, chị Phương đã giao hẳn việc đồng áng cho chồng, còn mình thì ra chợ ở mãi thành phố Hà Tĩnh tìm mua lại một gian hàng, kinh doanh thêm nghề bán thịt lợn.
Mỗi sáng, chị trở dậy từ sớm để đến lò mổ mang thịt ra chợ bán, đến tối mịt mới tất tả đạp xe trở về. Tuy vất vả nhưng có đồng ra đồng vào nên cả nhà ai cũng hoan hỉ, nhìn chồng con có thêm cái ăn, cái mặc, chị cũng thấy ấm lòng, gạt đi những giọt mồ hôi nhọc nhằn cặm cụi mưu sinh.
Những tưởng, cuộc sống cứ thế êm ả trôi đi. Nhưng sự đời nhiều khi lại oái ăm không kể xiết. Lúc đói cơm, thiếu mặc thì người ta trân trọng, nâng niu những điều mình đang có, đến lúc có chút của ăn của để lại sinh ra hư tính, nghi ngờ, hết tin tưởng nhau.
Chuyện nhà của hai gia đình hàng xóm dưới chân núi Tượng Sơn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chuyển sang nghề buôn bán thịt lợn ngoài chợ được một thời gian, chị Phương không biết có phải được tiêm nhiễm những chao chát chỏng lỏn của các bà hàng chợ hay không mà từ đấy thay đổi tính nết.
Hễ ra đường là thôi chứ đặt chân về nhà là chị này lại hay xét nét, bóng gió xa xôi. Ban đầu là từ chuyện nhà mình, nào là lũ con ăn hại, rồi đến ông chồng vô tích sự, sau đó chuyển hướng sang nhà hàng xóm kế bên. Mà nguy hại là ở chỗ, chị này lại nhìn vợ ông hàng xóm ngày càng mơn mởn rồi bất giác ngó lại chồng mình mà… giật thót mình!
Cả quả đồi chỉ có hai ngôi nhà, một người đàn bà chồng đi biền biệt còn một người đàn ông vợ tối tăm mặt mày, kiểu gì mà chả lửa lâu ngày gần rơm? Với lập luận đơn giản đó, bỗng dưng chị ta nổi cơn ghen tam bành.
Dĩ nhiên, chị ta cũng chỉ bóng gió chứ chưa lần nào bắt được quả tang chồng mình với ả hàng xóm tòm tem với nhau. Nhưng chính điều đó càng làm cho chị bức xúc, 1 nghi 10 ngờ mà chẳng biết giãi bày cùng ai.
Có nhiều hôm đang giữa buổi, nóng ruột bỏ cả hàng thịt lại đấy chạy ào về định bụng sẽ bắt quả tang đôi nhân tình đang hú hí. Nhưng về đến nhà, thấy chồng đang lúi húi ngoài ruộng, chị lại càng sôi máu.
Hậu quả đau lòng của trận đánh ghen quá đà
Cuối cùng thì người đàn bà cả ghen này cũng tìm được đồng minh. Ấy là một lần thấy anh Trình, chồng của chị Mỹ về phép thì chị ta mừng như bắt được vàng, quyết định tố việc vợ anh này dám ở nhà tòm tem với chồng mình trong lúc họ cùng vắng nhà.
Lẽ dĩ nhiên, anh Trình tin ngay, trở về nhà tra khảo vợ, đánh đập tàn nhẫn nhưng chị Mỹ vẫn không nhận. Anh hàng xóm kế bên cũng vậy, khiến cho anh Trình cảm thấy bị cắm sừng bẽ mặt. Cho đến một ngày, anh Lâm chồng chị Phương bị ốm nặng phải nhập viện điều trị thì cái đuôi ngoại tình của cặp đôi này mới lòi ra và đó cũng là khởi nguồn cho tấn bi kịch xót lòng sau này.
Chả là, thấy anh hàng xóm ốm đau quặt quẹo nằm cô đơn trong bệnh viện, vợ bỏ mặc con không thăm nuôi nên chị Mỹ hàng xóm thương tình cắt cho mấy chén thuốc tẩm bổ nhờ người mang vào.
Cái dại của người đàn mà quanh năm chỉ biết ruộng vườn này là đã ăn vụng lại không biết chùi mép, nên khi gửi thuốc bổ cho nhân tình, sẵn thấy tờ giấy hướng dẫn cách sử dụng, chị ta lại tiện tay ghi luôn mấy lời yêu thương vào đấy.
Tan chợ, vợ anh Lâm vào đưa cháo cho chồng, thấy gói thuốc lạ thì mở ra xem, đọc qua những lời nghệch ngoạc, biết ngay là của nhân tình gửi cho chồng. Chứng cứ rành rành, chị ta lại một lần nữa làm òm sòm xóm nhỏ. Bài ca cũ lại được kể lại cho anh Trình dịp về phép, và trận đòn chí tử lại đổ xuống người đàn bà lúc này đã chắc chắn là “lẳng lơ”.
Về phần chị Mỹ, mặc dù tang chứng vật chứng rành rành và bị đòn nhừ tử nhưng cũng chẳng phải vừa, nên quyết không im lặng chịu đựng nữa. Nhân lúc khi chồng về lại đơn vị công tác, một lần ra ngõ gặp hàng xóm đi bán thịt lợn, chị ta chặn đường đe dọa:
“Chuyện tao với chồng mày chưa đến đâu cả, nhưng mày đem chuyện xúi giục để chồng tao đánh đòn nhừ tử, tao sẽ không tha thứ cho mày đâu!”. Chuyện những tưởng chỉ có vậy nhưng với chị Phương thì ấm ức lắm, vừa mang tiếng bị cướp mất chồng, vừa bị đe dọa nên quyết tâm đánh dằn mặt ả hàng xóm thiếu đoan chính này.
Phương lập tức gọi điện báo cho anh Trình chuyện lá thư đằm thắm trong thang thuốc bắc và được anh Trình cho phép đánh chị Mỹ để chừa cái thói lăng nhăng., một buổi chiều cuối năm, khi đi chợ về gần ngang nhà, thấy chị Mỹ đang nhổ cỏ ngoài đồng, chị Phương chẳng nói chẳng rằng, dựng xe bên đường rồi lao xuống đám ruộng nơi chị hàng xóm đang đứng.
Một cuộc đánh ghen ầm trời xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, lúc này chồng chị Phương là anh Lâm cũng kịp thời có mặt nhưng chẳng biết làm cách nào, một bên là vợ, một bên là “bồ”, chỉ biết đứng nhìn như trời trồng.
Trong lúc ấy, ở dưới ruộng, cuộc đánh ghen đã đến hồi gay cấn. Sau vài ba câu tổng sỉ vả nhau, hai người đàn bà lao vào nhau cấu xé, lột áo lột quần vứt vương vãi dưới ruộng lúa. Vốn là người đàn bà có sức vóc nên chị Phương khỏe hơn hẳn, sau khi túm tóc đối phương xoay mấy vòng, chị này đáo để áp sát bóp cổ rồi ấn đầu chị hàng xóm xuống giữa ruộng nước.
Mấy bà mấy chị bón phân đạm gần đấy thấy nguy chạy đến nhưng cũng không giải cứu được, cứ chạy loanh quanh kêu làng nước trong sợ hãi.
Chỉ đến lúc thấy nhân tình vật vã giữa ruộng, trong khi cổ vẫn bị bóp chặt và chân tay đập loạng quạng thì anh Lâm chồng chị bán thịt mới đánh liều nhảy vào, đá cho vợ mình mấy cái đau điếng thì chị này mới chịu buông tay, nhưng chị kia cũng ngã vật luôn xuống ruộng, mắt trợn trừng.
Tệ hại hơn là chị Mỹ đã tắt thở ngay sau đó, khi mọi người còn chưa kịp đưa đi cấp cứu. Trong lúc chị Phương bị công an bắt giải lên đồn thì ở nhà, người nhà chị Mỹ cũng đưa xác chị này đặt trước cổng để “bắt vạ”.
Nghĩa tình làng xóm đến nước này thì thôi không nói làm gì nữa, nhưng nhìn vào cảnh 4 đứa con bị mất mẹ và 3 đứa trẻ mẹ bị bắt đi ôm nhau khóc khản cả cổ mà không ai cầm được nước mắt. Hai gia đình, chồng thì mất vợ, con cái mất mẹ khiến cho ai chứng kiến cũng thấy đau lòng.
Chuyện xảy ra cũng đã xảy ra, chỉ khi biết hậu quả người ta mới thấy ân hận thì đã muộn. Cái kết đắng không ai mong muốn cũng đã đến như quy luật tất yếu, đó là với cái án 9 năm tù, trong lúc Lê Kiều Phương đang phải trả án tại trại giam Đồng Sơn (Quảng Bình) thì cùng lúc phải đón nhận hai nỗi đau, lá đơn ly dị của chồng và tin chồng cưới vợ mới, các con có dì ghẻ.
Trong lúc ấy, nhà hàng xóm cũng lặng lẽ chuyển đi nơi khác sinh sống, nghe đâu anh Lâm cũng đã lấy vợ khác để chăm con. Hiện gia đình anh đã chuyển vào Đắk Lắk sinh sống, hy vọng đi xa để những mong quên đi một quá khứ buồn.
* Tĩnh Nhi