PDA

View Full Version : Con dại cái mang: thương con, mẹ vào ṿng lao lư


johnnydan9
01-22-2012, 14:00
Trong những ngày đầu tiên của năm 2012, TAND tỉnh Hậu Giang đă đưa ra xét xử một vụ án khá đặc biệt. Trước vành móng ngựa có 4 bị cáo th́ 3 người là mẹ con, anh em ruột.

Chỉ v́ một chuyện không đâu, không liên quan đến ḿnh, các bị cáo đă dễ dàng tước đoạt sinh mạng người khác, kéo theo đó là sự phạm tội của cả người mẹ. Nguoiduatin.vn xin đăng tải bài viết của tác giả Sông Hậu (báo Người Lao Động) về câu chuyện đau ḷng chốn pháp đ́nh.
Sáng 20/3/2008, bà N.T.S (SN 1966, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) tranh thủ đi chợ sớm. Hai con trai của bà là N.V.K (SN 1989) và N.V.L (SN 1991) vác cuốc đi đào đất ngoài ruộng. Khoảng 9h cùng ngày, khi hai anh em đang h́ hục làm, L.V.G (SN 1993, ở thị trấn Ngă Sáu, đang là học sinh lớp 9) hớt hải chạy đến t́m.
“Hồi năy, em cùng với Đ. (N.M.Đ, em con d́ ruột của anh em K.- PV) và nhóm bạn học chung lớp đang ngồi trước cổng trường uống nước, có hai thằng xông vào quán dùng ly uống cà phê đánh vào đầu thằng Đ. Em vừa đưa nó về cho người nhà đưa đi khâu vết thương’’ - G. vừa lau mồ hôi vừa hổn hển kể. Nghe vậy, L. bỗng thấy tức giận, hỏi: “Mày có biết bọn nào đánh nó không?”. G. nói không biết tên nhưng nhớ mặt đồng thời rủ anh em K. cùng đi đánh “dằn mặt”.


Khoảng 11h30 cùng ngày, học sinh tan học ùa ra đường rất đông, trong đó có P.T.V (học sinh lớp 10). Thấy V. đang đứng, K. và G. chạy đến đánh vào người V. nhiều cái mà không cần nói một lời. L. cũng nhặt vội một cục đá dưới đường đánh mạnh vào đầu của V. Yếu thế, V. bỏ chạy nhưng G. và L. tiếp tục đuổi theo đánh cho đến khi V. bất tỉnh rồi lên xe bỏ đi. V. được đưa đi cấp cứu nhưng đă tử vong trước khi đến bệnh viện do chấn thương sọ năo.
K. và G. bị bắt ngay trong ngày, riêng L. bỏ trốn nên cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Hậu Giang) ra lệnh truy nă. Trong thời gian L. lẩn trốn, CQĐT liên tục đến vận động, thuyết phục gia đ́nh kêu gọi L. ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, dù biết rơ nơi con ḿnh lẩn trốn và L. cũng đă nhiều lần về thăm gia đ́nh nhưng bà S. vẫn cố t́nh che giấu, không dẫn con trai ra đầu thú.
http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/canhkien/nam2012/t1/t105/nguoiduatin-toaan.jpg
H́nh minh họa
Đến ngày 3/6/2011, L. bị các trinh sát ập vào bắt giữ ngay tại khu vườn phía sau nhà ḿnh. Bà S. bị khởi tố về tội che giấu tội phạm nhưng được cho tại ngoại điều tra.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về lư do không dẫn con ra đầu thú, cũng không tŕnh báo chính quyền địa phương dù biết L. phạm tội ác, bà S. nói: “Vợ chồng tôi chỉ có hai đứa con, đứa lớn đă bị bắt, c̣n đứa nhỏ tôi sợ nó chịu không nổi cảnh tù tội nên mới che giấu nó. Nhiều lần thấy con cứ phải trốn chui trốn lủi, sống thiếu thốn khổ sở, tôi cũng dằn vặt, đau ḷng lắm, định bụng khuyên con ra đầu thú để nhận được khoan hồng cho xong. Nhưng nghĩ đến cảnh con bị c̣ng tay đưa đi, bị bắt giam, tôi lại không đành ḷng.



V́ vậy, dù rất khó khăn, tôi cũng đă cố gắng chạy vạy để cùng gia đ́nh G. bồi thường toàn bộ số tiền mai táng cho gia đ́nh người bị hại (45 triệu đồng)… Nhưng bây giờ tôi biết ḿnh đă sai rồi…”. Nói đến đây, nước mắt chảy dài trên gương mặt nhăn nheo của người phụ nữ lam lũ.
Về phần bị cáo G., khi được ṭa hỏi có chứng cứ ǵ chứng minh V. kêu người đánh Đ. không, G. cúi mặt lí nhí: “Dạ không. Bị cáo chỉ đoán vậy thôi v́ nhóm bạn học của bị cáo với nhóm V. trước đó cũng có xảy ra xích mích, mâu thuẫn với nhau…”.
HĐXX nhận định giữa các bị cáo với người bị hại không hề có mâu thuẫn, xích mích nhưng chỉ v́ việc Đ. bị đánh, các bị cáo đă tước đoạt mạng sống của người bị hại ngay trước cổng trường, trước sự chứng kiến của rất nhiều người. Hành vi phạm tội đó mang tính chất côn đồ, hung hăn, cần phải nghiêm trị.



Tuy nhiên, HĐXX cũng xem xét đến thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của các bị cáo; gia đ́nh bồi thường một phần thiệt hại; khi phạm tội L. và G. là người chưa thành niên… HĐXX đă tuyên phạt L. 12 năm tù, G. 7 năm và K. 5 năm cùng về tội giết người. Riêng bà S. bị phạt 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm.
Được tự do ra về nhưng bà S. không thể cất bước rời pḥng xử án. Sẽ c̣n rất lâu hai đứa con của bà mới được đoàn tụ cùng gia đ́nh. “Nhưng mà như vậy cũng c̣n tốt hơn nhiều so với việc nó cứ phải trốn chui trốn lủi trong nhục nhă, sợ sệt”- bà S. thở dài nói.
TK