vuitoichat
01-24-2012, 10:00
Tuan là một thợ hàn người Việt đã ở Séc được hơn 3 năm. Năm ngoái, khi cần gia hạn thị thực, do không rành tiếng Séc anh đã phải nhờ tới dịch vụ. Mọi chuyện không kết thúc ở đó.
“Đó là một thực tế khá phổ biến, người nước ngoài khi cần làm giấy tờ họ thường thuê những người làm dịch vụ, thậm chí có cả công ty chuyên kinh doanh về mảng này,” luật sư của Tuan, Štěpánka Míková cho biết. Sau khi việc gia hạn hoàn tất, Tuan trả tiền cho dịch vụ và mọi chuyện dường như là đã xong xuôi. Nhưng ngay sau đó, Tuan phát hiện ra người dịch vụ của mình đã ký một số hợp đồng thuê bao điện thoại với tổng đài dưới tên của mình với chữ ký giả.
Sau đó, tổng đài đã gửi thư nhắc nhở, nhưng Tuan không trả lời vì nghĩ rằng đó là sự nhầm lẫn. Anh chưa bao giờ ký hợp đồng với một tổng đài nào cả. Cuối cùng, Tuan nhận được thư của bên siết nợ, yêu cầu Tuan phải trả 150 nghìn korun. Lúc này, Tuan mới bắt đầu lên tiếng. “Do không biết tiếng Séc nên họ thường bỏ qua những thư từ nhắc nhở,” bà Míková giải thích.
Nếu như người bị hại có những phản ứng kịp thời, báo ngay cảnh sát về trường hợp bị lừa đảo để các nhà chuyên môn có thế chứng minh chữ ký là giả, thì cơ hội khắc phục là tương đối cao. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, những người nước ngoài này thường bị khoá tài khoản hoặc tịch thu tài sản.
Lừa đảo hợp đồng thuê bao điện thoại không phải là trường hợp duy nhất mà những người làm dịch vụ lợi dụng người Việt. “Tôi bảo vệ cho các khách hàng trong trường hợp họ bị những người làm dịch vụ lợi dụng để lừa mua ô tô trả góp. Họ sử dụng xe này một thời gian rồi bỏ ở đâu đó trên đường,” một luật sư giấu tên cho biết. Ông này cũng đại diện cho những người Việt Nam bị siết nợ. Kịch bản này cũng giống như của Tuan, ban đầu không có chuyện gì xảy ra cho tới khi bên siết nợ xuất hiện.
Ngọc Minh – vietinfo.eu
Lidovky.cz
“Đó là một thực tế khá phổ biến, người nước ngoài khi cần làm giấy tờ họ thường thuê những người làm dịch vụ, thậm chí có cả công ty chuyên kinh doanh về mảng này,” luật sư của Tuan, Štěpánka Míková cho biết. Sau khi việc gia hạn hoàn tất, Tuan trả tiền cho dịch vụ và mọi chuyện dường như là đã xong xuôi. Nhưng ngay sau đó, Tuan phát hiện ra người dịch vụ của mình đã ký một số hợp đồng thuê bao điện thoại với tổng đài dưới tên của mình với chữ ký giả.
Sau đó, tổng đài đã gửi thư nhắc nhở, nhưng Tuan không trả lời vì nghĩ rằng đó là sự nhầm lẫn. Anh chưa bao giờ ký hợp đồng với một tổng đài nào cả. Cuối cùng, Tuan nhận được thư của bên siết nợ, yêu cầu Tuan phải trả 150 nghìn korun. Lúc này, Tuan mới bắt đầu lên tiếng. “Do không biết tiếng Séc nên họ thường bỏ qua những thư từ nhắc nhở,” bà Míková giải thích.
Nếu như người bị hại có những phản ứng kịp thời, báo ngay cảnh sát về trường hợp bị lừa đảo để các nhà chuyên môn có thế chứng minh chữ ký là giả, thì cơ hội khắc phục là tương đối cao. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, những người nước ngoài này thường bị khoá tài khoản hoặc tịch thu tài sản.
Lừa đảo hợp đồng thuê bao điện thoại không phải là trường hợp duy nhất mà những người làm dịch vụ lợi dụng người Việt. “Tôi bảo vệ cho các khách hàng trong trường hợp họ bị những người làm dịch vụ lợi dụng để lừa mua ô tô trả góp. Họ sử dụng xe này một thời gian rồi bỏ ở đâu đó trên đường,” một luật sư giấu tên cho biết. Ông này cũng đại diện cho những người Việt Nam bị siết nợ. Kịch bản này cũng giống như của Tuan, ban đầu không có chuyện gì xảy ra cho tới khi bên siết nợ xuất hiện.
Ngọc Minh – vietinfo.eu
Lidovky.cz