PDA

View Full Version : Kinh tế Trung Quốc c̣n lâu mới sụp đổ?


Hanna
01-24-2012, 21:44
Tốc độ tăng trưởng GDP chậm chạm, nợ công ngày càng ph́nh ra và tỷ lệ lạm phát cao ngất ngưởng trong một thời gian dài là những cơ sở để hàng loạt dự đoán nền kinh tế Trung Quốc chẳng mấy chốc nữa mà sụp đổ nổi lên mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Rộ lên hàng loạt tin đồn nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ

Những dự đoán nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ sớm sụp đổ rộ lên mạnh mẽ trong thời gian qua xuất phát từ những vết nứt đang ngày càng mở rộng bởi sự tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế Trung Quốc.

Vết nứt đầu tiên bắt nguồn từ thị trường chứng khoán. Chỉ số Hang Seng, theo dơi cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn của Đại lục được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong năm nay sụt giảm tới 26% và trở thành chỉ số xấu nhất trên thị trường chứng khoán châu Á.

Năm nay, chỉ số Hang Seng theo dơi cổ phiểu của các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tại Hong Kong sụt giảm tới 26%. Ảnh minh họa: LATimes.

Trong khi đó, các hoạt động bán khống kiếm lời dựa trên việc đánh cược chứng khoán rớt giá đang diễn ra lan tràn trong giới thương gia Trung Quốc đến nỗi các chuyên gia phân tích của Ngân hàng Pháp Societe Generale phải thốt lên rằng Trung Quốc là nơi diễn ra hoạt động bán khống nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Chẳng hạn, gần 1/3 cổ phiếu của China Overseas Land & Investment Ltd, công ty bất động sản Trung Quốc có giá trị vốn hoá lớn nhất tại thị trường Hong Kong bị bán khống trong tháng 8 và tháng 9 năm nay.

Thực tế này đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Hiện tại, bầu không khí ảm đảm bao trùm thị trường tài chính nước này khiến các nhà đầu tư “vật vă” đi t́m lối thoát.

Vết nứt thứ 2 là từ thị trường bất động sản, chiếm khoảng 1/5 giá trị trong tổng giá trị của nền kinh tế Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, giá bất động sản ở Trung Quốc liên tục nhảy vọt một cách chóng mặt khiến những người khao khát muốn mua nhà không bao giờ có cơ hội mua được nhà.

Lư do là, một căn hộ chỉ rộng khoảng 304m2 ở Thượng Hải có giá tới 335.000 USD, ước tính bằng 45 lần thu nhập trung b́nh cả năm của một công dân Trung Quốc.

Việc giá bất động sản không ngừng bị đẩy lên cao chót vót, bong bóng nhà đất của Trung Quốc ngày càng bị bơm căng và do đó, có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Các chuyên gia kinh tế quan ngại một khi bong bóng nhà đất vỡ hậu quả sẽ khôn lường, trong đó có khả năng khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Và đến thời điểm hiện nay, dường như quan ngại ấy đang dần trở thành thực tế khủng khiếp mà Bắc Kinh phải đối mặt. Bong bóng nhà đất của Trung Quốc đang có dấu hiệu x́ hơi bởi sự đảo ngược nhanh chóng giá bất động sản trong thời gian gần đây.

Đáng chú ư là t́nh trạng bất động sản rớt giá thảm hại liên tiếp trong hai tháng gần đây nhất, tháng 9 và tháng 10 khi nhiều nhà đầu tư do khát tiền mặt phải bán tống bán tháo số bất động sản mà họ sở hữu.

Ngoài ra, một năm nay tại 29 trong số 35 thành phố lớn của Trung Quốc đang chứng kiến sự suy giảm đột biến về giá cả bất động sản, trong đó, doanh số bán nhà của 6 trong số 29 thành phố nói trên giảm hơn 50%, bao gồm cả Bắc Kinh.

Các chuyên gia cảnh báo giá nhà giảm mạnh đột ngột có thể gây ra t́nh trạng bán tháo dây chuyền trên thị trường bất động sản, tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Cũng theo nhóm các chuyên gia phân tích này, Trung Quốc thực tế đă và đang phải gánh chịu những hậu quả tai hại đầu tiên.
Đằng sau vẻ bóng bẩy và lộng lẫy của những ṭa nhà chọc trời hiện đại, đường cao tốc và tàu hỏa cao tốc là những thành phố ma, những con đường vắng lặng, không một bóng người và những tuyến đường sắt thừa thăi.

Chưa hết, vết nứt thứ 3 có nguồn gốc từ các khoản nợ của chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng đang bắt đầu vỡ, dấy lên quan ngại nền kinh tế thứ 2 của thế giới khó ḷng chống đỡ.

“Nhiều địa phương tăng trưởng được là nhờ được hưởng sự đầu tư quy mô lớn của Chính phủ. Trung Quốc là một gă khổng lồ. Do đó, chỉ cần Chính phủ gặp khó khăn th́ tất cả sẽ cùng gặp khó khăn theo”, Victor Shih, nhà khoa học chính trị ở ĐH Northwestern và cũng là chuyên gia trong vấn đề nợ công của Trung Quốc nhấn mạnh.

Lư do là một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào sự hẫu thuẫn của Chính phủ sẽ không thể tăng trưởng bền vững.

Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu sẽ được hưởng lợi nếu Bắc Kinh chịu tái cân bằng nền kinh tế nhằm khuyến khích 1,3 tỷ dân của họ tiêu thụ nhiều hơn. Sự thật là Chính phủ Trung Quốc đă tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, họ không đi theo hướng ưu tiên người tiêu dùng mà chọn chính sách ưu đăi nhiều hơn cho các doanh nghiệp lớn.

Biểu hiện của chính sách ưu đăi dành cho các doanh nghiệp lớn của Bắc Kinh chính là việc họ “thao túng” tiền tệ, ḱm giữ giá trị đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn so với giá trị thực của nó.

Thực tế, đồng nhân dân tệ yếu mang lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu do giá cả hàng hóa Trung Quốc sẽ rẻ hơn nhưng nó lại đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao và khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng áp đặt mức lăi xuất thấp đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự tăng trưởng của họ.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc những người đem tiền đi gửi tiết kiệm sẽ chỉ nhận được khoản lăi xuất hết sức ít ỏi. Do đó, theo nhà kinh tế học kỳ cựu người Mỹ, Nouriel Roubini th́ chính Chính phủ Trung Quốc đang vô t́nh thúc đẩy cho sự sụp đổ của nền kinh tế.

Trong khi đó, tước hiệu “công xưởng giá rẻ” của thế giới của Trung Quốc cũng đang bị đe bởi chi phí nhân công nước này tăng mạnh lại c̣n gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ với mức giá nhân công rẻ hơn.

Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của con rồng châu Á.

Nền kinh tế Trung Quốc không dễ dàng sụp đổ?

Ngay khi những đồn đoán về sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu bùng lên, nhiều chuyên gia khác cũng lập tức lên tiếng phản đối, “bênh vực” nền kinh tế Trung Quốc.

Họ thậm chí chế nhạo và mỉa mai các hậu duệ của nhà tiên trị Nostradamus như Nouriel Roubini, nhà kinh tế học kỳ cựu người Mỹ; Jim Chanos, nhà quản lư đầu tư danh tiếng hay Gordon Chang, tác giả cuốn sách “Sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến gần”, thực tế chỉ là những “thầy bói xem voi”.

Chẳng hạn, đáp trả cái nh́n đầy u ám, tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc của James Chanos, người sáng lập Quỹ đầu tư Kynikos Associates và nổi tiếng v́ từng dự báo thành công vụ phá sản của Công ty Năng lượng Mỹ Enron năm 2001, GaveKal-Dragonomics, Giám đốc điều hành một trung tâm nghiên cứu ở Bắc Kinh mỉa mai:

“Chanos là một chuyên gia phân tích doanh nghiệp với cái nh́n thiển cận đối với nền kinh tế của một quốc gia. Sai lầm của Chanos là xem Trung Quốc giống như một doanh nghiệp trong khi Trung Quốc là một quốc gia”.

Không gay gắt như GaveKal-Dragonomics, trước t́nh trạng ngày càng có nhiều quan ngại về viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế Trung Quốc, Tao Wang, chuyên gia kinh tế làm việc cho chi nhánh tại Hong Kong của tập đoàn UBS, gă “khổng lồ” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trấn an các nhà đầu tư: “Chúng ta cần phải bác bỏ những tranh căi cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ hay nổ tung đang nổi lên mỗi ngày”.

Trong khi đó, Bill Bishop, người đồng sáng lập Tập đoàn dịch vụ thông tin tài chính CBS Market Watch chia sẻ. “Tôi nghĩ rằng các mối quan ngại đang bị thổi phồng lên. Nhiều người Mỹ đang lo sợ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng và do đó, họ cầu mong Trung Quốc sụp đổ".

Về phía Trung Quốc, Chính phủ nước này lạc quan nhấn mạnh rằng sự sụt giảm giá nhà đất là hệ quả tất yếu của việc nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản và tất cả đều nằm trong dự tính của họ nên không có ǵ phải lo lắng cả.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cho biết sau thời kỳ nới lỏng tín dụng để “cứu” nền kinh tế và đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính, nay đă đến lúc họ cần sử dụng các biện pháp cứng rắn để thắt chặt tín dụng cũng như siết chặt thị trường bất động sản nhằm b́nh ổn giá nhà đất.

Cuối cùng, nhiều người Trung Quốc vẫn đặt trọn niềm tin vào giới lănh đạo đất nước khi tin tưởng rằng họ sẽ làm bất cứ điều ǵ để tránh các tai họa.

Lê Dung (theo LATimes)