PDA

View Full Version : Hà Nội: Nữ thẩm phán bị tạt axít kiên cường đứng dậy(I và II)


vuitoichat
01-25-2012, 15:33
(Phunutoday) - Tôi t́m đến ngôi nhà nhỏ ở phố Đội Cấn (Hà Nội) của nữ thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan trong một buổi chiều Hà Nội chớm thu se lạnh. Khác với suy nghĩ ban đầu, cuộc tṛ chuyện giữa tôi với chị cũng như các thành viên trong ngôi nhà hạnh phúc ấy diễn ra khá thân t́nh, ấm áp và thực sự gần gũi. Biến cố cuộc đời người phụ nữ xinh đẹp này xảy ra cách đây đă 6 năm từ thẩm phán ṭa dân sự của TAND quận Đống Đa, oái ăm thay, có ngày chính chị lại phải bước ra ṭa và trở thành người bị hại trong một vụ án h́nh sự.

Từ bấy đến nay, chị đă ngót cả trăm lần ngồi trên các chuyến bay đi ra nước ngoài để chữa trị. Qua 39 lần phẫu thuật thẩm mỹ, gương mặt bị biến dạng của chị đă phần nào lấy lại được nét duyên xưa cũ. Cảm phục hơn cả, sau nghị lực ấy, t́nh yêu thương của người chồng thủy chung và hai đứa con hiếu thảo đă làm nên sức mạnh gia đ́nh, giúp chị bước qua nỗi đau số phận để đứng dậy và tiếp tục cống hiến.

Chị xuất thân trong một gia đ́nh khá đông anh chị em, các anh chị và em của chị bây giờ cũng đă yên bề gia thất. Mỗi người có một cuộc sống riêng và chị cũng vậy. Cuộc sống của chị cứ b́nh dị trôi đi theo nhịp thời gian cùng với chồng và hai đứa con trong căn nhà nhỏ ở phố Đội Cấn.

Sẽ không có những cuộc tṛ chuyện kéo dài đầy thương cảm của anh chị em từ gần đến xa, của bạn bè, đồng nghiệp và có lúc chỉ là lời an ủi động viên của những người xa lạ nếu như không có cái ngày định mệnh ấy, cái ngày oan nghiệt đă tạm đẩy chị vào sâu phía trong thế giới, tạm lánh xa cái không gian ồn ào của phố thị để bắt đầu tập dượt một cuộc sống tưởng có lúc chị không thể tiếp tục v́ thương chồng, thương con vất vả v́ ḿnh.

http://phunutoday.vn/dataimages/201111/original/images579707_CHI_lOA N_SAU_39_CA_PH_U_THU AT443.jpg
Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan sau khi đă trải qua 39 ca phẫu thuật

Tai nạn ấy đă cướp đi của chị tất cả, một khuôn mặt b́nh thường để chị tự tin bước ra ngoài xă hội, một sự giao tiếp thông thường và hơn tất thảy là chính nó đă cướp đi những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời chị, đẩy những người thân yêu nhất của chị, chồng và các con chị trong cuộc vật lộn đầy gian nan để có chị như ngày hôm nay. Chính sự vươn lên của chị, chính ư chí quyết tâm của chị đă khiến tôi hơn một lần bật khóc.
Ngày định mệnh của nữ thẩm phán tài ba

Đó là ngày 25/7/2005, một ngày oan nghiệt đă cướp đi tất cả những ǵ đẹp đẽ nhất đang hiện hữu trên gương mặt và thân thể chị. Hôm ấy, như thường lệ chị đi làm, nhưng vừa ra đến cổng mới quay đầu xe đă bị hắt cả lọ axít vào mặt, đau đớn, chị cảm nhận được âm thanh da cháy xèo xèo và bỏng rát. Toàn bộ vùng mặt, tay và ngực đều bị axít chảy xuống, cháy mạnh, chị kêu cứu. Lúc ấy, mấy người hàng xóm gọi anh Nguyễn Văn Điệp chồng chị, bảo “H́nh như vợ anh bị tạt axít”, anh chạy vội ra, tay cầm mấy xô nước đổ vào người vợ rồi đưa chị đi cấp cứu.

Lúc ấy, chị xác định ḿnh bị trả thù về chuyện xử án bởi trong cuộc sống chị chưa bao giờ làm điều ǵ có lỗi với ai để bị trả thù đến mức ấy. Chị là trường hợp đầu tiên của Việt Nam trong ngành ṭa án bị trả thù nên một thời gian dài liên ngành có họp liên tục và mấy tuần sau đă bắt được hung thủ. Th́ ra, chỉ v́ chị bác đơn trong vụ tranh chấp đất đai (v́ không đủ bằng chứng) mà hắn đă trả thù chị dă man như thế.

Do bức xúc với kết quả xét xử của TAND quận Đống Đa về vụ án dân sự tranh chấp đất đai do ḿnh được uỷ quyền thay nguyên đơn, Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Công ty TNHH Thành An đă chủ mưu tạt axít thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan. Dũng đă thuê nhân viên cũ của ḿnh là Phạm Ngọc Hải (tức Hải ’’đen’’), sinh năm 1972, trú tại xóm Ghềnh Gà, xă Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tạt axít vào người chị Loan lúc 7h 45 sáng 25/7. Nguyễn Tiến Dũng bị bắt ngay sau đó tại Hà Nội, c̣n Phạm Ngọc Hải sau khi gây án đă được Nguyễn Tiến Dũng bố trí cho bỏ trốn lên các tỉnh vùng cao phía Bắc.

Sau nhiều ngày lẩn trốn, Phạm Ngọc Hải đă ra đầu thú. Được biết, trước thời điểm bị tạt axít một tháng, thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan đă từng bị một đối tượng ném đá gây thương tích nhẹ.

Sau tai nạn, nhiều người nghi hoặc có vấn đề trong vụ án này, cũng có người nghĩ hung thủ bị xử oan nhưng theo kết luận từ cơ quan điều tra cũng như lời khai của hung thủ th́ vụ kiện tranh chấp trên, chị không hề xử oan, đối tượng bị xử thua do không có đủ chứng cứ thuyết phục và hơn thế nữa, hắn chỉ là một người được ủy quyền cho hai gia đ́nh khác tranh chấp, hắn ảo tưởng về cái sự dẻo miệng của ḿnh và tự tin vào bản thân sẽ thắng nhưng bị xử thua nên cay cú và làm như vậy.

Hung thủ sau đó lĩnh án 14 năm tù giam và bồi thường 350 triệu đồng cho nạn nhân nhưng số tiền ấy thấm vào đâu so với khoản tiền gần hai tỷ đồng gia đ́nh chị bỏ ra chạy chữa cho chị cũng như những tổn thất về tinh thần mà chị phải chịu đựng suốt mấy năm qua.

Sinh nghề tử nghiệp

Chị Kim Loan về công tác ở TAND quận Đống Đa từ năm 1991, nếu tính cho đến khi chị bị tai nạn là 14 năm (năm 2005), bằng số tuổi của con trai chị bây giờ. Theo lời các đồng nghiệp nhận xét th́ trong ngần ấy năm công tác, chị làm việc công minh, đúng luật, không thiên vị ai, từ những vụ ly hôn cho đến tranh chấp đất đai, chị luôn lấy đạo đức làm trọng. Trong quá tŕnh làm việc, chị không ngừng học tiếp để nâng cao kiến thức nghề nghiệp.

Trước đó, vào ngày 1/6/2005 chị và một số đồng nghiệp khác vẫn đang tham gia tập văn nghệ, bức ảnh chụp lúc đó chị mặc áo dài đỏ, khuôn mặt trắng mịn màng và một nụ cười tươi. Sau hội diễn, chị được cử đi học lớp tin học văn pḥng dành cho các thẩm phán nhưng đă phải tạm ngưng v́ chưa đầy tháng sau chị bị tai nạn. Theo lời một nhân viên từng tham gia điều trị cho chị ở Viện bỏng Quốc gia lúc bấy giờ th́: “Việc nói năng của chị Loan rất khó v́ máu luôn tứa từ miệng ra, phần lớn gương mặt bị bỏng cháy đen, 2 mắt bỏng nhẹ nhưng không nhắm lại được, vùng da mặt bỏng sâu, cổ, ngực, bụng và tay bỏng độ 3”.

Sau khi được sơ cứu, điều trị ban đầu, chị Nguyễn Thị Kim Loan đă có thể đi lại được và sau đó được phẫu thuật bóc bỏ lớp da bị bỏng axít để vá một lớp da lành được lấy từ phần khác của cơ thể chị. Sau hơn một tháng nằm viện, những người thân cho các con chị vào thăm mẹ, cô con gái hơn hai tuổi của chị nhất định không chịu gọi mẹ, cháu luôn miệng bảo rằng: “Đấy không phải là mẹ” và cứ đ̣i ra ngoài, nghe thấy thế chị đau ḷng lắm. Chị luôn miệng gọi con, chị gọi đến mấy tiếng, con bé mới nhận ra giọng nói của mẹ, cháu quay lại ôm mẹ và khóc.

Lúc ấy, tất cả mọi người có mặt trong pḥng đều không cầm được nước mắt. C̣n cậu con trai vừa tṛn 11 tuổi, nh́n thấy khuôn mặt mẹ biến dạng như thế, cu cậu rất thương mẹ nhưng chỉ biết đứng bên cạnh giường nh́n mẹ và khóc.

Quá tŕnh điều trị trong nước có vẻ chậm nên bạn bè, đồng nghiệp t́m hiểu kỹ và biết được ở Singapore có phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay dành cho nạn nhân bị tạt axít nên gia đ́nh quyết định đưa chị đi chữa trị dù có tốn kém đến đâu.

Tuy nhiên, để làm hộ chiếu ra nước ngoài đối với chị không phải dễ v́ xưa nay pháp luật không cho phép những người làm trong ngành ṭa án và lực lượng vũ trang ra nước ngoài để đảm bảo bí mật. Chị hiểu điều đó, gia đ́nh chị cũng hiểu điều đó nhưng tính mạng của chị quan trọng hơn tất cả. Phải sau hơn hai tháng chạy khắp nơi lo thủ tục, cuối cùng, chị cũng xin được visa để ra nước ng̣ai.

(C̣n tiếp kỳ 2: Chuyện gia đ́nh nữ thẩm phán bị tạt axít vẫn kiên cường đứng dậy sau 39 ca phẫu thuật)

* Thúy Nhi

nguoidan
01-25-2012, 23:23
Chắc cầm tiền bên kia nên xử ép mới ăn nguyên ca acid ngọt ngào như vậy đấy.

vuitoichat
01-26-2012, 10:27
(Phunutoday) - Nghị lực phi thường- Trước khi sang Singapo, vợ chồng PGS.TS Phan Toàn Thắng- Nguyễn Ngọc Ánh (trước đây làm ở Viện bỏng Quốc gia) có giới thiệu cho chị bác sỹ IVol Lim (bác sỹ thẩm mỹ nổi tiếng nhất của Singapore và thế giới). Ngày 27/9/2005 chị sang Singapore và đến gặp bác sỹ Inol Lim, khi nh́n thấy chị, ông thốt lên rằng: “Bản thân đấy là một thách thức đối với nền y học thế giới”.

http://phunutoday.vn/dataimages/201111/original/images579741_CHI_lOA N_THOI_TRE443.jpg
Chị Kim Loan lúc trẻ.

Ở đây, các bác sỹ hướng dẫn chị tập các cơ mặt. Cho chị mặc quần áo cao su để ép chặt những vết sẹo trong người. Hai tháng sau, chị phải sang mổ mắt, lúc này, mắt của chị mới nhắm lại b́nh thường. Sau một thời gian nằm viện, cứ lột da chỗ nọ đắp vào chỗ kia, tóc tai lúc nào cũng bê bết máu, rồi các bác sỹ phải cạo trọc đầu cho chị.

Lúc này, chị đă nh́n được nên mọi người giấu hết gương trong pḥng nhưng khi chị vào đến nhà vệ sinh, nh́n lên gương và cảm giác đấy không phải là gương mặt ḿnh, chị khóc thét lên, một cảm giác không thể tả nổi, sợ hăi, lo lắng và hơn cả là không tin sự tàn phá của axít lại mạnh đến mức ấy.

Sau khi mổ xong mắt, các bác sỹ ở Singapore hẹn chị đầu năm sau sang mổ tạo h́nh cằm và cổ. Tháng 2/2006, cả gia đ́nh cùng chị sang Singapore, các bác sỹ kiểm tra xong và bảo, chi phí cho ca mổ hết khoảng 70.000 USD. Choáng váng với một ca mổ hết quá nhiều tiền, bản thân cũng không biết ḿnh sẽ c̣n phải tiến hành bao nhiêu ca mổ nữa nên chị đành ngậm ngùi quay về Việt Nam, để rồi cay đắng nghĩ có lẽ nào khuôn mặt ḿnh suốt đời phải mang như thế này?

Những tưởng niềm hy vọng để có được một phần nào gương mặt ngày xưa th́ bỗng dưng bị chắn ngay ở đó. Lo lắng, suy nghĩ, tiếc nuối và có cả thất vọng ê chề về một h́nh hài không trọn vẹn dù được sinh ra vẹn nguyên. Nhưng thật may mắn giữa tháng 4/2006, tiến sỹ Vũ Quang Vinh từ Nhật Bản về nước và chị đă tin tưởng giao toàn bộ khuôn mặt ḿnh cho anh.

Tháng 7/2006, tại viện Bỏng Quốc gia, tiến sĩ Vinh đă áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ tiến hành mổ vi phẫu thay nửa mặt bằng da của chị. Hai ngày trước khi mổ, tiến sĩ Vinh mời chị đến pḥng nói chuyện, anh bộc bạch rằng: “Quả thực em đă mổ vi phẫu nhiều rồi nhưng mổ vi phẫu mặt th́ chưa làm, ngay cả thầy giáo của em ở bên Nhật cũng chưa mổ bao giờ”. Nghe tiến sĩ Vinh nói vậy, chị cũng hơi nghi ngại nhưng ở chị c̣n ǵ nữa đâu để tiếc nuối, c̣n ǵ nữa đâu để giữ ǵn, cái chị cần bây giờ là một khuôn mặt b́nh thường trở lại. Chẳng lẽ cái ước mơ nhỏ nhoi ấy cũng khó khăn đến thế sao?

Tiến sĩ Vinh im lặng và quan sát chị, chờ một phản ứng của người đối diện. Khoảng thời gian ấy như kéo dài măi, cuối cùng chị quyết tâm: “Em cứ mổ cho chị, nếu thành công th́ chị có nhiều cơ hội ḥa nhập cộng đồng, c̣n thất bại th́ đó là sự cống hiến cho y học nên em không phải băn khoăn ǵ cả”. Anh im lặng không nói ǵ, chị đoán có thể anh hy vọng chị không đồng ư để không phải bắt đầu bằng một ca mổ vi phẫu mặt nhưng có thể cũng đấu tranh để tự ḿnh và là người đầu tiên mổ thử nghiệm ca này.

Và ca mổ đă được tiến hành, lấy toàn bộ tĩnh mạch cho lên mặt, với việc mổ vi phẫu thay nửa mặt ấy - đây là ca mổ đè nặng tâm lư của hầu hết các bác sỹ trong Viện bỏng Quốc gia ngày hôm đó. Ca mổ có thời gian kỷ lục nhất từ trước đến nay, bắt đầu từ 7h 30 sáng và kết thúc lúc 21hkém 15 tối. Có thể nói, đây là ca mổ gây sự chú ư lớn không chỉ ở Việt Nam mà c̣n cả các nước trên thế giới về thời gian, mức độ thành công và hơn tất cả, đó là ca mổ vi phẫu mặt đầu tiên trên thế giới.

Sau ca mổ, các bác sỹ yêu cầu chị phải nằm bất động ở một tư thế trên giường bệnh suốt 72 giờ đồng hồ để theo dơi, suốt thời gian ấy, ăn uống, vệ sinh đều bằng ống xông.

Sau khi mổ vi phẫu mặt thành công, chị quyết định sang Thái Lan v́ tin tưởng vào khả năng điều trị thẩm mỹ ở đất nước Chùa tháp này. Cuối năm 2006, chị sang Thái Lan nhưng các bác sỹ bảo rằng: “Khuôn mặt ấy giờ chưa làm được ǵ, chờ hai năm sau quay lại”. Sau đấy, các bác sỹ có hỏi chị thay nửa mặt ở đâu, chị bảo rằng ở Việt Nam, họ thốt lên rằng: “Chị đă gặp được bác sỹ siêu nhân” (super men Docter).

Cuối năm 2007, chị quay sang điều trị ở bệnh viện Xanh Pôn, lúc này, nếu so với cả nước th́ khả năng phẫu thuật tạo h́nh môi và cánh mũi ở đây là tốt nhất với sự hiện diện của bác sỹ Trần Thiết Sơn (vừa tu nghiệp ở Pháp về năm 2006) - trưởng khoa phẫu thuật tạo h́nh bệnh viện Xanh Pôn (Phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật tạo h́nh Đại học Y Hà Nội).

Bác sỹ Sơn đă tiến hành phẫu thuật tạo viền môi, cánh mũi để những bộ phận ấy được như b́nh thường. Bên cạnh đó, anh cũng áp dụng cách phẫu thuật mới với việc cắt toàn bộ sẹo trên ngực và đeo túi nước, sau đó, mặc quần áo cao su sẽ giúp chị giảm bớt các vết sẹo có trên toàn thân thể. Và cho đến nay, sau gần 40 ca phẫu thuật chị đă chữa được một phần của tai nạn khủng khiếp ấy.

Các bộ phận trên gương mặt chị đă cơ bản hoàn thiện và chị cũng đủ tự tin để bước chân ra ngoài mà không cần tấm mạng che mặt như mấy năm trước. Tất cả những điều ấy cho thấy sự cố gắng vượt qua bi kịch của chị cũng như ḷng quyết tâm lớn đến nhường nào.

Chiến thắng số phận và niềm tin vào cuộc sống

Khi tôi đến thăm chị vừa mới trải qua lần phẫu thuật thứ 39. Gương mặt đă cơ bản hoàn thiện. Trên khắp thân thể, dù vẫn phải đeo cao su để ép sẹo nhưng những vết sẹo đă gần liền với da. Tất cả những thành quả ấy là nhờ được chữa trị tại Singapore với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Nếu như ở trong nước, mỗi lần mổ chỉ hết khoảng vài chục triệu th́ ở nước bạn số tiền ấy lên đến vài chục ngh́n đô. Chị nhớ măi buổi nói chuyện với các bác sỹ ở Bệnh viện Thái Lan khi nh́n thấy chị, họ đă lắc đầu từ chối v́ không thể làm ǵ được. Chị bảo, sang được Singapore, gặp được các bác sỹ ở đây cùng với cách điều trị đặc biệt đă cho chị một kết quả hơn cả mong muốn, dù rất tốn kém nhưng đó thực sự là một món quà tuyệt vời.

Thông thường, khi bị tạt axít, ngoài việc mất khả năng giao tiếp, các nạn nhân thường không dám đối diện sự thật. Ngay cả khi điều trị trong nước, chị vẫn luôn tự ti mỗi khi đi ra ngoài. Thế nhưng, khi sang nước bạn, trong quá tŕnh điều trị, các bác sỹ luôn yêu cầu bệnh nhân ra ngoài giao tiếp. Chị nói: “Sau mỗi cuộc tṛ chuyện với các bác sỹ, tôi cảm thấy ḿnh tự tin rất nhiều và cái cảm giác muốn được chạy ra đường gặp gỡ mọi người, nói chuyện và chia sẻ những khó khăn mà ḿnh đang gặp”.

Có lẽ, nhờ những cuộc tṛ chuyện với các bác sỹ nước bạn, chị đă có thêm động lực để thi tiếp lên Cao học Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi nhớ trong buổi bảo vệ luận văn thạc sỹ, khi phát biểu về đề tài “nâng cao năng lực thẩm phán” của chị, có nhiều thầy cô giáo đă thực sự ngỡ ngàng và rơi nước mắt trước hoàn cảnh thương tâm và ư chí của chị.

Cũng trong buổi bảo vệ ấy, những người bạn của chị rơi nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc sẻ chia với người đồng nghiệp mà họ yêu mến. Và trong đó, có tôi. Khi nghe đọc kết quả với mức điểm tuyệt đối mà các thầy cô giáo dành cho chị, những tràng pháo tay không ngớt vang lên. Ngày hôm ấy, tôi đă tặng chị một bó salem tím. Nhiều người hỏi v́ sao tôi lại tặng chị bó hoa ấy, tôi chỉ cười bảo rằng, với tôi, chị giống với loài hoa ấy, loài hoa không bao giờ rụng lá, không bao giờ phai màu, dù có nắng gió, dù có mưa vùi dập, nó vẫn luôn giữ đúng màu sắc mà tạo hóa đă tạo ra.

T́nh thương yêu của chồng con là động lực chính

Chị Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ, những lúc cuộc sống gia đ́nh ấm êm, không có biến cố th́ thấy t́nh cảm mọi người dành cho nhau là b́nh thường. Thậm chí, có những khi công việc cuốn xoáy mỗi người một ngả, đôi khi, cứ ngỡ t́nh cảm đă chẳng c̣n được như thuở ban đầu nhưng thực sự không phải vậy. Khi chị gặp nạn, mọi người trong mái ấm đă trở thành động lực để chị cố gắng vượt qua nỗi đau số phận cuộc đời. Hai đứa con của chị, ngày chị gặp nạn, đứa lớn mới bước sang tuổi 11, c̣n con bé vừa mới chập chững làm quen với trường lớp.

Qua cơn bĩ cực, mạng sống được giữ lại, hai đứa con lần đầu tiên nh́n thấy khuôn mặt biến dạng của mẹ đă khóc ré lên, bỏ chạy v́ chúng chưa bao giờ nghĩ có ngày khuôn mặt xinh đẹp của mẹ ḿnh lại thành ra nông nỗi như thế. Nh́n con khóc bỏ chạy mà ḷng chị như thắt lại, nhưng cũng may đó chỉ là khoảnh khắc nhất thời. Hiểu ra, chúng lại luôn bên mẹ, động viên, an ủi và chăm sóc cho mẹ từng tí. Sáu năm qua, hai đứa cũng đă khôn lớn hơn, đỡ đần được nhiều việc hơn và biết yêu thương mẹ hơn ngay cả khi nỗi đau dấm dẳng.

Nói về chồng ḿnh, anh Nguyễn Văn Điệp, bất chợt khóe mắt chị ngân ngấn nước. Bao nhiêu năm, anh chị sống với nhau không điều tiếng, trong căn nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười ở phố Đội Cấn. Đặc biệt là mấy năm nay, anh lặng lẽ chăm sóc chị, nhẫn nại bỏ hết mọi ước mơ, hoài băo để theo chân chị đi khắp nơi với hy vọng t́m lại gương mặt xưa cho chị.

Anh kiệm lời, không nói nhiều nhưng chị biết, tất cả t́nh thương lẫn t́nh yêu anh dành cả cho chị. Tài sản trong gia đ́nh hơn chục năm trời hai vợ chồng nai lưng cóp nhặt, dành dụm những mong để sửa lại căn nhà mới và gửi tiết kiệm một chút để lo cho con cái, đùng một cái chị gặp họa, anh đă không ngại ngần dốc sạch vốn liếng để lo cho việc tái tạo lại gương mặt cho chị. Số tiền 350 triệu đồng mà kẻ thủ ác đă đền cho gia đ́nh chị chỉ như muối bỏ biển so với tiền tỷ mà anh chị đă chi cho 39 ca phẫu thuật chỉnh h́nh.

Bây giờ, chị đă tự tin lên hơn rất nhiều so với trước là nhờ có anh và t́nh yêu anh dành cho chị. Thủy chung, son sắt, mẫu mực là những ǵ tốt đẹp nhất mà chị nghĩ về anh. Ngay cả khi chị quyết định đi học lên, chính anh là người động viên chị đầu tiên, anh đưa đón, chăm sóc chị không bỏ sót bất cứ buổi học nào. Đó là điều chị thấy hạnh phúc và may mắn hơn bất cứ người phụ nữ nào khác trên thế gian này.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ thêm, bây giờ chị đă dần lấy lại được niềm tin trong cuộc sống, chị không c̣n cảm thấy ngại ngùng mỗi lần ra đường hay tiếp xúc với bất kỳ ai. Chị cũng đă có ư định dừng lại các cuộc phẫu thuật để lo cho gia đ́nh nhưng phần v́ các bác sỹ khuyên nên tiếp tục, phần nữa là chồng chị, anh Nguyễn Văn Điệp không cho chị dừng lại. Hơn ai hết, anh hiểu nỗi đau của người phụ nữ khi bị đánh cắp đi nhan sắc, và anh đang cần mẫn giúp chị t́m lại dù là không được như thuở ban đầu.

Trong căn nhà nhỏ ở phố Đội Cấn, nỗi bất hạnh mang tên nhan sắc của người phụ nữ v́ công lư ấy đang dần được xóa nḥa bởi t́nh yêu thương và hơn bao giờ hết là tiếng cười hạnh phúc luôn ngập tràn của hai đứa con hiếu thảo và người chồng thủy chung mẫu mực. Hạnh phúc ấy, giản dị nhưng tự nó có sức mạnh là kỳ, đă làm hồi sinh tâm hồn những tưởng đă có lúc héo khô của chị, nữ thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan kiên cường.

* Thúy Nhi

freenet
01-28-2012, 11:49
thẩm fán ở VN th́ khỏi nói , ăn cả 2 bên chứ 0 fải 1 bên duy nhất , đáng đời ... làm việc mà không đúng theo tư cách của vai tṛ , đây là cái gương cho những TP khác , nh́n đó mà học . ăn quá của người ta th́ bây giờ fải trả , mà trả đây là trả báo đó nhe .

:o :o :) :)