Log in

View Full Version : Những trận đánh án khó quên của đại tá đất Quảng


johnnydan9
01-25-2012, 15:49
Trong rất nhiều vụ điều tra khi c̣n ở pḥng Cảnh sát h́nh sự, đại tá Hùng nhớ có những vụ tưởng như ṃ kim đáy bể nhưng với sự quyết tâm nỗ lực cùng với những trải nghiệm và kiến thức được học, sự thật lộ sáng. Ư định viết về Anh hùng LLVTND, đại tá Nguyễn Thanh Hùng (nguyên trưởng pḥng Cảnh sát Bảo vệ - CATP. Đà Nẵng) đă lâu, nhưng cứ đến hẹn là thất bại bởi khi chuẩn bị vào chuyện th́ anh lại bận đi làm nhiệm vụ. Măi đến khi về hưu gần hai tháng, anh mới dành cho chúng tôi được một buổi tṛ chuyện cởi mở, hết ḷng về cuộc đời cống hiến cho lực lượng công an, cho cái nghiệp mà anh đă chọn, cho sự góp phần mang đến b́nh yên trên mọi mặt trận mà anh đă kinh qua.


Khắc tinh của tội phạm
Đại tá Nguyễn Thanh Hùng sinh năm 1953, tại Quảng Nam trong gia đ́nh có truyền thống cách mạng. Lớn lên, Nguyễn Thanh Hùng tham gia binh nghiệp trong ngành công an. Năm 1974 là trinh sát vũ trang thuộc Ban An ninh Quảng Nam. Anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lớp đầu tiên của ngành công an vào năm 1976 v́ có thành tích đặc biệt đă tiêu diệt được tên ác ôn khét tiếng nhất ở Quảng Nam khi đó.
Sau giải phóng, Nguyễn Thanh Hùng được điều về C32 - Cảnh sát Bảo vệ - Công an Quảng Nam - Đà Nẵng. Trước t́nh h́nh ANTT hết sức phức tạp, Ban giám đốc CA tỉnh thành lập đội T9 (săn bắt cướp và các loại tội phạm) giao cho Nguyễn Thanh Hùng làm đội trưởng. Thời đó, chưa có xe tập thể nên anh em ai cũng đi xe cá nhân. Với Thanh Hùng, anh cùng đồng đội tham gia bắt nhiều loại đối tượng, theo đó hai chiếc xe của cá nhân là xe Honda 67 và xe Suzuki đều bị tàn dần.
May mắn, trong một lần cơ quan chức năng bắt được một chiếc tàu Cửu Long chở hàng lậu, hàng giả, sau khi giải quyết vụ việc chiếc xe CD 125 phân khối thanh lư được giao cho Nguyễn Thanh Hùng, đội trưởng. Thời đó, chiếc xe 125 phân khối đúng là của hiếm. Khi được trang bị chiếc xe này, chiến công của anh và đồng đội ngày càng dày thêm, lực lượng săn bắt cướp sáng lên trong ḷng dân cũng như đồng nghiệp nên mọi người gắn cho đại tá Hùng thêm biệt danh Hùng "CD". Và thương hiệu Hùng "CD" gắn bó với anh từ đó tới nay, song hành với những chiến tích được nhiều người biết đến.


Đại tá Hùng nhớ lại: “Thời bấy giờ, anh cùng đồng đội bắt nhiều tên cướp, nhiều đối tượng phạm tội tày trời, nên không thể nhớ hết. Tuy nhiên, anh nhớ có lần bắt một tên cướp tên Phước (hay Thước ǵ đó) là vơ sĩ nên cũng một phen thừa sống thiếu chết. Tên này quê Lâm Đồng, ở Nha Trang và đi dọc miền Trung để làm ăn (trộm cướp). Hắn có vơ công siêu nghệ, người to cao, bặm trợn, tinh quái.
Khi được lệnh bắt tên này, anh cùng đồng đội đă nhiều ngày theo dơi. Khi tiếp cận, với vơ công siêu đẳng của một vơ sư, hắn cầm đao đi quyền khiến anh em nhiều phen hú vía. Nhưng với bản lĩnh kiên cường, anh xung phong tỉ thí với tên này. Bằng những mánh vơ và bản lĩnh đă được tôi luyện qua nhiều mặt trận và với sự hỗ trợ của đồng đội, cuối cùng tên cướp đành thúc thủ.
http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/phamhanh/2012/thang1/tuan4/t4/nguoiduatin-Untitled-3copy.jpg
Ông Trần Văn Minh lúc đang c̣n là chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chúc mừng Đại tá Hùng với nhiều thành tích xuất sắc.

Sau đó, được sự tín nhiệm của cấp trên, Thanh Hùng được sang Liên Xô học nghiệp vụ điều tra, năm 1983 chuyển qua pḥng Cảnh sát h́nh sự và sau này làm trưởng pḥng. Khi mới về, anh được giao nhiệm vụ tiếp nhận điều tra vụ Bùi Thị Ngại. Tuy đă được điều tra trước đó bốn tháng nhưng vẫn chưa t́m ra manh mối vụ án.
Nhận nhiệm vụ, đại tá Thanh Hùng lo lắng nhưng cũng đầy quyết tâm. Với sự trải nghiệm và những kiến thức được học, anh lật lại vụ án, xem lại chi tiết tại hiện trường, xác định đây là vụ giết người cướp của chứ không thể như nhận định ban đầu (nghi người yêu ghen tức rồi giết). Hai tháng sau, vụ án được sáng tỏ, bà Ngại chết là do tên Minh cùng một đối tượng khác giết để cướp của. Biết bà Ngại buôn bán thóc, có nhiều tiền nên Minh (lúc bấy giờ c̣n là vị thành niên) nảy sinh âm mưu tàn độc.
Trong rất nhiều vụ điều tra khi c̣n ở pḥng Cảnh sát h́nh sự, đại tá Hùng nhớ có những vụ tưởng như ṃ kim đáy bể nhưng với sự quyết tâm nỗ lực cùng với những trải nghiệm và kiến thức được học, sự thật lộ sáng.



Như vụ bà Lại Thị Sự bị giết rồi bỏ trong bao tải vứt dưới cầu Đ̣ Xu. Rất nhiều giả thiết đặt ra, nhưng khi nhận nhiệm vụ, với quyết tâm cao độ, anh cùng đồng đội đă khám phá ra vụ án trong thời gian ngắn. Khi tiếp cận nạn nhân sau nhiều ngày thi thể đă phân huỷ nhưng để điều tra khám phá được chính xác, anh phải đích thân nhảy xuống sông tham gia trực tiếp ôm xác lên.
Khi khám nghiệm, anh lưu ư t́nh tiết có chất bột cám và vỏ trấu ở phía trong bao tải để đi đến nhận định: Nạn nhân là những người buôn bán lúa gạo, và kẻ thủ ác cũng có quan hệ quen biết với nạn nhân. Một t́nh tiết khác đó là cục đá vôi được lấy từ phía trên của cột cổng. Sau thời gian ngắn, sự thật đă lộ diện: Do ghen tức chồng ngoại t́nh với bà Sự, vợ của người lái xe cho bà Sự, bàn kế hoạch với con gái tên Lài cùng một số đối tượng khác là bạn của Lài ra tay hăm hại bà Sự. Sau đó, để phi tang chúng đă bàn kế hoạch bỏ bà Sự vào trong bao tải, lấy cục đá vôi ở trên cổng cột vào thi thể để ch́m dưới ḷng sông.
"Điều tra án phải có cái tâm"
http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/phamhanh/2012/thang1/tuan4/t4/nguoiduatin-daita.jpg
Đại tá Hùng
Với đại tá Thanh Hùng, ở đâu tổ chức cần là anh sẵn sàng xung trận, sau khi lập lại pḥng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, tuy c̣n khoảng 5 năm nữa là đến tuổi về hưu nhưng anh vẫn chuyển nhiệm vụ từ trưởng pḥng Cảnh sát h́nh sự sang trưởng pḥng mới. Trên cương vị này, anh vực lại tiếng tăm của pḥng Cảnh sát Bảo vệ lẫy lừng một thời. Gần đây, anh là người tham mưu cho lănh đạo UBND TP. Đà Nẵng và Ban giám đốc CATP. Đà Nẵng lập lại đội săn bắt cướp, hoạt động rất hiệu quả. Mới hoạt động hơn nửa năm nhưng đă bắt hàng trăm tên cướp và các loại tội phạm khác.
Theo đại tá Hùng, bí quyết để bản thân bắt và khám phá ra nhiều vụ án, ngoài những kiến thức, trải nghiệm, sự hỗ trợ của đồng đội, quần chúng nhân dân th́ điều cần nhất vẫn là lương tâm của người điều tra. Khi gặp khó khăn trở ngại, nghĩ tới việc không bắt được tên cướp hoặc không bắt được kẻ thủ ác gây nên những cái chết đau thương th́ thấy thẹn với lương tâm, đồng đội và nhân dân.



Từ đó máu nghề càng sục sôi hơn, giành nhiều thời gian, nghiên cứu kỹ hơn để điều tra khám phá, truy bắt. Trong đời săn bắt cướp, hay điều tra h́nh sự, anh đă sống cùng với nhiều thành phần trong xă hội để từ đó khai thác thông tin, giúp khám phá ra nhiều vụ án.
Theo đại tá Hùng, để đấu tranh với cái ác việc giáo dục người lầm lỗi có ư nghĩa rất quan trọng. Anh tâm niệm: “Thực ra, tội phạm cũng là con người, trừ một số kẻ bản tính xấu khó cải tạo th́ sống ở đời ai cũng muốn lương thiện, nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy nên cuối cùng sa vào con đường lầm lỗi. Đối tượng nào "hết thuốc chữa" th́ phải trừng trị thích đáng, c̣n ai có chí hướng thiện th́ sẵn sàng tha để họ chuộc lại lỗi lầm, làm lại từ đầu”. Với cách nh́n nhận đó, nhiều người đă từng lầm lỗi giờ nhiều người thành đạt, họ xem anh như là ân nhân, sinh ra họ lần thứ hai vậy.


Trong câu chuyện của ḿnh, người mà anh nhắc đến nhiều nhất đó là vợ. Anh tâm sự, nếu hậu phương không vững vàng, không thấu hiểu th́ khó mà thành công mọi việc. Với lính cảnh sát h́nh sự, người vợ thường ở trong tâm thế ngồi trên lửa, nhưng chị luôn động viên, an ủi, hỗ trợ anh trên mọi lĩnh vực để anh hoàn thành nhiệm vụ. Bằng khen mà anh tặng cho chị đó là sự cảm phục với người gối ấp tay kề mấy chục năm nay hết mực yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu.
Với ngành công an, đại tá Hùng dường như trở thành duyên nghiệp. Sau khi về hưu, đích thân chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Văn Minh (nay là phó Ban tổ chức Trung ương) mời anh làm cố vấn, tham mưu trong lĩnh vực ANTT cho UBND TP. Đà Nẵng. Được sự hỗ trợ động viên tích cực của các anh trong Ban giám đốc CATP. Đà Nẵng, đại tá Hùng thấy đây là vinh dự lớn lao, quyết tâm tận hiến. Chỉ nghỉ hưu đúng một tháng rồi anh tiếp tục nhận nhiệm vụ mới, cũng liên quan và gắn bó với ngành công an, lĩnh vực ANTT, dường như nó theo anh suốt cả cuộc đời.
Bùi Hương