PDA

View Full Version : Dân Mỹ đón năm mới bằng... shopping!


Hanna
01-28-2012, 06:37
Tôi đồ rằng, bất cứ ai đến Mỹ mà không chi hết số tiền bằng cả năm mua sắm của ḿnh ở Việt Nam, quả là người có ư chí phi thường. Nhưng chính những người ấy, khi trở về nhà, sẽ đau khổ tột bậc v́ tiếc nuối.

Dân Mỹ đón năm mới ở... khu mua sắm

Có dịp tới nước Mỹ đúng vào dịp năm mới 2012, tôi được tận mắt chứng kiến không khí mua sắm ở đất nước vốn được mệnh danh là thiên đường mua sắm thế giới.

Thời tiết ấm áp và khô ráo trong những ngày cuối năm khiến không khí ở San Francisco phơi phới và những cư dân ở đây rất có lư khi kiêu hănh về vẻ đẹp của thành phố vốn là "favorite city" (thành phố yêu thích nhất - PV) của nhiều người.

Chào đón những người Việt Nam mới xuống máy bay từ phi trường San Francisco lúc chập tối trước đêm Giáng sinh một ngày là khung cảnh đèn đuốc rực rỡ, những cây thông khổng lồ và người ra vào nhộn nhịp tại các trung tâm mua sắm. Ô tô chỉ nhích được từng chút một cho phép tôi quan sát san sát các thương hiệu hàng đầu thế giới với chi chit các con số giảm giá gắn đầy các cửa kính.

Nhưng điều thú vị là rất khó nhận ra không khí Noel tại các đường phố trong khu dân cư hay các công sở ở đây - khác hẳn với "mốt" trang trí cây thông Noel ở hầu hết các công sở Việt Nam.

Chỉ cần biết rằng rằng những người dân Âu châu c̣n bị hấp dẫn bởi những tour du lịch tới Mỹ những ngày này chỉ để mua hàng giảm giá th́ sẽ biết những người Việt Nam đến đây "phát sốt" như thế nào khi gặp được cơ hội mua sắm có một không hai như thế.

Một người Mỹ lư giải với tôi, chỉ 1 bộ phận người Mỹ theo công giáo mới có giáng sinh, năm mới ở nhà, nhưng tất cả mọi người đều có giáng sinh ở các khu mua sắm.

http://vef.vn/assets/images/1.JPG3.jpg
Macy's trên Union Square, San Francisco 20 giờ, 23/12/2011 (Ảnh: Nguyên Nhung)

Không thể cưỡng lại

Ở Mỹ, người ta mua sắm tại các mart (siêu thị), store (cửa hàng), mall (phức hợp nhiều cửa hàng), và outlet (khu mua sắm ở xa khu trung tâm). Mỗi loại có tính chất khác nhau: đơn giản nhất là tới mart, rất phổ biến trong các khu dân cư. Nó cũng giống như siêu thị lớn của Việt Nam như Metro, Big C, Fivimart.., diện tích cũng gần như tương đồng, vừa có thực phẩm, vừa có đồ dùng khác.

Điều đặc biệt là ngoài các hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi một 'mart' lại tự sản xuất sản phẩm mang tên ḿnh. Nó có thể là bất cứ cái ǵ: thuốc bổ, quần áo, khăn mặt, bánh kẹo, đồ bếp, đồ điện... Và nhờ đó, họ có những khách hàng trung thành của riêng ḿnh.

Nhưng nếu muốn mua quần áo hiệu, của các thương hiệu nổi tiếng th́ phải tới các 'mall', ví dụ như Saks, Kohl, Nordstrom, Sear, J.C.Penney hay Macy's. Con số các mall này cũng rất khủng khiếp: Chỉ tính riêng Macy's đă có tổng cộng 810 cái. Trong năm 2010, Macy's đă đón tiếp 36 triệu lượt du khách nước ngoài, bằng khoảng 8% tổng lượng khách đă vào đây mua sắm.

Thành phố nào của Mỹ cũng có những khu mua sắm tấp nập bao gồm rất nhiều mall và các store xung quanh, trong mall lại bao gồm hàng ngh́n store của từng hăng riêng. Hơn 1 tuần ở San Franciso, từ Giáng sinh tới qua cả ngày năm mới, tôi chưa-bao-giờ-không-thấy Union Square - một khu phố mua sắm tương đối sầm uất ở San Francisco vắng người.

http://vef.vn/assets/images/6.JPG3.jpg
Từ thịt ḅ, cho tới hàng hiệu, giá ở Mỹ có khi mềm hơn nhiều so với giá ở Việt Nam, mà chất lượng th́ không phải lo lắng. (Ảnh: Nguyên Nhung)

Trong một buổi tối khoảng 4, 5 tiếng đồng hồ, với tốc độ đi... lấy được, vào store nào th́ đi đủ 1 ṿng trong đó, không được nhấc lên đặt xuống, không được ngắm nghía tỉ mỉ, tôi mới đi được 3 tầng trong 1 mall ước chừng có khoảng 7 - 10 tầng, trong khi có hàng chục building như vậy, và không đếm xuể các store trải dài bên ngoài các building này.

Xa hơn 1 chút, cách trung tâm thành phố chừng 45 - 60 phút lái xe, sẽ có ít nhất một địa điểm mua sắm gọi là outlet. Nơi này so với mall th́ không được trang hoàng lộng lẫy bằng, cũng không có các nhăn cực sang như LV, Channel, Prada, Apple... . nhưng không thiếu hàng trăm nhăn hàng khác với giá giảm rất hấp dẫn, phổ biến nhất là từ 30 - 50%: Clark, Abercrombie & Fitch, Gap, Nike, Ninewest, Polo Ralph Lauren, Tommy Hilfiger, Lacoste...

Thấy rẻ th́ mua, nhưng không nhiều người nắm chắc lư do v́ sao outlet lại giảm giá cao hơn chỗ khác. Người th́ cho rằng hàng ở đây là có 1 chút lỗi không-thấy-được-bằng-mắt-thường, người th́ cho rằng đây là điểm xuất phát thẳng từ nhà máy sản xuất, nhưng tôi th́ giữ ư kiến riêng của ḿnh là chỉ riêng việc kéo người dân ra khỏi thành phố, biến một khu vực xa thành phố trở thành nơi tấp nập, chính phủ Mỹ sẵn sàng trả cái giá cao hơn nữa.

Sự đa dạng trong hàng hóa của Mỹ có thể được lấy bằng 1 ví dụ rất giản dị: Phong b́ thư - thứ ở VN duy nhất thấy có 1 mẫu mă, màu trắng có viền chéo màu xanh với 1 cỡ duy nhất. Ở đây, chỉ riêng b́ thư ở Paper Mill store đă giới thiệu hơn 7000 mẫu, đủ màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, mục đích... Người tiêu dùng Mỹ, v́ thế, có một đặc quyền hơn hẳn người Việt Nam là chỉ cần có tiền, họ sẽ được thỏa măn mọi nhu cầu của ḿnh.

* Đón đọc câu chuyện mua sắm ở nước Mỹ kỳ sau: Tại sao rất nhiều người Nga, người Trung Quốc hay người Âu châu lại sẵn sàng chi hàng ngh́n USD để tới Mỹ những ngày này, ở đúng 3 ngày, mua sắm xong là về? Tại sao người Việt Nam - kể cả người có tiền, lẫn du học sinh, người đi công tác, một khi đă sang tới Mỹ đều không thể nào không dứt ra vài ngàn USD để mua sắm?

VEF