PDA

View Full Version : Tết: Văn hóa và không...văn hóa!


tonycarter
01-30-2012, 05:38
Tác giả: Hội Phụ

Văn hóa là những hành vi và suy tư của từng cá nhân. Văn hóa không hề mang tính tập thể, mặc dù có một nền văn hóa. Hệt như theo phân loại th́ có một nền văn học và nghệ thuật nào đó - nhưng từng tác phẩm đều do từng cá nhân làm ra.

1.Cuối năm, quanh quẩn nghĩ chuyện này: Một rừng đào và vô số chậu đào đón Tết, cứ cho là một triệu chậu đào đón Tết đi, hai cái đó khác nhau ra sao?

Đi bộ dọc đê, bỗng có hai cô gái giữ lại hỏi thăm đường: "Ông ơi, làng hoa đào Nhật Tân lối nào hả ông?" Hai bóng thiếu nữ bé nhỏ, chắc là hai cô học tṛ một trường trung cấp hoặc cao đẳng. Hai tâm hồn đi t́m hoa Tết cổ truyền. "Chẳng c̣n lối nào vào làng hoa Nhật Tân nữa các cháu ạ". "Sao vậy, ông?" "Làng hoa đào Nhật Tân không c̣n nữa..."

Mênh mông dăm cây số vuông một vùng nằm giữa bốn con đường lớn Lạc Long Quân, An DươngVương, Nguyễn Hoàng Tôn, Phạm Văn Đồng ... Ôi chao, nếu không triệt phá đào để xây những gỉ ǵ gi đồ sộ, th́ Hà Nội ngày nay sẽ giữ được một rừng đào!

Chí ít cũng giữ được những khoảnh rừng đào nhỏ xen giữa những khối nhà. Và sẽ phải có lệnh cấm chặt đào, cấm tự giết chết hồn vía ḿnh. Nhưng mà thôi, tiếc nuối mà chi...Nếu có một rừng đào th́ sẽ sửa chữa được t́nh trạng chặt đào như chặt củi và trang trí cho cành hoa mang tiềm năng củi có được vẻ ǵ như thể mang dáng xuân...

2.Nói cho đúng, thời xa xưa, cũng vẫn có tục ngắt một cành lộc ngoài vườn đem vào nhà. Mang hương xuân vào trong từng ngôi nhà. Mang màu sắc xuân vào từng gia đ́nh.
Nhưng ai đủ sức "chơi xuân" tinh tế như vậy?

Phải là người có nhà và có vườn. Khi người ta ngắt một nhánh cây mang lộc xuân đem vào bàn thờ trong nhà, đó là người ta nhẹ tay ngắt từ cái cây trong vườn nhà ḿnh. Đó là người ta thầm th́ xin và nhận từ cái cây do bàn tay chính ḿnh chăm sóc vun quén. Cái hành vi "ngắt hoa", "hái lộc" đó không mang tính phá hoại.

Văn hóa là những hành vi và suy tư của từng cá nhân. Văn hóa không hề mang tính tập thể, mặc dù có một nền văn hóa. Hệt như theo phân loại th́ có một nền văn học và nghệ thuật nào đó - nhưng từng tác phẩm đều do từng cá nhân làm ra.

<table class="cms_table"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td" align="center">http://tuanvietnam.vietnamn et.vn/assets/Uploads/SAM5016_1326869484.j pg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Đào Nhật Tân khoe sắc. Ảnh: Ngoisao.net</td> </tr> </tbody></table>
Trong hang động xưa cũng từng có một cá nhân vẽ lên thành vách những bức họa cho chính ḿnh thưởng thức - trong ngôi nhà bên Nghi Xuân nh́n sang Hồng Lĩnh cũng từng có một cá nhân viết những câu thơ rớm máu. Tội nghiệp cho những nghệ sĩ thiên tài thời nay cứ định vẽ và viết cho mai sau, quên rằng vẽ và viết là cho chính ḿnh đă, mải nghĩ xa nên không bao giờ có được những tác phẩm gần gụi xứng đáng với chính ḿnh.

Điều đó đă diễn ra khi con người không có cái vườn riêng cho nhà ḿnh, không có công sức chăm sóc vun quén những bông hoa cho chính ḿnh v́ đó là tài sản của chính ḿnh. Con người ấy trong đám đông ấy sẽ bộc lộ hoặc sẽ tiêm nhiễm thói xấu của đám đông.

Cuối năm, đi dọc đường đê Nhật Tân rẽ vào phố Đặng Thai Mai, cơ man là hoa. Những gị hoa lan ở đó thiên nhiên bắt chước ni-lông màu nơn chuối. Những cánh hoa đào ở đó thiên nhiên bắt chước cái mảnh mai mịn màng của lụa Hà Đông. Thầm cám ơn những ai đă đặt tên con phố này là Đặng Thai Mai, ông già gày g̣ không làm thơ nhưng am tường và thuộc để nếm náp từng câu thơ của người đời như những câu thơ của chính ḿnh, con người không bao giờ chạy sô đi khoe thơ...

Rồi khi đi vào con ngơ số 12, vào trong một ngôi nhà màu trắng "Pḥng tranh Trịnh Thị An", được ngập ḿnh giữa cả trăm bức tranh chỉ một đề tài hoa, bỗng nhận ra được thêm một điều khác nữa. Hoa thật nào rồi th́ cũng tàn, c̣n hoa đă được nghệ sĩ lưu giữ lại trên vóc và trong hồn ḿnh th́ vĩnh viên làm ta đắm đuối.

<table class="cms_table" align="left"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Lại trở về với chuyện vặt hoa, bẻ cành, tuốt lộc... toàn bộ các "biểu tượng" đó chỉ tạo thành duy nhất một biểu tượng: Sự không có văn hóa. Nói cho đúng, đó vẫn là sự có văn hóa của đám đông không được dạy dỗ để biết rằng văn hóa là cá nhân.</td> </tr> </tbody></table>


Một cuộc sống càng văn minh, càng không ngừng "tiến lên hàng đầu", con người ở đó không thể ngơ ngác ngớ ngẩn với câu hỏi "hàng đầu là tiến đi đâu" như Bút Tre từng giễu, mà tiến lên chỉ có nghĩa là càng có thêm nhiều cách biểu đạt khác nhau.

Loài người dù đông đúc hàng tỉ nhưng cũng chỉ có một đôi mắt, một tấm thân, một tiếng nói ... Văn hóa, nghệ thuật đă tạo ra vô vàn đôi mắt, vô vàn tấm thân và vô số giọng ca để thành vô vàn biểu tượng và toàn là những biểu tượng hoàn toàn khác nhau, không biểu tượng nào giống biểu tượng nào.

Lại trở về với chuyện vặt hoa, bẻ cành, tuốt lộc... toàn bộ các "biểu tượng" đó chỉ tạo thành duy nhất một biểu tượng: Sự không có văn hóa. Nói cho đúng, đó vẫn là sự có văn hóa của đám đông không được dạy dỗ để biết rằng văn hóa là cá nhân. Một ḿnh ai đó ngồi đọc Nguyễn Du. Tất cả những ai đó đang ngồi đọc Nguyễn Du. Nhưng mỗi lần đọc ấy là một Tôi đang lẩm nhẩm truyện tṛ với một Ta Nguyễn Du.

3.Cuối năm, ở nhà họa sĩ họ Trịnh ra về, bỗng được chứng kiến thực sự thế nào là hoa tàn. Đang đi lững thứng trên đê tới trạm xe buưt. Bỗng bị chững lại v́ hai người lôi kéo một cành đào to cao ngất nghểu. "Bảy trăm ngh́n, bán quách đi rồi về cho sớm chợ c̣n gói bánh chưng cho vợ". "Mẹ! ... Cánh đào đẹp vật vă thế này mà trả có bảy lít!"

Chợt nhớ nhiều lúc trong đời ḿnh, vào những lúc được ngồi với bè bạn trong những gian nhà treo tranh như của họa sĩ họ Trịnh. Tṛ chuyện, châm chọc, và hỏi han, và có lúc v́ sao đó bỗng thấy cần nói tục.

Đám bè bạn ấy từng người lần lượt ra đi. Nhưng văn hóa là cá thể và cho dù thể hiện ra ở rất đông người, song vẫn không là đám đông.

Đám đông không bao giờ có nền văn hóa của riêng nó

Báo Tầm Nh́n