woaini1982
02-02-2012, 07:32
Theo trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu (TSAMTO), Mỹ sẽ vượt Nga trở thành nước xuất khẩu nhiều vũ khí nhất cho Ấn Độ.
(ĐVO) Năm 2012, Nga sẽ cung cấp vũ khí và các thiết bị quân sự cho Ấn Độ với giá trị khoảng 7,7 tỷ USD, chiếm hơn 60% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga và 80% số lượng nhập khẩu của Ấn Độ. Nhưng từ năm 2013, Mỹ có thể "đánh bại" Nga chiếm ngôi xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ.
http://quocphong.baodatviet .vn/avatar.aspx?ID=11519 7&at=1&ts=130&lm=63463561552000000 0
Trong năm 2012, Nga sẽ bàn giao cho Ấn Độ một lượng vũ khí và trang bị quân sự rất ấn tượng. Tuy nhiên, đa số lượng vũ khí này là chậm trễ từ các hợp đồng đã được ký trước đó. Đáng kể nhất là kế hoạch bàn giao tàu sân bay Vikramaditya cho hải quân Ấn Độ vào tháng 12/2012, chi phí của việc nâng cấp tàu sân bay này đã nhiều lần thay đổi với giá thành cuối cùng lên đến 2,34 tỷ USD.
Việc chuyển giao lớn thứ hai phải kể đến là kế hoạch chuyển hai tàu khu trục project 11356 có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Sau đó là bàn giao tàu ngầm hạt nhân thuộc project 971 Nerpa đã được tổ chức trong tháng 1/2012 với giá trị thỏa thuận cuối cùng khoảng 0,92 tỷ USD.
Theo lịch trình giao hàng đã công bố trước đây, trong năm 2012, Ấn Độ sẽ nhận khoảng 40 trực thăng Mi-17V-5, 21 máy bay Su-30MKI, 12 Su-30MKI (của hợp đồng 2007) và 9 máy bay chiến đấu trên boong MiG-29K/KUB.
Năm nay Nga sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hiện đại hóa máy bay tiêm kích MiG-29, máy bay tuần tra Tu-142, trực thăng Mi-17, sửa chữa các tàu ngầm diesel - điện project 877 EKM, cung cấp trực thăng Ka-31, động cơ AL-55, thiết bị mô phỏng luyện tập cho Mi-17, hệ thống tên lửa chống hạm Club-S và một số chương trình khác cho quân đội Ấn Độ...
http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20120130/qp_nam_danhbai_01.jp g
Năm 2012, Nga vẫn là "trùm" bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ, nhưng có thể năm 2013 Mỹ sẽ soán ngôi vị này với một loạt hợp đồng chuyển giao vũ khí thế hệ mới.
Trong năm 2012, Mỹ tạm thời không có hợp đồng chuyển giao vũ khí cho Ấn Độ, các hợp đồng lớn như cung cấp máy bay tuần tra chống hạm trên biển P-8I Poseidon, máy bay vận tải quân sự C-17A và trực thăng AH-64D Apache Longbow sẽ được chuyển giao trong giai đoạn từ 2013-2015.
Xét tổng thể Nga vẫn dẫn đầu về việc cung cấp các kỹ thuật quân sự và vũ khí vào thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 2012-2016 với giá trị vào khoảng 15,6 tỷ USD, còn Mỹ chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD.
Nhưng dự kiến, Mỹ sẽ xuất khẩu vũ khí và các thiết bị quân sự vào thị trường Ấn Độ trong năm 2013 vào khoảng 3,06 tỷ USD (còn Nga chỉ có 2,03 tỷ), năm 2014 là 3,7 tỷ trên tổng số 10,5 tỷ USD (Nga 2,03 tỷ) và 2015 vào khoảng 2,47 tỷ USD trên tổng 12,5 tỷ USD (Nga 1,95 tỷ).
Tuy nhiên, nước có bước phát triển mạnh nhất trong thị trường vũ khí Ấn Độ là Israel với 3,7 tỷ USD trong 10 năm (2002-2011), nhưng chỉ trong 5 năm 2012-2016 Israel sẽ xuất được 2,62 tỷ USD.
Tổng quát, giá trị vũ khí và các kỹ thuật quân sự mà Ấn Độ sẽ nhận trong giai đoạn 2012-2016 vào khoảng 51,4 tỷ USD (trong khi đó trong giai đoạn 2002-2011 chỉ là 25,6 tỷ).
Từ năm 2016 trở đi, Nga, Mỹ hay quốc gia nào sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu vũ khí và trang bị quân sự vào Ấn Độ đến giờ chưa dự đoán được. Thực tế cho đến nay, đa số các hợp đồng cung cấp đang trong quá trình đàm phán, đấu thầu và chưa “ngã ngũ”, đặt biệt là một số chương trình lớn thì bây giờ mới trong giai đoạn đầu của các cuộc thảo luận.
Thu Hoài (theo Lenta)
(ĐVO) Năm 2012, Nga sẽ cung cấp vũ khí và các thiết bị quân sự cho Ấn Độ với giá trị khoảng 7,7 tỷ USD, chiếm hơn 60% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga và 80% số lượng nhập khẩu của Ấn Độ. Nhưng từ năm 2013, Mỹ có thể "đánh bại" Nga chiếm ngôi xuất khẩu vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ.
http://quocphong.baodatviet .vn/avatar.aspx?ID=11519 7&at=1&ts=130&lm=63463561552000000 0
Trong năm 2012, Nga sẽ bàn giao cho Ấn Độ một lượng vũ khí và trang bị quân sự rất ấn tượng. Tuy nhiên, đa số lượng vũ khí này là chậm trễ từ các hợp đồng đã được ký trước đó. Đáng kể nhất là kế hoạch bàn giao tàu sân bay Vikramaditya cho hải quân Ấn Độ vào tháng 12/2012, chi phí của việc nâng cấp tàu sân bay này đã nhiều lần thay đổi với giá thành cuối cùng lên đến 2,34 tỷ USD.
Việc chuyển giao lớn thứ hai phải kể đến là kế hoạch chuyển hai tàu khu trục project 11356 có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Sau đó là bàn giao tàu ngầm hạt nhân thuộc project 971 Nerpa đã được tổ chức trong tháng 1/2012 với giá trị thỏa thuận cuối cùng khoảng 0,92 tỷ USD.
Theo lịch trình giao hàng đã công bố trước đây, trong năm 2012, Ấn Độ sẽ nhận khoảng 40 trực thăng Mi-17V-5, 21 máy bay Su-30MKI, 12 Su-30MKI (của hợp đồng 2007) và 9 máy bay chiến đấu trên boong MiG-29K/KUB.
Năm nay Nga sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hiện đại hóa máy bay tiêm kích MiG-29, máy bay tuần tra Tu-142, trực thăng Mi-17, sửa chữa các tàu ngầm diesel - điện project 877 EKM, cung cấp trực thăng Ka-31, động cơ AL-55, thiết bị mô phỏng luyện tập cho Mi-17, hệ thống tên lửa chống hạm Club-S và một số chương trình khác cho quân đội Ấn Độ...
http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20120130/qp_nam_danhbai_01.jp g
Năm 2012, Nga vẫn là "trùm" bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ, nhưng có thể năm 2013 Mỹ sẽ soán ngôi vị này với một loạt hợp đồng chuyển giao vũ khí thế hệ mới.
Trong năm 2012, Mỹ tạm thời không có hợp đồng chuyển giao vũ khí cho Ấn Độ, các hợp đồng lớn như cung cấp máy bay tuần tra chống hạm trên biển P-8I Poseidon, máy bay vận tải quân sự C-17A và trực thăng AH-64D Apache Longbow sẽ được chuyển giao trong giai đoạn từ 2013-2015.
Xét tổng thể Nga vẫn dẫn đầu về việc cung cấp các kỹ thuật quân sự và vũ khí vào thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 2012-2016 với giá trị vào khoảng 15,6 tỷ USD, còn Mỹ chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD.
Nhưng dự kiến, Mỹ sẽ xuất khẩu vũ khí và các thiết bị quân sự vào thị trường Ấn Độ trong năm 2013 vào khoảng 3,06 tỷ USD (còn Nga chỉ có 2,03 tỷ), năm 2014 là 3,7 tỷ trên tổng số 10,5 tỷ USD (Nga 2,03 tỷ) và 2015 vào khoảng 2,47 tỷ USD trên tổng 12,5 tỷ USD (Nga 1,95 tỷ).
Tuy nhiên, nước có bước phát triển mạnh nhất trong thị trường vũ khí Ấn Độ là Israel với 3,7 tỷ USD trong 10 năm (2002-2011), nhưng chỉ trong 5 năm 2012-2016 Israel sẽ xuất được 2,62 tỷ USD.
Tổng quát, giá trị vũ khí và các kỹ thuật quân sự mà Ấn Độ sẽ nhận trong giai đoạn 2012-2016 vào khoảng 51,4 tỷ USD (trong khi đó trong giai đoạn 2002-2011 chỉ là 25,6 tỷ).
Từ năm 2016 trở đi, Nga, Mỹ hay quốc gia nào sẽ dẫn đầu về giá trị xuất khẩu vũ khí và trang bị quân sự vào Ấn Độ đến giờ chưa dự đoán được. Thực tế cho đến nay, đa số các hợp đồng cung cấp đang trong quá trình đàm phán, đấu thầu và chưa “ngã ngũ”, đặt biệt là một số chương trình lớn thì bây giờ mới trong giai đoạn đầu của các cuộc thảo luận.
Thu Hoài (theo Lenta)