vuitoichat
02-02-2012, 09:46
Quyết định cấm vận dầu mỏ đối với Iran của Liên minh châu Âu (EU) không phải là nhân tố tích cực để giải quyết cuộc khủng hoảng mà thậm chí c̣n phản tác dụng cho chính liên minh này.
Tham vọng
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, trong cuộc họp các ngoại trưởng EU tại Brussels ngày 23/1, EU thông qua biện pháp trừng phạt mới chống Iran, trong đó có lệnh theo từng giai đoạn cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ Iran.
Cụ thể, các nước thành viên EU có gần 6 tháng để chấm dứt các hợp đồng hiện có với Iran. Đây là nội dung của đề xuất do Đan Mạch - nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU khởi xướng.
Theo đề xuất của Đan Mạch, các nước EU sẽ kết thúc các hợp đồng hiện có với Iran vào cuối tháng 6 và sẽ chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu dầu từ Iran vào đầu tháng 7. Không hợp đồng mới nào được phép kư kết trong thời gian gần 6 tháng bước đệm này.
Trưởng đại diện ngoại giao của EU Catherine Ashton nhấn mạnh, các biện pháp cấm vận được tăng cường này sẽ nhắm vào Ngân hàng Trung ương và toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, với mục tiêu là buộc “Iran phải nghiêm túc tuân theo đề nghị trở lại bàn đàm phán”.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120202/tg_2.2_Iran1.jpg
Giới chức EU hy vọng lệnh cấm vận này sẽ chặn được mọi nguồn sống của Iran. Ảnh: Telegraph.
Nền kinh tế Iran phụ thuộc nặng nề vào lợi tức xuất khẩu dầu và châu Âu là thị trường dầu mỏ lớn thứ 2 của Iran sau Trung Quốc. V́ vậy, giới lănh đạo khu vực này tin rằng, lệnh cấm vận mới sẽ làm mất đi 20% giá trị xuất khẩu của Tehran, qua đó giảm doanh thu dầu mỏ và khiến quốc gia Hồi giáo phải giảm khối lượng đầu tư vào chương tŕnh hạt nhân.
Trong khi đó, một số chuyên gia và giới chức châu Âu cũng tự tin về phương án thay thế cho nguồn dầu mỏ Iran. Ông Evgheny Satanovsky, Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông cho rằng, vấn đề này có thể được giải quyết khá dễ dàng: “Thay thế dầu thô từ Iran bằng dầu mỏ từ Saudi Arabia, UAE hoặc Kuwait là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý”.
Gậy ông đập lưng ông
Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây nh́n chung khẳng định, châu Âu đă quá liều lĩnh đánh cược với Iran.
Theo chuyên gia Stanislav Tarasov của Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu đang bước vào giai đoạn đình trệ và việc giảm lượng cung cấp dầu mỏ từ Iran sẽ làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Như vậy, trò chơi chính trị lớn - gây áp lực lên Iran này cuối cùng chỉ thể hiện sự suy giảm chất lượng trong nền chính trị-ngoại giao phương Tây.
Trong khi đó, Martin Callanan, nghị sĩ Anh và là quan chức mới được bổ nhiệm vào nghị viện châu Âu cho rằng, quyết định cấm vận này cho thấy tinh thần đoàn kết của liên minh châu Âu. “27 quốc gia thành viên chúng ta đă hợp sức thành một khối đại đoàn kết để gửi đi thông điệp cứng rắn với chương tŕnh hạt nhân của Iran”, ông Martin Callanan nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận, những lợi ích chính trị mà khối này thu được không “thấm tháp” vào đâu so với hàng loạt mất mát kinh tế mà EU sắp phải gánh chịu. “Chúng ta sẽ phải trả giá rất cao cho quyết định này”, ông Martin quả quyết.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120202/tg_2.2_Iran2.jpg
Quan chức châu Âu nhận định, những lợi ích chính trị mà khối này thu được không “thấm tháp” vào đâu so với hàng loạt mất mát kinh tế mà EU sắp phải gánh chịu khi lệnh cấm vận Iran có hiệu lực. Ảnh: AEI.
Chia sẻ quan điểm trên, chuyên viên của ĐH MGIMO Sergei Druzhilovsky nhận định: “Châu Âu mua 18-20% dầu mỏ xuất khẩu từ Iran. Lệnh cấm này không tác động mạnh đến Iran, không gây vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế của nước này”.
Với lệnh cấm vận của EU, Iran đă có sự chuẩn bị trước. Chuyến công du tới các quốc gia Mỹ Latin mới đây của Tổng thống Ahmadinejad không chỉ nhằm thắt chặt quan hệ chiến lược mà c̣n tăng cường quan hệ với những bạn hàng mới nhằm đối phó với lệnh cấm vận.
Thêm vào đó, giao dịch thương mại giữa Iran với châu Âu chỉ chiếm khoảng 10% trong giao dịch chung của Tehran với các nước. Do vậy, lệnh cấm vận không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân quốc gia Hồi giáo này. Điều này đă được Tổng thống Ahmadinejad nhấn mạnh trên truyền h́nh ngày 26/1 rằng, Iran sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới về dầu mỏ và tài chính của EU và Mỹ.
Trong khi đó, rất có thể EU lâm cảnh gậy ông đập lưng ông, khi một vài nước trong liên minh này thực sự đang quá phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Iran và chẳng nước nào đúng với thực tế này hơn Hy Lạp, nước đang nhập khoảng 30% dầu nội địa từ Iran.
Ông Paul Stevens, chuyên gia kinh tế kiêm giáo sư tại ĐH Dundee ở Scotland chỉ ra rằng, kinh tế Hy Lạp đang suy thoái sâu và hoàn toàn có khả năng sụp đổ nếu lệnh cấm vận có hiệu lực. Nếu điều đó xảy ra, kinh tế Hy Lạp có thể kéo theo kinh tế nhiều nước láng giềng đi xuống.
Châu Âu nhập khoảng 700.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran trong quý 3/2011, tăng 7% so với quư trước đó.
“Lệnh cấm vận này được triển khai đồng nghĩa với khoảng 250.000 thùng dầu sẽ không được cung cấp vào EU một ngày. Ảnh hưởng lên nhóm nước kiểu như Italy hay Hy Lạp sẽ cực kỳ lớn và người Hy Lạp chắc chắn sẽ không hy sinh quyền lợi của họ v́ quyền lợi của châu Âu trong khi Iran là nước duy nhất cung cấp dầu cho họ với điều kiện có lợi”, ông Stevens nhấn mạnh.
Dù chỉ nhập khẩu khoảng 20% lượng dầu thô của quốc gia Hồi giáo, nhưng muốn hay không, châu Âu cũng phải t́m kiếm những nhà cung cấp năng lượng khác để bù đắp nguồn thiếu hụt từ Tehran.
Cuộc lập tŕnh lại nguồn cung năng lượng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng đầu thế giới thật không dễ dàng. Dù Chính phủ Saudi Arabia công bố sẵn sàng cung cấp thêm dầu nếu nguồn cung thiếu hụt nhưng các chuyên gia phân tích thị trường c̣n hoài nghi về khả năng này. Chuyên gia phân tích tại Commerzbank chỉ ra, nếu Saudi Arabia cung dầu với mức độ như trên, nguồn cung dư của nước này sẽ cạn.
Hậu quả của một thời gian không xác định thắt chặt nguồn cung từ Tehran của EU sẽ làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt trong các kho dự trữ dầu trên khắp thế giới.
Ngoài ra, sự ổn định trên thị trường dầu mỏ thế giới mà châu Âu muốn duy tŕ sau quyết định trừng phạt Iran sẽ gặp thêm khó khăn khi lộ tŕnh 6 tháng mà EU đặt ra để từ chối dầu mỏ nhập từ nước này đang bị Tehran thách thức với tuyên bố ngừng cung dầu “cho một số nước” ngay tức th́.
Iran cũng cảnh báo, lệnh cấm vận đối với nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao tới 150USD một thùng. Quả thực, ngay sau tuyên bố của EU, giá dầu mỏ thế giới đă vọt lên 100USD một thùng vào cùng ngày 23/1.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cùng lúc đó cũng cảnh báo việc phương Tây tiến hành cấm vận dầu mỏ song song với cấm vận tài chính Iran sẽ đẩy giá dầu tăng 20-30%, gây cú sốc lớn với thị trường dầu thô quốc tế giữa lúc những bước đi khó nhọc để thoát khỏi bóng đen nợ nần, khủng hoảng, suy thoái… ở khắp nơi đang rất cần một mặt bằng giá nhiên liệu thấp.
Như vậy, xét cho cùng, biện pháp cấm vận của châu Âu chỉ là lợi bất cập hại.
Trà My
(DVO/tổng hợp)
Tham vọng
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, trong cuộc họp các ngoại trưởng EU tại Brussels ngày 23/1, EU thông qua biện pháp trừng phạt mới chống Iran, trong đó có lệnh theo từng giai đoạn cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ Iran.
Cụ thể, các nước thành viên EU có gần 6 tháng để chấm dứt các hợp đồng hiện có với Iran. Đây là nội dung của đề xuất do Đan Mạch - nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU khởi xướng.
Theo đề xuất của Đan Mạch, các nước EU sẽ kết thúc các hợp đồng hiện có với Iran vào cuối tháng 6 và sẽ chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu dầu từ Iran vào đầu tháng 7. Không hợp đồng mới nào được phép kư kết trong thời gian gần 6 tháng bước đệm này.
Trưởng đại diện ngoại giao của EU Catherine Ashton nhấn mạnh, các biện pháp cấm vận được tăng cường này sẽ nhắm vào Ngân hàng Trung ương và toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, với mục tiêu là buộc “Iran phải nghiêm túc tuân theo đề nghị trở lại bàn đàm phán”.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120202/tg_2.2_Iran1.jpg
Giới chức EU hy vọng lệnh cấm vận này sẽ chặn được mọi nguồn sống của Iran. Ảnh: Telegraph.
Nền kinh tế Iran phụ thuộc nặng nề vào lợi tức xuất khẩu dầu và châu Âu là thị trường dầu mỏ lớn thứ 2 của Iran sau Trung Quốc. V́ vậy, giới lănh đạo khu vực này tin rằng, lệnh cấm vận mới sẽ làm mất đi 20% giá trị xuất khẩu của Tehran, qua đó giảm doanh thu dầu mỏ và khiến quốc gia Hồi giáo phải giảm khối lượng đầu tư vào chương tŕnh hạt nhân.
Trong khi đó, một số chuyên gia và giới chức châu Âu cũng tự tin về phương án thay thế cho nguồn dầu mỏ Iran. Ông Evgheny Satanovsky, Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông cho rằng, vấn đề này có thể được giải quyết khá dễ dàng: “Thay thế dầu thô từ Iran bằng dầu mỏ từ Saudi Arabia, UAE hoặc Kuwait là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý”.
Gậy ông đập lưng ông
Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây nh́n chung khẳng định, châu Âu đă quá liều lĩnh đánh cược với Iran.
Theo chuyên gia Stanislav Tarasov của Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu đang bước vào giai đoạn đình trệ và việc giảm lượng cung cấp dầu mỏ từ Iran sẽ làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Như vậy, trò chơi chính trị lớn - gây áp lực lên Iran này cuối cùng chỉ thể hiện sự suy giảm chất lượng trong nền chính trị-ngoại giao phương Tây.
Trong khi đó, Martin Callanan, nghị sĩ Anh và là quan chức mới được bổ nhiệm vào nghị viện châu Âu cho rằng, quyết định cấm vận này cho thấy tinh thần đoàn kết của liên minh châu Âu. “27 quốc gia thành viên chúng ta đă hợp sức thành một khối đại đoàn kết để gửi đi thông điệp cứng rắn với chương tŕnh hạt nhân của Iran”, ông Martin Callanan nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quan chức này thừa nhận, những lợi ích chính trị mà khối này thu được không “thấm tháp” vào đâu so với hàng loạt mất mát kinh tế mà EU sắp phải gánh chịu. “Chúng ta sẽ phải trả giá rất cao cho quyết định này”, ông Martin quả quyết.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bichdiep/20120202/tg_2.2_Iran2.jpg
Quan chức châu Âu nhận định, những lợi ích chính trị mà khối này thu được không “thấm tháp” vào đâu so với hàng loạt mất mát kinh tế mà EU sắp phải gánh chịu khi lệnh cấm vận Iran có hiệu lực. Ảnh: AEI.
Chia sẻ quan điểm trên, chuyên viên của ĐH MGIMO Sergei Druzhilovsky nhận định: “Châu Âu mua 18-20% dầu mỏ xuất khẩu từ Iran. Lệnh cấm này không tác động mạnh đến Iran, không gây vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế của nước này”.
Với lệnh cấm vận của EU, Iran đă có sự chuẩn bị trước. Chuyến công du tới các quốc gia Mỹ Latin mới đây của Tổng thống Ahmadinejad không chỉ nhằm thắt chặt quan hệ chiến lược mà c̣n tăng cường quan hệ với những bạn hàng mới nhằm đối phó với lệnh cấm vận.
Thêm vào đó, giao dịch thương mại giữa Iran với châu Âu chỉ chiếm khoảng 10% trong giao dịch chung của Tehran với các nước. Do vậy, lệnh cấm vận không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân quốc gia Hồi giáo này. Điều này đă được Tổng thống Ahmadinejad nhấn mạnh trên truyền h́nh ngày 26/1 rằng, Iran sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới về dầu mỏ và tài chính của EU và Mỹ.
Trong khi đó, rất có thể EU lâm cảnh gậy ông đập lưng ông, khi một vài nước trong liên minh này thực sự đang quá phụ thuộc vào dầu nhập khẩu từ Iran và chẳng nước nào đúng với thực tế này hơn Hy Lạp, nước đang nhập khoảng 30% dầu nội địa từ Iran.
Ông Paul Stevens, chuyên gia kinh tế kiêm giáo sư tại ĐH Dundee ở Scotland chỉ ra rằng, kinh tế Hy Lạp đang suy thoái sâu và hoàn toàn có khả năng sụp đổ nếu lệnh cấm vận có hiệu lực. Nếu điều đó xảy ra, kinh tế Hy Lạp có thể kéo theo kinh tế nhiều nước láng giềng đi xuống.
Châu Âu nhập khoảng 700.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran trong quý 3/2011, tăng 7% so với quư trước đó.
“Lệnh cấm vận này được triển khai đồng nghĩa với khoảng 250.000 thùng dầu sẽ không được cung cấp vào EU một ngày. Ảnh hưởng lên nhóm nước kiểu như Italy hay Hy Lạp sẽ cực kỳ lớn và người Hy Lạp chắc chắn sẽ không hy sinh quyền lợi của họ v́ quyền lợi của châu Âu trong khi Iran là nước duy nhất cung cấp dầu cho họ với điều kiện có lợi”, ông Stevens nhấn mạnh.
Dù chỉ nhập khẩu khoảng 20% lượng dầu thô của quốc gia Hồi giáo, nhưng muốn hay không, châu Âu cũng phải t́m kiếm những nhà cung cấp năng lượng khác để bù đắp nguồn thiếu hụt từ Tehran.
Cuộc lập tŕnh lại nguồn cung năng lượng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng đầu thế giới thật không dễ dàng. Dù Chính phủ Saudi Arabia công bố sẵn sàng cung cấp thêm dầu nếu nguồn cung thiếu hụt nhưng các chuyên gia phân tích thị trường c̣n hoài nghi về khả năng này. Chuyên gia phân tích tại Commerzbank chỉ ra, nếu Saudi Arabia cung dầu với mức độ như trên, nguồn cung dư của nước này sẽ cạn.
Hậu quả của một thời gian không xác định thắt chặt nguồn cung từ Tehran của EU sẽ làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt trong các kho dự trữ dầu trên khắp thế giới.
Ngoài ra, sự ổn định trên thị trường dầu mỏ thế giới mà châu Âu muốn duy tŕ sau quyết định trừng phạt Iran sẽ gặp thêm khó khăn khi lộ tŕnh 6 tháng mà EU đặt ra để từ chối dầu mỏ nhập từ nước này đang bị Tehran thách thức với tuyên bố ngừng cung dầu “cho một số nước” ngay tức th́.
Iran cũng cảnh báo, lệnh cấm vận đối với nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao tới 150USD một thùng. Quả thực, ngay sau tuyên bố của EU, giá dầu mỏ thế giới đă vọt lên 100USD một thùng vào cùng ngày 23/1.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cùng lúc đó cũng cảnh báo việc phương Tây tiến hành cấm vận dầu mỏ song song với cấm vận tài chính Iran sẽ đẩy giá dầu tăng 20-30%, gây cú sốc lớn với thị trường dầu thô quốc tế giữa lúc những bước đi khó nhọc để thoát khỏi bóng đen nợ nần, khủng hoảng, suy thoái… ở khắp nơi đang rất cần một mặt bằng giá nhiên liệu thấp.
Như vậy, xét cho cùng, biện pháp cấm vận của châu Âu chỉ là lợi bất cập hại.
Trà My
(DVO/tổng hợp)