PDA

View Full Version : 'Khách nước ngoài bị lừa đảo không phải cá biệt'


tonycarter
02-03-2012, 01:38
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận xét, báo chí đă đưa nhiều h́nh thức lừa đảo khách du lịch, do vậy bài viết 'Tại sao tôi không trở lại Việt Nam' của Matt Kepnes trên tờ Huffington Post (Mỹ) không phải là cá biệt. Ngành du lịch càng phải nh́n vào đó để có cách làm tốt hơn.

Bài viết "Why I'll never return to Vietnam" (“Tại sao tôi không bao giờ trở lại Việt Nam?”) do blogger Matt Kepnes viết về một chuyến đi tới Việt Nam, được đăng trên báo Huffington Post vào ngày 30/12/2011. Tác giả thẳng thắn tuyên bố “Sau những trải nghiệm ở đây vào năm 2007, tôi sẽ không bao giờ quay lại đất nước này nữa. Không bao giờ. Một chuyến đi công tác hay một cô bạn gái có thể buộc tôi phải trở lại đây, nhưng trong tương lai mà tôi có thể hoạch định, tôi sẽ không bao giờ trở lại”.

Lư giải cho lời khẳng định này, Matt kể về chuyến du lịch bụi của anh tới Việt Nam cách đây vài năm. Theo cảm nhận của anh, những người bán hàng rong dường như luôn t́m cách “chặt chém” khách du lịch, cố t́nh “quên” trả lại tiền thừa. Những người bán áo phông ở Hội An tranh nhau kéo áo du khách để mời mua hàng, taxi tính giá cao ngất ngưởng, tàu du lịch ở Hạ Long không có nước uống, những người giả nghèo khổ để ăn xin...

Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Thế B́nh, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam, cho rằng những ư kiến của Matt Kepnes là b́nh thường v́ mỗi nước đều có mặt tốt mặt xấu, có người khen người chê, nhưng trước tiên cần trân trọng góp ư của du khách.
"Chẳng có ǵ đáng sợ, v́ mọi điểm du lịch đều có luồng đánh giá hai chiều. Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa ḿnh tốt hơn. Bài viết này không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh", ông B́nh nói.
<table class="cms_table" align="center" width="1"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/20/7f/du-khach.jpg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Hai bạn trẻ người Hong Kong từng bị cướp bày bán bưu thiếp kiếm tiền trên đường phố TP HCM tháng 12/2011. Ảnh: PV</td> </tr> </tbody></table>
Theo ông B́nh, trong bài viết của Matt Kepnes có một phần sự thật, một phần cường điệu. Tuy nhiên, người quản lư cần xem và phải tiếp thu như t́nh trạng chèo kéo khách, cướp giật, vệ sinh môi trường. Đây cũng là vấn đề đáng báo động ở nhiều nơi. Người quản lư ở tất cả điểm tham quan cần rút kinh nghiệm, tăng cường kiểm tra các dịch vụ du lịch. Để bằng thực tế khách quan đó, khách du lịch quốc tế sẽ coi đây là hiện tượng nhỏ lẻ, không phổ biến.

Chuyên gia này cho rằng, hiện nay t́nh trạng kinh doanh du lịch bùng phát ở nhiều địa phương song nhận thức của người dân vẫn sơ khai, văn hóa du lịch chưa h́nh thành, các chuyện chộp giật không tránh khỏi, chưa kể trào lưu kiếm tiền chặt chém khách ở mọi nơi mọi chỗ. Cơ quan chính quyền ở các điểm du lịch cần rút kinh nghiệm, tuyên truyền và có biện pháp hành chính để dần chấn chỉnh t́nh trạng đó và dần nâng cao dân trí của người dân.

"Thời gian qua, yếu tố vật chất quá được coi trọng, yếu tố văn hóa giảm dần ở xă hội ta, khách du lịch đứng ngoài nên nh́n khách quan, đánh giá xă hội ta đang ở mốc nào. Nếu người dân trở lại truyền thống hiếu khách của dân tộc xa xưa th́ khách sẽ yêu đất nước ta", ông Vũ Thế B́nh nói.

Theo chị Đoàn Thanh Trà, đại diện Saigontourist, trải nghiệm của Matthew Kepnes vào thời điểm năm 2007, từ đó đến nay đă có quá nhiều thay đổi, nhưng không có nghĩa những điều Matthew trải qua giờ không c̣n bị bắt gặp ở nhiều vùng Việt Nam, ngay cả thành phố lớn.

Chị Trà cho rằng, những ư kiến của Matthew có thể gây cái nh́n thiếu thiện cảm về du lịch Việt Nam, nhưng lại rất cần thiết để ta tự phải nh́n lại ḿnh. Không ít quốc gia hay một vùng miền đă lấy sự thân thiện và hiếu khách của chính mỗi người dân để làm thông điệp cho du lịch, và những danh lam thắng cảnh hay di sản ít ỏi của họ trở nên cuốn hút. Sự kết hợp hài ḥa giữa thiên nhiên, văn hóa và con người mới chính là "vẻ đẹp bất tận".

"Bản thân du lịch luôn bao gồm một nội hàm rất quan trọng là sự khác biệt và cuốn hút của văn hóa bản địa, thái độ, hành vi của con người. Khi người dân vẫn c̣n nghĩ du lịch hay phát triển du lịch là chuyện của nhà nước, của ai đó chứ không liên quan ǵ đến ḿnh th́ không tránh khỏi cách đối xử mang tính phân biệt hoặc ‘bóc lột’ v́ quyền lợi rất nhỏ của cá nhân", chị Đoàn Thanh Trà bày tỏ.

Dưới góc nh́n của lănh đạo ngành du lịch, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận xét, ngành du lịch hiện nay đă có mặt sáng nhưng c̣n nhiều mặt tối. Báo chí đă đưa nhiều h́nh thức lừa đảo khách du lịch, do vậy bài báo của Matt Kepnes không phải là cá biệt. Thực tế, nạn lừa đảo du khách rất đáng báo động.

"Tôi rất bức xúc về nạn chặt chém, lừa đảo. Chúng ta không thể ngăn được du khách nói xấu về du lịch Việt Nam, song qua đó thấy được trách nhiệm cơ quan quản lư, trách nhiệm chính quyền địa phương. Giải pháp hàng đầu của du lịch Việt Nam sắp tới là nâng cao trách nhiệm của người lănh đạo và chính quyền địa phương", ông Cường nói.

Ông dẫn chứng, mới đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đă có văn bản gay gắt gửi Khánh Ḥa th́ tỉnh này mới có chiến dịch truy quét taxi lừa đảo, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Đề cập về khả năng lượng khách quốc tế ảnh hưởng sau bài viết của Matt Kepnes, ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, chắc chắn là có ảnh hưởng v́ bài viết đă được đưa lên phương tiện truyền thông thế giới. Song ngành du lịch càng phải nh́n vào đó để có cách làm tốt hơn.

Đoạn trích bài viết của Matt KepnesMatthew Kepnes đă đi du lịch quanh thế giới trong 4 năm qua. Anh điều hành trang web du lịch Nomadic Matt', là blog du lịch lớn thứ hai trên mạng. Dưới đây là đoạn trích bài viết của Matt Kepnes trên báo Huffington Post:

Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất của tôi là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi bắt một chiếc xe bus quay về TP HCM. Tôi khát nước nên mua một loại nước uống phổ biến ở Việt Nam gồm nước, chanh và đường đựng trong túi nylon. Bạn có thể thấy loại nước uống này ở khắp nơi, đặc biệt là ở các trạm trung chuyển. Tôi đi tới chỗ một người bán cạnh xe bus và chỉ vào loại nước tôi muốn mua. Cô ấy nh́n tôi và gật đầu. Người phụ nữ này bắt đầu pha nước, quay sang phía bạn của ḿnh, nói ǵ đó, cười, nh́n tôi cười, rơ ràng cô ấy không cho tất cả loại nguyên liệu vào nước. Tôi biết ḿnh tôi đă ngang nhiên bị lừa gạt.
<table class="cms_table" align="left"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/20/7f/ta1.jpg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_Image">Matt Kepnes. Ảnh từ Blog.</td> </tr> </tbody></table>
"Cô ấy nói với bạn sẽ bán đắt và gạt anh v́ anh là người nước ngoài. Cô ấy nghĩ anh sẽ không để ư", một người Mỹ gốc Việt cùng xe bus nói với tôi.
"Đồ uống này giá bao tiền?", tôi hỏi anh ấy. Đó là một khoản tiền rất nhỏ, vài xu. Tôi đưa cho người bán hàng số tiền đó, nói với cô ấy rằng cô là người xấu và tôi lên xe bus. Không phải chuyện tiền nong mà tôi thất vọng về sự thiếu tôn trọng, khinh thường mà cô ấy dành cho tôi.
Tôi băn khoăn, liệu có phải chỉ riêng ḿnh bị như vậy? Có thể tôi phải trải qua những điều tồi tệ và Việt Nam thật tuyệt vời. Có thể tôi không may. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với một số du khách khác, tôi nhận ra rằng chúng tôi có cùng câu chuyện. Họ đều có chuyện liên quan tới việc bắt chẹt, lừa gạt. Chúng tôi phải tranh đấu v́ tất cả. Chúng tôi cảm thấy không được chào đón ở đây.
Một người bạn của tôi mua chuối, người bán hàng đă bỏ đi luôn mà không trả tiền thừa. Ở siêu thị, người bạn của tôi nhận chocolate thay cho tiền thừa. Hai người bạn của tôi đă sống ở Việt Nam 6 tháng nhưng vẫn bị đối xử không tốt. Những người hàng xóm không niềm nở, hào hứng.
Hai người bạn tôi đang ngồi ăn th́ có một người phụ nữ đi một chiếc xe đạp rất đẹp đi tới. Anh Sean miêu tả đó là một chiếc xe leo núi Huffy mà bạn phải ghen tị. Người phụ nữ khóa xe và bắt đầu đi khắp nhà hàng xin tiền. Khi cô ấy tới chỗ bạn tôi, anh ấy hỏi tại sao cô ấy có thể mua chiếc xe như vậy mà không có tiền ăn? "Đó là chiếc xe của chị tôi", người này trả lời. Sean nh́n cô ấy và nói: "Vậy chị ấy có thể trả tiền ăn cho cô".
Tôi không ở đây để phán xét về Việt Nam hay người Việt Nam. Tôi chỉ có kinh nghiệm đă trải qua. Tuy nhiên, những câu chuyện mà tôi nghe từ người khác càng khẳng định thêm những cảm nhận của tôi.