PDA

View Full Version : VPF chưa tạo nhiều dấu ấn ở Super League


megaup
02-03-2012, 12:33
Đưa bóng đá Việt Nam, các giải đấu tới cái đích sạch sẽ, hấp dẫn là tôn chỉ của Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp VN. Nhưng Super League, dù đă có những điểm sáng về chuyên môn, lại bộc lộ bất cập trong công tác tổ chức.


<table summary="" width="200" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" align="center"> <tbody> <tr align="center"> <td>http://www1.bongda.com.vn/data/Image/2012/Thang02/03/thong.jpg</td> </tr> <tr align="center"> <td>Trọng tài Bùi Quang Thông bị các cầu thủ K.Khánh Ḥa phản ứng. Ảnh: Quang Thắng.</td> </tr> </tbody> </table>
Khi c̣n mang tên cũ V-League, giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp ch́m trong các vụ bê bối trọng tài và nghi án bán độ.

Với tên mới Super League, thay đổi đầu tiên VPF mang đến là một khung giờ thi đấu mới muộn hơn, dễ cho người hâm mộ theo dơi vào buổi chiều tối.

Ngoài ra, xét ba ṿng đấu đầu tiên của Super League, HLV Vương Tiến Dũng cho rằng điểm đáng ghi nhận là chất lượng các trận đấu, độ quyết liệt và ṣng phẳng có nhỉnh hơn trước.

Nhưng ngoài những điểm nhấn này, theo ông Dũng, VPF đang có vấn đề trong công tác tổ chức, điều hành giải.

“Ba thẻ đỏ, 98 thẻ vàng được các trọng tài rút ra ở 21 trận đấu đầu tiên dường như chưa phản ánh hết mức độ bạo lực của các trận đấu. Có quá nhiều pha bóng mang tính triệt hạ khiến người ta có cảm giác Super League bây giờ quá bạo lực. Sự cố về trọng tài, sự cố ở các sân hầu như ṿng đấu nào cũng xảy ra. Sự phối hợp giữa VPF và BTC các sân chưa được chặt chẽ", ông Dũng nói.

"VPF nói thẳng ra vẫn phải nhờ VFF trong việc điều hành các trận đấu nhưng có cảm giác, cả hai chưa phối hợp được với nhau. Các giải đấu thường rất căng thẳng ở giai đoạn cuối, nếu không chặt chẽ ngay từ đầu VPF khó mà đứng vững”

Nhận xét của ông Dũng nhận được nhiều chia sẻ. HLV kỳ cựu Trần Văn Phúc tỏ ư lo ngại về năng lực của Ban trọng tài. “Tôi lo lắng về khả năng thành công của một vài cá nhân. Ông Dương Vũ Lâm không có chuyên môn trọng tài nhưng lại ngồi ghế Trưởng ban trọng tài, liệu có ổn không? Ông Trần Duy Ly là người có tài nhưng giờ đă ở tuổi 70, đă xa rời bóng đá 7 năm nay, quay lại thật chẳng dễ dàng”. Ông Phúc nói.

Đánh giá của ông Phúc và ông Dũng được cho là sát thực tế. Ba ṿng đấu đầu tiên của Super League 2012 có nhiều lời ca thán về chất lượng trọng tài.

Ở ṿng 3, trên sân Hàng Đẫy, trọng tài Bùi Quang Thông bị Khánh Ḥa phản ứng dữ dội. Phía Khánh Ḥa cho rằng, trọng tài Thông có nhiều quyết định thiên vị chủ nhà CLB Hà Nội. Ngôi sao Tấn Tài của đội này th́ tố trọng tài Thông xúc phạm anh ngay trên sân bóng.

HLV Hoàng Anh Tuấn của Khánh Ḥa sau đó phản ánh trọng tài Thông từng bị cấm tham gia vào các hoạt động bóng đá khi dính vào vụ tiêu cực hồi c̣n là cầu thủ đá cho đội hạng Nh́ Thanh Hóa năm 1993.

Ở Cup Quốc gia, t́nh h́nh c̣n tệ hơn. Chỉ riêng ở ṿng tứ kết, các trọng tài đă phải rút ra tới 5 thẻ đỏ. Trên sân Thống Nhất, sau trận Sài G̣n FC thắng Thanh Hóa 3-1, và sau trận đấu, nhóm CĐV quá khích của chủ nhà ném đá vỡ kính xe chở đội khách.

Các án phạt mà VPF đưa ra sau sự cố chưa thực sự thuyết phục và hầu hết đều bị phản ứng. Mới nhất là các quyết định xử phạt giành cho sự cố ở sân Thống Nhất. VPF treo gị trung vệ Bật Hiếu của Thanh Hóa nhưng án phạt được áp dụng ở Cup Quốc gia. Trong khi đó, việc cấm Sài G̣n FC thi đấu một trận không khán giả lại được áp dụng ở Super League. Tiền đạo Sunday – người bị cho là đă khơi nguồn cho trận đấu bạo lực ở sân Thống Nhất, lại trắng án…

Giới trọng tài bị kêu ca về chất lượng nhưng bản thân lực lượng này cũng không hài ḷng với VPF. Theo hứa hẹn của các ông “bầu”, mỗi trọng tài có thể thu nhập từ 20-40 triệu đồng một tháng. Nhưng đến nay, VPF chưa thanh toán hết tiền di chuyển, ăn ở và làm nhiệm vụ cho các ông vua áo đen. Theo tính toán của giới c̣i cờ, mỗi người đang bị VPF “nợ” từ 15 đến 20 triệu đồng.

Bạo lực leo thang, khán giả chưa đến sân đông như kỳ vọng nhưng VPF dường như chưa thực sự quan tâm đến điều này. Từ khi có giấy phép thành lập, Công ty này khiến người ta chú ư bởi cuộc chiến bản quyền truyền h́nh với VFF và AVG. Giới chuyên môn cho rằng, đây là nút thắt khiến VPF và VFF chưa thể hợp tác tự nguyện và toàn diện với nhau.

HLV Nguyễn Hữu Thắng của Sông Lam Nghệ An cho rằng, việc VPF và VFF lệch pha trong cách phối hợp là mấu chốt khiến các giải đấu diễn ra chưa suôn sẻ.

“Không thể đ̣i hỏi VPF phải làm tốt ngay bởi họ mới thành lập và đây mới là mùa giải đầu tiên họ điều hành. VFF là cơ quan quản lư VPF nhưng có cảm giác giữa đôi bên đang bất đồng lớn, xuất phát từ chuyện bản quyền truyền h́nh. Phải xử lư được việc này, mọi thứ mới ổn được”, cựu tuyển thủ Việt Nam nhận xét.

Theo VnExpress