Hanna
02-06-2012, 19:48
Ánh Tuyết chỉ có duy nhất một cậu con trai đang vào tuổi “dở dở ương ương” và sống theo lối sống rất Tây như bố. Trước đây, Ánh Tuyết từng nghĩ, vì con trai sinh ra ở Việt Nam nên chị muốn con sống thuần Việt, nhưng rồi chị đã nghĩ rằng đó là điều ích kỷ, với trẻ con không nên áp đặt mà nên dõi theo sự trưởng thành của chúng…
Không dạy con bằng lời nói, chỉ dạy bằng hành động
Ánh Tuyết miêu tả cậu con trai mình là rất… ít nói, ngoan, có ý thức sống tốt ngay từ khi còn nhỏ. Đó là điều khiến chị tự hào và cũng tự tin rằng một chàng trai như thế sẽ không thể là đứa trẻ hư.
Chính vì vậy, chị luôn hướng đến việc dạy con một cách nhẹ nhàng bằng hành động để con có thể thấy được, hiểu được chứ ít khi dùng lời nói. Chị chỉ cố gắng làm sao để con thấy rõ nhất những quan điểm sống của mình và tác động tới ý thức của con chứ không ép con phải theo quan điểm của mình.
<table class="image center" width="443" align="center"> <tbody> <tr> <td>http://phunutoday.vn/dataimages/201202/original/images626700_Ca_si_A nh_Tuyet_khong_ngai_ cho_con_di_bar_phunu today.vn_1.jpg</td> </tr> <tr> </tr> </tbody> </table> Theo chị, đừng bao giờ bắt đứa trẻ sống cho bố mẹ mà hãy để cho chúng được sống cho chính đời sống của chúng, áp đặt con đồng nghĩa với việc bắt con sống cho bố mẹ. Nhiều bố mẹ cho rằng hướng con sống theo cách của bố mẹ, áp đặt suy nghĩ của bố mẹ là đúng nhưng kỳ thực đó là sự ích kỷ và sai lầm khi yêu cầu con sống không phù hợp với bản thân nó.
Vậy nên, cách tốt mà Ánh Tuyết đã làm lâu nay là cứ đi theo những bước đi của con xem có chuẩn không, nếu không chuẩn, có chỗ nào lệch lạc thì nắn chỉnh, nhắc nhở để con đi đường cho thẳng. Ngay từ nhỏ, Ánh Tuyết đã cho con trai được tự quyết về cuộc sống và những công việc của mình, đó cũng là một cách để anh chàng lớn lên tự lập hơn.
Theo cái thói của người Việt Nam mình, con mà ngã là thi nhau đánh chừa cái… đất vì tội làm đứa trẻ đau, nhưng trong nhà Ánh Tuyết thì không, đứa trẻ ngã thì còn kêu là sẽ bị bắt đền vì tội làm… đau cái đất.
Đứa trẻ ngã mà đổ tội cho người khác sẽ làm cho nó có tính ích kỷ, lâu dần có tính gặp chuyện gì cũng đổ thừa cho người khác, mà phải cho đứa bé thấy vì nó thiếu tính cẩn trọng nên bị thế. Cách đó làm đứa trẻ cứng rắn hơn, không hay khóc.
Ánh Tuyết hay đưa con đi chơi, về quê và tham gia vào các trò chơi dân gian cũng như làm các công việc của người dân bình thường như bắt cá, bắt chim... Chị tin một điều chắc chắn đứa trẻ khi được tham gia vào những trò lạ nó sẽ thấy thú vị và trở thành ấn tượng với nó dù cho sau này nó có đến đất nước xa xôi nào để sinh sống đi chăng nữa.
Thi thoảng, đi từ thiện chị cũng “xách” con theo và đưa con tham gia vào các hoạt động để con được thấy thực tế cuộc sống như thế nào, những người xung quanh con vẫn còn khổ cực ra sao…
Khi con thấy được cuộc sống như thế, chị nói với con rằng ngày xưa mẹ cũng khổ như thế, thậm chí còn khổ hơn thì con sẽ dễ dàng hiểu được, chứ nếu nói giáo điều bình thường cậu sẽ chẳng thể nào tưởng tượng ra. Từ từ những thực tế đó cứ dần đi vào đầu cậu bé, in dấu trong lòng và sẽ trở thành cuộc sống lúc nào không hay.
<table class="image center" width="443" align="center"> <tbody> <tr> <td>http://phunutoday.vn/dataimages/201202/original/images626702_Ca_si_A nh_Tuyet_khong_ngai_ cho_con_di_bar_phunu today.vn_3.jpg</td> </tr> <tr> </tr> </tbody> </table> Nhà tuy chỉ có một cậu con trai, nhưng Ánh Tuyết và con trai lại không “thủ thỉ”, tình cảm suốt ngày như mẹ với con gái. Tính cách con trai nhất là đến tuổi lỡ cỡ, bắt đầu ra vẻ là người lớn thì lại “lơ đẹp” mẹ và thân với bố nhiều hơn. Có lẽ, “đàn ông” có nhiều chuyện để nói với nhau hơn.
Mỗi khi có chuyện gì kiểu “gặp nạn” cần mẹ “cứu” thì cậu chàng mới “bu” lấy mẹ. Từ khi vào giai đoạn bị con trai “lơ đẹp”, Ánh Tuyết lại khéo léo chọn cách theo dõi con qua ba nó. Khi cần phải có biện pháp áp dụng mạnh thì chị… mắng chồng và yêu cầu chồng phải cứng rắn với con.
Tuy nhiên, chị cũng chọn những thời điểm thích hợp để gặp con nói chuyện riêng, chị không nói kiểu nghiêm trọng mà nói kiểu chơi chơi, vui vui nửa giỡn nửa thật:
“Mẹ nói rồi, mẹ chỉ có mình con thôi, con chơi thì chơi nhưng phải học hành đàng hoàng, mai này mẹ lớn tuổi mẹ không có sức làm việc nữa thì con cũng phải giỏi giang để cho mẹ nhờ chút thôi, chỉ chút chút thôi, hề!?”. Thế là anh nói: “Biết rồi mẹ”. Con trai ít nói, Ánh Tuyết hiểu con nói như vậy là con hiểu và ý thức được rồi.
Không cấm con trai đi bar!
Con trai Ánh Tuyết bước vào lớp 11, tuổi đang tập làm người lớn và lại sống theo cách hơi tự do, tự chủ của Tây nên nếu không quan sát theo dõi thì chị lo con rất dễ… hư. Không có điều kiện theo con từng bước ra ngoài đường, Ánh Tuyết chọn cách tạo ra một môi trường thật thoải mái để con thích ở nhà hơn là ra ngoài đường và như thế chị sẽ dễ quan sát.
Nhưng, Ánh Tuyết hiểu việc quan sát con cũng phải rất tế nhị và kín đáo chứ nếu theo sát quá, quan sát kỹ quá con sẽ ức chế, khó chịu, dễ dàng “bung” ngay và như thế sẽ không quản lý được.
Môi trường thoải mái, vui vẻ ở nhà đã khiến chàng trai bé bỏng của chị thường mời bạn tới nhà chơi, tụ tập thay vì ra đường tụ tập ở nơi nào đó. Tuy nhiên dễ tính như vậy nhưng chị cũng có những điều cấm kỵ nghiêm ngặt là không uống đồ uống của người lớn.
Có bữa bạn đến chơi ở lại qua đêm, sáng ra, chị nhìn thấy sọt rác cả đống hộp bia, chị gọi chồng ra nói rằng mình không thích con trai tiếp tục thế này và phải dừng ngay lại, còn nhỏ mà uống bia sẽ hư và đề nghị chồng có biện pháp với con. Mặt khác chị cũng nói với con rằng chị không đồng ý khi con uống bia.
Cậu bé nói đó là do bạn uống, còn mình uống nước ngọt, chị nói mạnh: “Vậy thì mẹ không thích con chơi với những người bạn như vậy sẽ bị ảnh hưởng không sớm thì muộn”. Cậu bé lại nói: “Con biết rồi”!
Theo cuộc sống kiểu Tây, cứ tối thứ 6 hoặc thứ 7, con trai chị lại đi đâu đó với bạn bè hoặc đi bar, Ánh Tuyết không bao giờ cấm con đi bar mà chỉ dặn dò rằng mẹ không thích con đi bar để uống rượu hay làm gì đó không đúng lứa tuổi, nếu mẹ phát hiện con uống bia hay rượu thì sẽ không cho con đi nữa.
Có nhiều khi chị hỏi chơi chơi, cái cách của Ánh Tuyết là cứ hỏi chơi chơi, nói giỡn giỡn vậy thôi, rằng con đi bar làm những gì kể mẹ nghe? Cậu chàng bảo thì đi chơi vui vui nghe nhạc vậy thôi. Chị lại hỏi: “Con có uống bia không?”. Cậu chàng quay lại chọc chị luôn:
“Thì con hút ma túy nè, thuốc lá nè, uống bia mạnh nè, nhảy disco nè, làm gì cũng làm hết…” Ánh Tuyết thấy… vui vì con biết liệt kê những thứ nên tránh xa. Cách dõi theo những bước đi của con giúp Ánh Tuyết thấy hiểu con mình, hiểu tâm lý tình cảm, cậu bé tính tình trẻ con nhưng tư duy rất người lớn nên chị yên tâm phần nào.
Ánh Tuyết dễ tính mà khó tính, khó tính mà lại dễ tính, đó là sự hài hòa cương - nhu trong dạy con tuổi mới lớn. Chị khó tính nhưng không phải đụng đâu khó đó, vì nếu cứ khó quá như thế sẽ phản tác dụng vì chị cho rằng trẻ con tuổi này không tiếp thu những cái làm nó bị “dội” quá, dù rằng lý lẽ của ba mẹ là đúng đi chăng nữa và nó biết là đúng.
Có nghe thì nó cũng sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội trong người. Thế nên, cần nói gì chị lại có những “chiêu bài” đặc biệt, đôi khi giỡn, chị biến thành đứa trẻ con như con trai, đôi khi giả bộ bị ăn hiếp, sầu thảm để con xót ruột mà không ăn hiếp mẹ nữa.
Cũng có những lúc chị để cho con bắt nạt mình hoàn toàn rồi thì chị ngồi đó, mặt buồn thỉu buồn thiu, không nói gì hết, hai cha con thấy vậy vội vã xúm lại và khi đó phải hiểu rằng việc đó cần dừng lại. Đó cũng là một cách dạy con bằng hành động của Ánh Tuyết, cứ để cho những thái độ ảnh hưởng tới con sẽ có hiệu quả nhất định.
Còn chị không dùng cách mắng mỏ vì mắng mà mắng quá thì tuổi này dễ bị cương sẽ phản tác dụng ngay. Cũng có những lúc chị cương lên, nhưng cương là phải “cắt” ngay không “cò cưa”, đó chính là sự quyết đoán.
Từ khi còn nhỏ, con xin cái gì mà không cho thì chị nói không được, nhưng không bao giờ nói giáo điều với con rằng không được vì thế này hay thế kia mà hạ hồi phân giải. Lúc đó đứa trẻ đang “căng” vì nó đòi hỏi, còn mẹ cũng căng vì không chịu theo ý con, hai bên cùng căng là “đứt”. Chị đợi sau đó khi mọi chuyện qua đi mới giải thích cho con tại sao mẹ không chiều con việc đó, lúc đó con sẽ “thấm” hơn và chịu nghe hơn.
Ngày xưa, Ánh Tuyết thích con sống theo kiểu của người Việt nhưng rồi chị lại mặc cho con đi theo cách sống Tây của bố nó, bởi điều quan trọng nhất mà chị muốn là con có ý thức với cuộc sống của mình và ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người là đủ.
Còn sống theo cách Việt hay Tây thì vẫn luôn biết coi trọng truyền thống gia đình, yêu thương gia đình và sống có ích. Ánh Tuyết hạnh phúc với cuộc sống hiện tại.
Trải qua một năm có biến cố vì phẫu thuật cột sống, năm nay, Ánh Tuyết cầu mong sức khỏe của mình tốt hơn để có thể hoàn thành được những kế hoạch nghệ thuật mà chị ấp ủ.
Miên Thảo
Phunu
Không dạy con bằng lời nói, chỉ dạy bằng hành động
Ánh Tuyết miêu tả cậu con trai mình là rất… ít nói, ngoan, có ý thức sống tốt ngay từ khi còn nhỏ. Đó là điều khiến chị tự hào và cũng tự tin rằng một chàng trai như thế sẽ không thể là đứa trẻ hư.
Chính vì vậy, chị luôn hướng đến việc dạy con một cách nhẹ nhàng bằng hành động để con có thể thấy được, hiểu được chứ ít khi dùng lời nói. Chị chỉ cố gắng làm sao để con thấy rõ nhất những quan điểm sống của mình và tác động tới ý thức của con chứ không ép con phải theo quan điểm của mình.
<table class="image center" width="443" align="center"> <tbody> <tr> <td>http://phunutoday.vn/dataimages/201202/original/images626700_Ca_si_A nh_Tuyet_khong_ngai_ cho_con_di_bar_phunu today.vn_1.jpg</td> </tr> <tr> </tr> </tbody> </table> Theo chị, đừng bao giờ bắt đứa trẻ sống cho bố mẹ mà hãy để cho chúng được sống cho chính đời sống của chúng, áp đặt con đồng nghĩa với việc bắt con sống cho bố mẹ. Nhiều bố mẹ cho rằng hướng con sống theo cách của bố mẹ, áp đặt suy nghĩ của bố mẹ là đúng nhưng kỳ thực đó là sự ích kỷ và sai lầm khi yêu cầu con sống không phù hợp với bản thân nó.
Vậy nên, cách tốt mà Ánh Tuyết đã làm lâu nay là cứ đi theo những bước đi của con xem có chuẩn không, nếu không chuẩn, có chỗ nào lệch lạc thì nắn chỉnh, nhắc nhở để con đi đường cho thẳng. Ngay từ nhỏ, Ánh Tuyết đã cho con trai được tự quyết về cuộc sống và những công việc của mình, đó cũng là một cách để anh chàng lớn lên tự lập hơn.
Theo cái thói của người Việt Nam mình, con mà ngã là thi nhau đánh chừa cái… đất vì tội làm đứa trẻ đau, nhưng trong nhà Ánh Tuyết thì không, đứa trẻ ngã thì còn kêu là sẽ bị bắt đền vì tội làm… đau cái đất.
Đứa trẻ ngã mà đổ tội cho người khác sẽ làm cho nó có tính ích kỷ, lâu dần có tính gặp chuyện gì cũng đổ thừa cho người khác, mà phải cho đứa bé thấy vì nó thiếu tính cẩn trọng nên bị thế. Cách đó làm đứa trẻ cứng rắn hơn, không hay khóc.
Ánh Tuyết hay đưa con đi chơi, về quê và tham gia vào các trò chơi dân gian cũng như làm các công việc của người dân bình thường như bắt cá, bắt chim... Chị tin một điều chắc chắn đứa trẻ khi được tham gia vào những trò lạ nó sẽ thấy thú vị và trở thành ấn tượng với nó dù cho sau này nó có đến đất nước xa xôi nào để sinh sống đi chăng nữa.
Thi thoảng, đi từ thiện chị cũng “xách” con theo và đưa con tham gia vào các hoạt động để con được thấy thực tế cuộc sống như thế nào, những người xung quanh con vẫn còn khổ cực ra sao…
Khi con thấy được cuộc sống như thế, chị nói với con rằng ngày xưa mẹ cũng khổ như thế, thậm chí còn khổ hơn thì con sẽ dễ dàng hiểu được, chứ nếu nói giáo điều bình thường cậu sẽ chẳng thể nào tưởng tượng ra. Từ từ những thực tế đó cứ dần đi vào đầu cậu bé, in dấu trong lòng và sẽ trở thành cuộc sống lúc nào không hay.
<table class="image center" width="443" align="center"> <tbody> <tr> <td>http://phunutoday.vn/dataimages/201202/original/images626702_Ca_si_A nh_Tuyet_khong_ngai_ cho_con_di_bar_phunu today.vn_3.jpg</td> </tr> <tr> </tr> </tbody> </table> Nhà tuy chỉ có một cậu con trai, nhưng Ánh Tuyết và con trai lại không “thủ thỉ”, tình cảm suốt ngày như mẹ với con gái. Tính cách con trai nhất là đến tuổi lỡ cỡ, bắt đầu ra vẻ là người lớn thì lại “lơ đẹp” mẹ và thân với bố nhiều hơn. Có lẽ, “đàn ông” có nhiều chuyện để nói với nhau hơn.
Mỗi khi có chuyện gì kiểu “gặp nạn” cần mẹ “cứu” thì cậu chàng mới “bu” lấy mẹ. Từ khi vào giai đoạn bị con trai “lơ đẹp”, Ánh Tuyết lại khéo léo chọn cách theo dõi con qua ba nó. Khi cần phải có biện pháp áp dụng mạnh thì chị… mắng chồng và yêu cầu chồng phải cứng rắn với con.
Tuy nhiên, chị cũng chọn những thời điểm thích hợp để gặp con nói chuyện riêng, chị không nói kiểu nghiêm trọng mà nói kiểu chơi chơi, vui vui nửa giỡn nửa thật:
“Mẹ nói rồi, mẹ chỉ có mình con thôi, con chơi thì chơi nhưng phải học hành đàng hoàng, mai này mẹ lớn tuổi mẹ không có sức làm việc nữa thì con cũng phải giỏi giang để cho mẹ nhờ chút thôi, chỉ chút chút thôi, hề!?”. Thế là anh nói: “Biết rồi mẹ”. Con trai ít nói, Ánh Tuyết hiểu con nói như vậy là con hiểu và ý thức được rồi.
Không cấm con trai đi bar!
Con trai Ánh Tuyết bước vào lớp 11, tuổi đang tập làm người lớn và lại sống theo cách hơi tự do, tự chủ của Tây nên nếu không quan sát theo dõi thì chị lo con rất dễ… hư. Không có điều kiện theo con từng bước ra ngoài đường, Ánh Tuyết chọn cách tạo ra một môi trường thật thoải mái để con thích ở nhà hơn là ra ngoài đường và như thế chị sẽ dễ quan sát.
Nhưng, Ánh Tuyết hiểu việc quan sát con cũng phải rất tế nhị và kín đáo chứ nếu theo sát quá, quan sát kỹ quá con sẽ ức chế, khó chịu, dễ dàng “bung” ngay và như thế sẽ không quản lý được.
Môi trường thoải mái, vui vẻ ở nhà đã khiến chàng trai bé bỏng của chị thường mời bạn tới nhà chơi, tụ tập thay vì ra đường tụ tập ở nơi nào đó. Tuy nhiên dễ tính như vậy nhưng chị cũng có những điều cấm kỵ nghiêm ngặt là không uống đồ uống của người lớn.
Có bữa bạn đến chơi ở lại qua đêm, sáng ra, chị nhìn thấy sọt rác cả đống hộp bia, chị gọi chồng ra nói rằng mình không thích con trai tiếp tục thế này và phải dừng ngay lại, còn nhỏ mà uống bia sẽ hư và đề nghị chồng có biện pháp với con. Mặt khác chị cũng nói với con rằng chị không đồng ý khi con uống bia.
Cậu bé nói đó là do bạn uống, còn mình uống nước ngọt, chị nói mạnh: “Vậy thì mẹ không thích con chơi với những người bạn như vậy sẽ bị ảnh hưởng không sớm thì muộn”. Cậu bé lại nói: “Con biết rồi”!
Theo cuộc sống kiểu Tây, cứ tối thứ 6 hoặc thứ 7, con trai chị lại đi đâu đó với bạn bè hoặc đi bar, Ánh Tuyết không bao giờ cấm con đi bar mà chỉ dặn dò rằng mẹ không thích con đi bar để uống rượu hay làm gì đó không đúng lứa tuổi, nếu mẹ phát hiện con uống bia hay rượu thì sẽ không cho con đi nữa.
Có nhiều khi chị hỏi chơi chơi, cái cách của Ánh Tuyết là cứ hỏi chơi chơi, nói giỡn giỡn vậy thôi, rằng con đi bar làm những gì kể mẹ nghe? Cậu chàng bảo thì đi chơi vui vui nghe nhạc vậy thôi. Chị lại hỏi: “Con có uống bia không?”. Cậu chàng quay lại chọc chị luôn:
“Thì con hút ma túy nè, thuốc lá nè, uống bia mạnh nè, nhảy disco nè, làm gì cũng làm hết…” Ánh Tuyết thấy… vui vì con biết liệt kê những thứ nên tránh xa. Cách dõi theo những bước đi của con giúp Ánh Tuyết thấy hiểu con mình, hiểu tâm lý tình cảm, cậu bé tính tình trẻ con nhưng tư duy rất người lớn nên chị yên tâm phần nào.
Ánh Tuyết dễ tính mà khó tính, khó tính mà lại dễ tính, đó là sự hài hòa cương - nhu trong dạy con tuổi mới lớn. Chị khó tính nhưng không phải đụng đâu khó đó, vì nếu cứ khó quá như thế sẽ phản tác dụng vì chị cho rằng trẻ con tuổi này không tiếp thu những cái làm nó bị “dội” quá, dù rằng lý lẽ của ba mẹ là đúng đi chăng nữa và nó biết là đúng.
Có nghe thì nó cũng sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội trong người. Thế nên, cần nói gì chị lại có những “chiêu bài” đặc biệt, đôi khi giỡn, chị biến thành đứa trẻ con như con trai, đôi khi giả bộ bị ăn hiếp, sầu thảm để con xót ruột mà không ăn hiếp mẹ nữa.
Cũng có những lúc chị để cho con bắt nạt mình hoàn toàn rồi thì chị ngồi đó, mặt buồn thỉu buồn thiu, không nói gì hết, hai cha con thấy vậy vội vã xúm lại và khi đó phải hiểu rằng việc đó cần dừng lại. Đó cũng là một cách dạy con bằng hành động của Ánh Tuyết, cứ để cho những thái độ ảnh hưởng tới con sẽ có hiệu quả nhất định.
Còn chị không dùng cách mắng mỏ vì mắng mà mắng quá thì tuổi này dễ bị cương sẽ phản tác dụng ngay. Cũng có những lúc chị cương lên, nhưng cương là phải “cắt” ngay không “cò cưa”, đó chính là sự quyết đoán.
Từ khi còn nhỏ, con xin cái gì mà không cho thì chị nói không được, nhưng không bao giờ nói giáo điều với con rằng không được vì thế này hay thế kia mà hạ hồi phân giải. Lúc đó đứa trẻ đang “căng” vì nó đòi hỏi, còn mẹ cũng căng vì không chịu theo ý con, hai bên cùng căng là “đứt”. Chị đợi sau đó khi mọi chuyện qua đi mới giải thích cho con tại sao mẹ không chiều con việc đó, lúc đó con sẽ “thấm” hơn và chịu nghe hơn.
Ngày xưa, Ánh Tuyết thích con sống theo kiểu của người Việt nhưng rồi chị lại mặc cho con đi theo cách sống Tây của bố nó, bởi điều quan trọng nhất mà chị muốn là con có ý thức với cuộc sống của mình và ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người là đủ.
Còn sống theo cách Việt hay Tây thì vẫn luôn biết coi trọng truyền thống gia đình, yêu thương gia đình và sống có ích. Ánh Tuyết hạnh phúc với cuộc sống hiện tại.
Trải qua một năm có biến cố vì phẫu thuật cột sống, năm nay, Ánh Tuyết cầu mong sức khỏe của mình tốt hơn để có thể hoàn thành được những kế hoạch nghệ thuật mà chị ấp ủ.
Miên Thảo
Phunu