vuitoichat
02-09-2012, 10:28
Nắp quan tài phải nậy tới 3 lần mới bật ra, tôi nhướn mắt hướng vào bên trong quan tài là vô số những mảnh xương người đặc biệt chiếc xương chân và hộp sọ vẫn c̣n nguyên vẹn.
Rợn người những mảnh xương trong cổ mộ ở hang Nà Lồi
Sau khi đă tận mắt chứng kiến hang ma ở bản Pưa Lai, chúng tôi theo anh Đinh Văn Đức trở xuống bản và đi vào nhà ông trưởng bản Đinh Văn Thiện. Khi hỏi về những câu chuyện rùng rợn về hang cổ mộ, ông Thiện cho hay: “Những chuyện như nhiều người chết, rồi bị bệnh hay bị phát điên v́ có ư xâm phạm vào các quan tài trên hang ma tôi cũng đă từng nghe kể nhiều. Tuy nhiên, chứng kiến cụ thể th́ chưa bao giờ, có điều cũng không biết là thật hay giả nhưng hầu hết người dân biết về hang ma ở bản này hiện giờ đều không dám có ư phá phách hay nghịch ngợm ǵ ở đó, họ đều kiêng kị để tránh điều không may”.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgcongdongviet/20120209/dsc0629.jpg
Những cỗ quan tài ở hang Nà Lồi c̣n khá nguyên vẹn.
Ông Thiện cũng cho biết, xưa đă từng nghe các cụ cao niên ở đây kể về truyền thuyết hang ma ở trên núi. Chuyện kể rằng những ngôi mộ táng trên các động kia đều là những mộ chứa xương của một bộ tộc ăn thịt người. Xương trong động là xương những người đă bị ăn thịt hoặc có thể là xương của những người có chức sắc trong bộ tộc sau khi chết đă được an táng bằng cách treo lên các vách núi để không ai có thể xâm phạm.
Cũng có một truyền thuyết khác đó là cách đây hàng trăm năm, người Xá và người Thái cùng ở trên mảnh đất Mộc Châu. Do có sự tranh chấp về đất đai họ chọn cách bắn tên để giải quyết. Nếu mũi tên của bên nào bắn cắm vào vách đá nghĩa là thần núi, thần đất thuận cho ở, c̣n bên nào thua phải đi khỏi mảnh đất này.
Họ đă đứng ở núi Cắm tên, xă Mường Sang bây giờ bắn tên về Suối Bàng. Người Xá dùng tên có bịt đồng ở đầu mũi tên nên bắn vào vách đá th́ bị nảy ra, c̣n người Thái lấy sáp ong dính vào đầu mũi tên nên khi bắn vào vách đá, mũi tên đă dính lại. Từ đó, người Thái được ở lại trên mảnh đất này, c̣n người Xá phải ra đi. Khi chết, người Xá thậm chí không dám chôn cất người chết trên đất của người Thái đành đưa vào những thân gỗ to, khoét bỏ ruột để đưa người chết vào trong rồi giấu trên các vách đá cheo leo.
Theo chân anh Đinh Văn Đức, chúng tôi lên hang Nà Lồi, nơi có vô số những cổ mộ được táng trên các vách núi mà người dân c̣n gọi là những cỗ “quan tài bay”.
Hang ma Nà Lồi chứa những cỗ quan tài kỳ lạ nằm trên một ngọn núi cao dựng đứng mà mới chỉ nh́n thôi tôi và anh bạn đă lắc đầu lè lưỡi v́ biết đây sẽ là một hành tŕnh cực ḱ gian nan và chẳng kém phần nguy hiểm, không cẩn thận rất dễ trượt chân lăn xuống vực chứ chẳng chơi.
Anh Đức vẫn là người đi đầu, chúng tôi bước theo những bước chân của anh, tay phải bám vào những cây mọc trên sườn núi để làm điểm tựa lấy đà kéo thần người lên. Nhiều đoạn dốc quá chúng tôi phải lấy tay kéo nhau mới vượt qua nổi.
Những quan tài ở hang Nà Lồi c̣n khá nguyên vẹn, tuy nhiên các quan tài ở hang này lại treo toàn trên những vách núi cao, không thể trèo lên được. Cũng may, có 3 chiếc ở gần, chỉ cần bám lên vệ đă có thể nh́n thấy được. Muốn được tỏ tường xem bên trong quan tài có thật sự c̣n xương của người chết hay không, chúng tôi liền làm lễ rồi ḥ nhau bật nắp chiếc quan tài vẫn c̣n nguyên vẹn.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgcongdongviet/20120209/dsc0613.jpg
Một chiếc quan tài có h́nh thù bên ngoài kỳ lạ.
Cũng giống như quan tài ở Pưa lai, tất thảy những quan tài ở đây đều được làm từ gỗ đinh thối. Quan tài được trang trí những hoa văn họa tiết rất cầu kỳ và hai đầu đều được đục h́nh đuôi én. Trong ḷng quan tài, phần đặt đầu người chết được khoét h́nh ḷng bát. Trong quan tài là vô số những mảnh xương người mà rơ ràng nhất là chiếc hộp sọ vẫn c̣n nguyên vẹn. Ngoài ra c̣n có những mảnh sành vỡ, dường như khi chôn người này người ta đă chôn theo một số đồ vật…
Lời giải về bí ẩn của cổ mộ trên vách núi
Theo tài liệu pḥng Pḥng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu cung cấp th́ những quan tài cổ có thể của một tộc người nguồn gốc Môn- Khmer (Người Xá, người Khơ mú, Xinh mun) chứ không thể của người Thái hoặc người Mường, bởi nếu là tổ tiên, họ đă phải thờ cúng. Thứ hai, những quan tài có tuổi ước vào khoảng 400-500 năm trước, nh́n vào quá tŕnh phong hóa trên quan tài có thể phán đoán có những cái mới chỉ khoảng 200 năm tuổi. Thứ ba, dựa vào phần xương c̣n lại trong các quan tài có thể khẳng định những người này có thể h́nh lớn, cao to hơn người ngày nay rất nhiều.
C̣n theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam, một người từng dành nhiều thời gian nghiên cứu về các táng thức của loài người th́ những cỗ quan tài trên vách núi đươc dùng theo h́nh thức “Huyền táng” hay c̣n gọi là táng treo chính là h́nh thức táng được dùng trong các hang ma. Táng thức này sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ phát hiện ở Thanh Hóa và Mộc Châu. Đặc biệt, theo tiến sĩ Nguyễn Lân Cường th́ dựa theo những ǵ c̣n sót lại có thể dự đoán những quan tài này mới chỉ xuất hiện cách đây vài trăm năm bởi xương ở đây c̣n rất xốp, nếu để lâu nó đă cứng lại. Tuy nhiên, việc lư giải được làm sao người xưa có thể đưa các quan tài này lên vách núi th́ vẫn là một bí mật.
Cũng đă có nhiều giả thuyết được đưa ra như là những người được an táng dạng này thường là những quan lang hoặc những người có chức sắc trong bộ lạc người Xá thời ấy. Khi chết, họ sẽ được khiêng, rước lên các động đá. Và các dân phu cũng sẽ dùng cưa, ŕu để hạ những cây gỗ gần đấy để an táng cho các vị này. Song có một vấn đề là hầu như tất cả các mộ thuyền ở đây đều bằng gỗ đinh thối. Vậy nhưng khi chúng tôi tiến hành khảo sát th́ hầu như không thấy một dấu hiệu nào thể hiện nơi đây có một gốc đinh thối nào cũng như những dấu tích thể hiện loài cây này đă từng hiện diện tại đây!?
Giả thuyết thứ hai là người Xá đă dùng thuyền chở gỗ đinh thối từ các khu vực khác, tập kết tại khu bến phà Vạn Yên (nay thuộc xă Tân Phong, Phù Yên, Sơn La) rồi lại chuyển tiếp tới bến đ̣ Lồi. Từ đó sẽ được chuyển tới các động hang ma. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán chứ chưa thể khẳng định.
Sau chuyến đi này, chúng tôi phần nào cũng đă t́m ra lời giải cho bản thân về những bí ẩn của những cỗ quan tài trong cổ mộ ở các vách núi đá cheo leo. Để có được câu trả lời căn cẽ, chính xác chắc chắn sẽ phải chờ những nhà sử học, nhà nghiên cứu vào cuộc.
Theo Infonet
Rợn người những mảnh xương trong cổ mộ ở hang Nà Lồi
Sau khi đă tận mắt chứng kiến hang ma ở bản Pưa Lai, chúng tôi theo anh Đinh Văn Đức trở xuống bản và đi vào nhà ông trưởng bản Đinh Văn Thiện. Khi hỏi về những câu chuyện rùng rợn về hang cổ mộ, ông Thiện cho hay: “Những chuyện như nhiều người chết, rồi bị bệnh hay bị phát điên v́ có ư xâm phạm vào các quan tài trên hang ma tôi cũng đă từng nghe kể nhiều. Tuy nhiên, chứng kiến cụ thể th́ chưa bao giờ, có điều cũng không biết là thật hay giả nhưng hầu hết người dân biết về hang ma ở bản này hiện giờ đều không dám có ư phá phách hay nghịch ngợm ǵ ở đó, họ đều kiêng kị để tránh điều không may”.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgcongdongviet/20120209/dsc0629.jpg
Những cỗ quan tài ở hang Nà Lồi c̣n khá nguyên vẹn.
Ông Thiện cũng cho biết, xưa đă từng nghe các cụ cao niên ở đây kể về truyền thuyết hang ma ở trên núi. Chuyện kể rằng những ngôi mộ táng trên các động kia đều là những mộ chứa xương của một bộ tộc ăn thịt người. Xương trong động là xương những người đă bị ăn thịt hoặc có thể là xương của những người có chức sắc trong bộ tộc sau khi chết đă được an táng bằng cách treo lên các vách núi để không ai có thể xâm phạm.
Cũng có một truyền thuyết khác đó là cách đây hàng trăm năm, người Xá và người Thái cùng ở trên mảnh đất Mộc Châu. Do có sự tranh chấp về đất đai họ chọn cách bắn tên để giải quyết. Nếu mũi tên của bên nào bắn cắm vào vách đá nghĩa là thần núi, thần đất thuận cho ở, c̣n bên nào thua phải đi khỏi mảnh đất này.
Họ đă đứng ở núi Cắm tên, xă Mường Sang bây giờ bắn tên về Suối Bàng. Người Xá dùng tên có bịt đồng ở đầu mũi tên nên bắn vào vách đá th́ bị nảy ra, c̣n người Thái lấy sáp ong dính vào đầu mũi tên nên khi bắn vào vách đá, mũi tên đă dính lại. Từ đó, người Thái được ở lại trên mảnh đất này, c̣n người Xá phải ra đi. Khi chết, người Xá thậm chí không dám chôn cất người chết trên đất của người Thái đành đưa vào những thân gỗ to, khoét bỏ ruột để đưa người chết vào trong rồi giấu trên các vách đá cheo leo.
Theo chân anh Đinh Văn Đức, chúng tôi lên hang Nà Lồi, nơi có vô số những cổ mộ được táng trên các vách núi mà người dân c̣n gọi là những cỗ “quan tài bay”.
Hang ma Nà Lồi chứa những cỗ quan tài kỳ lạ nằm trên một ngọn núi cao dựng đứng mà mới chỉ nh́n thôi tôi và anh bạn đă lắc đầu lè lưỡi v́ biết đây sẽ là một hành tŕnh cực ḱ gian nan và chẳng kém phần nguy hiểm, không cẩn thận rất dễ trượt chân lăn xuống vực chứ chẳng chơi.
Anh Đức vẫn là người đi đầu, chúng tôi bước theo những bước chân của anh, tay phải bám vào những cây mọc trên sườn núi để làm điểm tựa lấy đà kéo thần người lên. Nhiều đoạn dốc quá chúng tôi phải lấy tay kéo nhau mới vượt qua nổi.
Những quan tài ở hang Nà Lồi c̣n khá nguyên vẹn, tuy nhiên các quan tài ở hang này lại treo toàn trên những vách núi cao, không thể trèo lên được. Cũng may, có 3 chiếc ở gần, chỉ cần bám lên vệ đă có thể nh́n thấy được. Muốn được tỏ tường xem bên trong quan tài có thật sự c̣n xương của người chết hay không, chúng tôi liền làm lễ rồi ḥ nhau bật nắp chiếc quan tài vẫn c̣n nguyên vẹn.
http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgcongdongviet/20120209/dsc0613.jpg
Một chiếc quan tài có h́nh thù bên ngoài kỳ lạ.
Cũng giống như quan tài ở Pưa lai, tất thảy những quan tài ở đây đều được làm từ gỗ đinh thối. Quan tài được trang trí những hoa văn họa tiết rất cầu kỳ và hai đầu đều được đục h́nh đuôi én. Trong ḷng quan tài, phần đặt đầu người chết được khoét h́nh ḷng bát. Trong quan tài là vô số những mảnh xương người mà rơ ràng nhất là chiếc hộp sọ vẫn c̣n nguyên vẹn. Ngoài ra c̣n có những mảnh sành vỡ, dường như khi chôn người này người ta đă chôn theo một số đồ vật…
Lời giải về bí ẩn của cổ mộ trên vách núi
Theo tài liệu pḥng Pḥng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu cung cấp th́ những quan tài cổ có thể của một tộc người nguồn gốc Môn- Khmer (Người Xá, người Khơ mú, Xinh mun) chứ không thể của người Thái hoặc người Mường, bởi nếu là tổ tiên, họ đă phải thờ cúng. Thứ hai, những quan tài có tuổi ước vào khoảng 400-500 năm trước, nh́n vào quá tŕnh phong hóa trên quan tài có thể phán đoán có những cái mới chỉ khoảng 200 năm tuổi. Thứ ba, dựa vào phần xương c̣n lại trong các quan tài có thể khẳng định những người này có thể h́nh lớn, cao to hơn người ngày nay rất nhiều.
C̣n theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam, một người từng dành nhiều thời gian nghiên cứu về các táng thức của loài người th́ những cỗ quan tài trên vách núi đươc dùng theo h́nh thức “Huyền táng” hay c̣n gọi là táng treo chính là h́nh thức táng được dùng trong các hang ma. Táng thức này sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ phát hiện ở Thanh Hóa và Mộc Châu. Đặc biệt, theo tiến sĩ Nguyễn Lân Cường th́ dựa theo những ǵ c̣n sót lại có thể dự đoán những quan tài này mới chỉ xuất hiện cách đây vài trăm năm bởi xương ở đây c̣n rất xốp, nếu để lâu nó đă cứng lại. Tuy nhiên, việc lư giải được làm sao người xưa có thể đưa các quan tài này lên vách núi th́ vẫn là một bí mật.
Cũng đă có nhiều giả thuyết được đưa ra như là những người được an táng dạng này thường là những quan lang hoặc những người có chức sắc trong bộ lạc người Xá thời ấy. Khi chết, họ sẽ được khiêng, rước lên các động đá. Và các dân phu cũng sẽ dùng cưa, ŕu để hạ những cây gỗ gần đấy để an táng cho các vị này. Song có một vấn đề là hầu như tất cả các mộ thuyền ở đây đều bằng gỗ đinh thối. Vậy nhưng khi chúng tôi tiến hành khảo sát th́ hầu như không thấy một dấu hiệu nào thể hiện nơi đây có một gốc đinh thối nào cũng như những dấu tích thể hiện loài cây này đă từng hiện diện tại đây!?
Giả thuyết thứ hai là người Xá đă dùng thuyền chở gỗ đinh thối từ các khu vực khác, tập kết tại khu bến phà Vạn Yên (nay thuộc xă Tân Phong, Phù Yên, Sơn La) rồi lại chuyển tiếp tới bến đ̣ Lồi. Từ đó sẽ được chuyển tới các động hang ma. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán chứ chưa thể khẳng định.
Sau chuyến đi này, chúng tôi phần nào cũng đă t́m ra lời giải cho bản thân về những bí ẩn của những cỗ quan tài trong cổ mộ ở các vách núi đá cheo leo. Để có được câu trả lời căn cẽ, chính xác chắc chắn sẽ phải chờ những nhà sử học, nhà nghiên cứu vào cuộc.
Theo Infonet